
Kiên Giang: Phát huy lợi thế kinh tế biển và du lịch
![]() |
![]() |
![]() |
Tàu cá trên vùng biển thành phố Hà Tiên. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN |
Hiện nay, kinh tế biển Kiên Giang phát triển khá toàn diện, chiếm gần 80% GRDP của tỉnh, với các tiềm năng, lợi thế về biển đảo khai thác hiệu quả giúp cho quy mô nền kinh tế tỉnh này đứng thứ 2/13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho biết, kinh tế biển có bước phát triển khá toàn diện, gắn phát triển kinh tế biển với bảo vệ Tổ quốc. Một số lĩnh vực tập trung khai thác có hiệu quả kinh tế cao, gồm: Khai thác hải sản xa bờ sản lượng 500.000 - 600.000 tấn/năm, nuôi trồng thủy sản vùng ven biển đa dạng, đạt hơn 217.000 tấn/năm; trong đó tôm nuôi 80.000 tấn/năm trở lên...
Tiếp đến, du lịch biển, hải đảo đã và đang trở thành động lực chính cho tăng trưởng ngành du lịch của tỉnh với “đảo ngọc Phú Quốc”, quần đảo Nam Du (Kiên Hải), Bà Lụa (Kiên Lương), Hải Tặc (Hà Tiên)... góp phần đưa du lịch Kiên Giang trở thành ngành kinh tế của tỉnh. Ngoài ra, Kiên Giang còn nhiều những lĩnh vực, ngành nghề kinh tế biển khác đang được quy hoạch, đầu tư khai thác, phát triển.
Theo đó, tỉnh Kiên Giang hoàn thành, phê duyệt và triển khai thực hiện nhiều quy hoạch, chương trình, đề án, dự án khai thác tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển. Cụ thể là quy hoạch, phát triển đô thị ven biển, quản lý tài nguyên, môi trường ven biển, hải đảo; các ngành nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản…
Phát biểu chỉ đạo Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2020-2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhận định: Kiên Giang là vùng đất văn hóa và du lịch nổi tiếng bậc nhất ở ĐBSCL. Được ca ngợi qua "Hà Tiên thập vịnh", có VQG U Minh Thượng - khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu căn cứ địa cách mạng với quần thể di tích căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng. Tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển tất cả các ngành kinh tế, thuận lợi trong việc mở rộng liên kết, giao lưu kinh tế, đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với cả nước và quốc tế.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Kiên Giang đã thực hiện có trọng tâm, trọng điểm 3 đột phá chiến lược. Các tiềm năng lợi thế như nuôi trồng, đánh bắt thủy sản xa bờ, vận tải biển, du lịch biển được khai thác, phát huy tốt hơn, góp phần cùng cả nước thực hiện hiệu quả mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.
Ông Mai Văn Huỳnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết, Kiên Giang tập trung phát triển kinh tế biển trở thành thế mạnh của tỉnh. Theo đó, tỉnh tập trung đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, chuyển mạnh nuôi trồng thủy sản theo phương thức công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường biển, ứng dụng công nghệ nuôi biển hiện đại ở vùng khơi.
Tỉnh xây dựng các đội tàu mạnh, khai thác xa bờ; tăng cường bảo vệ, tái sinh, phục hồi nguồn lợi thủy sản gần bờ, đi đôi với thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho ngư dân.
Kiên Giang tập trung phát triển du lịch và dịch vụ biển; trong đó, đầu tư hạ tầng cho du lịch, nhất là các vùng du lịch trọng điểm, du lịch biển đảo, ven biển như: Phú Quốc, Kiên Hải, Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, Rạch Giá; xây dựng phát triển Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế. Đồng thời, chú trọng phát triển công nghiệp năng lượng, thúc đẩy đầu tư khai thác điện gió, điện khí, điện mặt trời và năng lượng tái tạo khác.
Ở lĩnh vực phát triển kinh tế hàng hải, tỉnh đầu tư phát triển các cảng trọng điểm tại Phú Quốc, Kiên Lương, Hà Tiên, Kiên Hải. Bên cạnh đó, phát triển đội tàu vận tải biển, đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng vận tải quốc gia, phát triển thêm các tuyến vận tải hành khách ven biển, hải đảo phục vụ hoạt động du lịch, nghiên cứu phát triển tuyến vận tải ven biển Việt Nam - Campuchia - Thái Lan.
Bên cạnh đó, ngoài việc phát triển bền vững kinh tế biển gắn với phát triển du lịch thì Kiên Giang cũng có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho ngư dân khai thác thủy sản. Đồng thời kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, khai thác thủy sản tận diệt ven bờ.
![]() Ngày 24/9, BTL Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với huyện ủy, UBND và các ban ngành đoàn thể huyện An Minh, tỉnh Kiên ... |
![]() Tỉnh Kiên Giang hiện có 13% số hộ dân là đồng bào dân tộc Khmer (khoảng 16 nghìn hộ). Cuộc sống của đồng bào Khmer ... |
![]() Nhằm tăng cường các hoạt động của phụ nữ Cảnh sát biển trong phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, tiếp tục phát huy ... |
Tin bài liên quan

Thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang có tân Bí thư

Lãnh đạo tỉnh Kep (Campuchia) chúc Tết Nguyên đán tỉnh Kiên Giang

Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Kiên Giang khởi công xây cầu nông thôn Rạch Tà Kiết
Các tin bài khác

Vùng 3 Hải quân: thông tin tình hình biển đảo đến nhân dân Bình Định

Cán bộ, chiến sĩ Hải quân chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành dịp 30/4

Vùng 4 Hải quân: Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng”

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân Quảng Nam bị viêm phổi
Đọc nhiều

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam

Hậu phương quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Quyết định hoãn áp thuế là “nghệ thuật đàm phán” của ông Trump?

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
