Khảo sát PCI 2022: Doanh nghiệp càng nhỏ càng khó tiếp cận tín dụng
Đà Nẵng mong muốn doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào y tế, công nghệ cao, cảng biển Y tế chất lượng cao, chăm sóc sức khỏe, công nghệ cao, công nghệ thông tin, thương mại, cảng biển, du lịch là những lĩnh vực Đà Nẵng mong muốn mời gọi các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư, kinh doanh, hợp tác. Đây là thông tin được Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Quảng, cho biết tại hội thảo xúc tiến đầu tư, du lịch vào Đà Nẵng diễn ra vào ngày 30/3 tại thành phố Osaka, Nhật Bản. |
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc: Sẽ tiếp tục hỗ trợ hiệu quả để doanh nghiệp vượt khó Bộ Tài chính còn những không gian nào để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, qua đó đưa nền kinh tế vượt qua những khó khăn đang được đánh giá là chưa từng có hiện nay? Tạp chí Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Hồ Đức Phớc về những sức ép mà ông phải đối diện, cũng như những dự định được thiết kế để trả lời cho câu hỏi trên. |
Lễ công bố Báo cáo thường niên chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2022 |
Trong Báo cáo thường niên chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ngoài việc công bố danh sách các địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất, báo cáo còn nhận diện các khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.
Theo kết quả PCI 2022, trong năm 2022, tiếp cận tín dụng đã trở thành mối lo lớn nhất với khoảng 55,6% doanh nghiệp, tăng liên tục từ con số 34,8% của năm 2019, 40,7% của năm 2020 và 46,9% của năm 2021.
Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng có xu hướng giảm dần
Kết quả khảo sát PCI 2022 cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây.
Cụ thể, tại thời điểm năm 2017, tỷ lệ doanh nghiệp có khoản vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng là 49,4%.
Đến các năm 2018 và 2019, tỷ lệ doanh nghiệp có tiếp cận tín dụng lần lượt là 45% và 43%.
Năm 2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện, vẫn có 42,9% doanh nghiệp đang có khoản vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 35,4% trong năm 2021. Đến năm 2022, chỉ còn là 17,8%.
Tiếp cận tín dụng là khó khăn chung của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, song các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ và nhỏ đang là nhóm khó tiếp cận hơn cả trong năm 2022 với nhóm các doanh nghiệp có quy mô vốn từ 3 tỷ đồng trở xuống, tỷ lệ doanh nghiệp đang tiếp cận tín dụng chỉ là 11,3%, thấp hơn đáng kể so với các nhóm còn lại.
Ngược lại, với nhóm có quy mô vốn từ trên 3 tỷ đến 10 tỷ đồng, tỷ lệ này là 20,5%. Tỷ lệ doanh nghiệp đang có khoản vay ngân hàng ở nhóm doanh nghiệp quy mô vốn 10-20 tỷ đồng là 28,3%. Ở các nhóm còn lại, tỷ lệ doanh nghiệp đang tiếp cận vốn cũng chỉ xung quanh mức 25-35%.
Trở ngại lớn nhất vẫn là không có tài sản thế chấp
Khảo sát PCI 2022 cho thấy, trở ngại lớn nhất là việc doanh nghiệp không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp (79,4%). Đáng lưu ý là một loạt các khó khăn tiếp cận tín dụng khác có dấu hiệu gia tăng đáng kể trong năm 2022.
Cụ thể là “các ngân hàng, tổ chức tín dụng áp đặt điều kiện tín dụng bất lợi cho doanh nghiệp tư nhân” (58,7%, tăng mạnh từ con số 41,8% của năm 2021); “thủ tục vay vốn phiền hà” (58,6% so với 46,2% năm 2021); tình trạng “doanh nghiệp phải ‘bồi dưỡng’ cho cán bộ tín dụng để vay vốn” (55,8% trong khi năm 2021 là 37,3%), và “cán bộ tín dụng cố tình bắt lỗi, kéo dài thời gian xử lý hồ sơ của doanh nghiệp” (49,8% trong khi năm 2021 là 27,4%).
Đáng chú ý, dù đánh giá cao gói hỗ trợ lãi suất 2% triển khai qua hệ thống ngân hàng thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch COVID-19. Tuy vậy, khó đáp ứng điều kiện cho vay là rào cản chính khiến việc giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% chưa như kỳ vọng.
Khảo sát PCI 2022 đã xác nhận trở ngại này, khi có tới 74,8% doanh nghiệp cho biết điều kiện cho vay khó khăn là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục tiếp cận khoản vay theo gói hỗ trợ lãi suất 2%.
Bên cạnh đó, cũng có 12,3% doanh nghiệp phản ánh về sự thiếu minh bạch trong quy trình thủ tục, 5,6% doanh nghiệp cho biết thời hạn cho vay ngắn và 7,5% doanh nghiệp gặp những khó khăn khác trong quá trình thực hiện thủ tục tiếp cận khoản vay theo gói hỗ trợ lãi suất 2%.
Thiếu vốn, doanh nghiệp vẫn phải vay “tín dụng đen”
PCI 2022 cũng nêu rõ, trường hợp không thể vay vốn được từ các ngân hàng, các doanh nghiệp vẫn phải xoay sở từ các nguồn khác để có vốn kinh doanh.
Năm 2022, 75,5% doanh nghiệp vay mượn từ người thân, bạn bè, tăng đáng kể so với con số 51% từng ghi nhận trong năm 2021. Có 24,3% doanh nghiệp tìm tới các nguồn khác như huy động từ cổ đông, vay từ doanh nghiệp khác hoặc cầm cố, bán tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ tổ chức tín dụng khác (như công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân) là 21%. Khoảng 10,9% doanh nghiệp vay cán bộ ngân hàng, tổ chức tín dụng không qua thủ tục chính thức trong năm 2022.
Đáng lo ngại hơn cả, có tới 12,5% doanh nghiệp đã phải xoay sang vay “tín dụng đen” (tăng mạnh so với con số 4% của năm 2021). Đương nhiên, lãi suất khoản vay “tín dụng đen” là rất cao.
Khảo sát PCI ghi nhận lãi suất trung bình các khoản tín dụng đen là khoảng 46,5%/năm, cao gấp khoảng 5,5 lần so với lãi suất trung bình năm của các khoản vay từ ngân hàng.