Khám phá Đại Lý - quê hương của chàng thư sinh Đoàn Dự trong “Thiên Long bát bộ”
Xây dựng chuỗi cung ứng nông, thủy sản Việt Nam - Vân Nam (Trung Quốc) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm Trưởng đoàn ngày 31/5 đã tham dự Diễn đàn kết nối giao thương nông lâm thủy sản Việt Nam – Trung Quốc qua tỉnh Vân Nam. |
Mở rộng hợp tác giữa Trung Quốc và Tiền Giang trên lĩnh vực nông nghiệp Nông nghiệp của tỉnh Tiền Giang phát triển mạnh, trái cây đa dạng và phong phú là cơ sở để xúc tiến mở rộng hợp tác giữa Trung Quốc và Tiền Giang trên lĩnh vực nông nghiệp. Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại TP. Hồ Chí Minh Ngụy Hoa Tường cho biết như vậy tại buổi chào xã giao Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thành Diệu ngày 7/6. |
Thành cổ “trơ gan cùng tuế nguyệt”
Đây được coi là điểm dừng chân chủ yếu của du khách khi đến với Đại Lý. Thành cổ nằm ở trung tâm của thành phố Đại Lý, được khởi dựng vào những năm đầu tiên của vương triều Đại Lý dưới thời vua Đoàn Tư Bình (937). Khi Đại Lý bị quân Mông Cổ chiếm đóng, thành cổ được trùng tu, tôn tạo.
Sang đến triều đại Minh - Thanh trị vì, nơi này trở thành đế đô của phủ Vân Nam. Thành cổ Đại Lý có tường thành cao 7,6 m, rộng 6 m, chu vi 8km được thiết kế 4 cửa chính với vật liệu chủ yếu là đá. Đặc biệt, thành Đại Lý tọa lạc ở vị thế vô cùng phong thủy: Lưng tựa núi Thương Sơn, mặt hướng ra hồ Nhĩ Hải và kế bên đó là Tam tháp trong Sùng Thánh cổ tự là một công trình kiến trúc cổ rất đặc sắc có từ thời nhà Đường.
Ngày nay, thành cổ Đại Lý khá bình yên, nhỏ nhắn, không có xe cộ nên du khách có thể thoải mái dạo bộ tham quan, đặc biệt vào buổi sáng sớm. Các điểm tham quan chính của khu vực này là trục đường nối Nam Môn và Bắc Môn với bức tường dày và khu vực lầu Ngũ Hoa ở giữa; tiếp đến là cổng Thương Sơn, cổng Nhĩ Hải. Khu phố Tây và nhà truyền thống của người Bạch cũng được nhiều du khách lựa chọn.
Bên những góc phố đơn sơ lát đá cổ kính, những bức tường đá rêu phong nghìn năm tuổi, thời gian như trôi chậm lại, để ta có thể thong dong tự tại suy ngẫm về cuộc sống, về nhân gian. Hiện nay, để bảo tồn, Chính phủ Trung Quốc không cho xây dựng các công trình hiện đại trong khu thành cổ.
Người Bạch ở Đại Lý ưa màu trắng và nhà trắng. Nhà nào cũng sơn tường trắng và vẽ lên đó những công những phượng, xuân hạ thu đông, chim bay cá lượn. Thi thoảng lại điểm xuyết nghệ thuật “nhất thi nhất họa” rất thơ mộng và nền nã.
Còn gì thú vị hơn khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp từng thắng cảnh ở quê hương của chàng Đoàn Dự đa tình, dạo bước ở những ngôi chùa cổ, ngắm nhìn vườn cây xanh mướt, khám phá lịch sử địa phương và tuyệt vời hơn là được tự tay chọn lựa, mua về các món đồ lưu niệm đẹp mắt để làm quà cho người thân và bạn bè như khăn quàng, ngọc bích, bánh kẹo và đặc biệt là trà Phổ Nhĩ - đặc sản Vân Nam.
“Đi đến nơi có gió”
Nếu bạn là fan hâm mộ của Lưu Diệc Phi và Lý Hiện thì chắc chắn sẽ không thể nào bỏ qua bộ phim nổi đình đám tại Trung Quốc và Việt Nam thời gian qua: “Đi đến nơi có gió”. Đây là bộ phim lấy bối cảnh chủ yếu Đại Lý và đã “chữa lành” biết bao tâm hồn của khán giả nhờ những cảnh quay đẹp tuyệt vời.
Hồ Nhĩ Hải, tên gọi bắt nguồn từ hình dạng giống như một cái tai của hồ. Hồ nằm trên độ cao 1.972 m, dài 40 km, diện tích khoảng 250 km², là hồ lớn thứ hai tại tỉnh Vân Nam.
Ghé thăm hồ Nhĩ Hải thích nhất là bầu không khí trong lành, thoáng đãng. Cây cối lúc nào cũng xanh mướt, liễu rủ rất thơ mộng. Ô tô chở khách không được vào nên du khách phải đi bộ hoặc bằng xe jeep. Đường ven hồ được quy hoạch rất quy củ, bài bản.
Hồ Nhĩ Hải là bối cảnh khá nhiều phân đoạn. Trong đó, có một cảnh tỏ tình đến quắn quéo của nam chính dành cho nữ chính trước khi chia tay: “Tôi muốn tặng em một đoạn hồi ức. Ở bên bờ biển, một nơi có gió thổi qua, dưới sự chứng kiến của ráng chiều và hoàng hôn, có một người thật lòng thích em”.
Ấp Phượng Dương - nơi nổi tiếng với Trà Mã cổ đạo (từng là một nhánh của con đường Tơ lụa), lúc nào cũng đông du khách bởi đây chính là nơi nữ diễn viên chính từng sống khi tới Đại Lý.
Từng viên gạch, mái ngói, đường đi, bãi cỏ... của ấp đều không thay đổi so với bối cảnh của phim. Nhờ thế, khán giả yêu thích bộ phim có thể học nhuộm vải, làm gốm, làm bánh hoa hồng và trải nghiệm cuộc sống nông thôn thực thụ.
Bên trong những ngôi nhà cổ, tranh ảnh, tượng gỗ hoặc tượng cẩm thạch và nhiều loại vải màu truyền thống được trang trí khiến những ngôi nhà không chỉ mang vẻ cổ kính mà còn đầy sức sống. Được ở homestay trong ngôi nhà truyền thống và xinh đẹp thế này thì đúng là trải nghiệm tuyệt vời.
Mỗi ngày, hàng trăm du khách tìm đến ấp Phượng Dương với mong muốn có khoảnh khắc giống Hứa Hồng Đậu hay Tạ Chi Dao khiến khu vực này đang dần trở thành điểm nhấn không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch Đại Lý./.