Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
06:26 | 18/09/2022 GMT+7

Khai mạc diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022

aa
Sáng 18/9, Diễn đàn kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 có chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững” sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình.
Chủ tịch Quốc hội kiểm tra công tác chuẩn bị Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam Chủ tịch Quốc hội kiểm tra công tác chuẩn bị Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam
Sáng 17/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững” tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Thanh Hóa: Khai hội Lam Kinh 2022 và kỷ niệm 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn Thanh Hóa: Khai hội Lam Kinh 2022 và kỷ niệm 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn
Ngày 17/9 (tức ngày 22/8 âm lịch) tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022 kỷ niệm 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Chú thích ảnh
Sáng 17/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội để kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022. Ảnh: TTXVN.

Tham dự Diễn đàn này sẽ có đại biểu cấp cao là các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng, cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng với khoảng 400 đại biểu tham dự trực tiếp và một số chuyên gia, nhà khoa học ở nước ngoài tham dự theo hình thức trực tuyến.

Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 bao gồm một phiên toàn thể và hai phiên hội thảo chuyên đề.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, trên cơ sở thành công của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức vào tháng 12/2021, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam tiếp tục phối hợp tổ chức Diễn đàn với tên gọi mới là diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022.

Trước đó, diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 đã tập hợp, bổ sung các luận cứ khoa học, thực tiễn giúp Chính phủ, Quốc hội đưa ra các quyết sách quan trọng nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tập trung trong 2 năm 2022 và 2023. Cho đến nay, các chính sách đã từng bước đi vào cuộc sống, vừa có tác động trước mắt, vừa có tác động lâu dài và nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của dư luận trong nước cũng như quốc tế.

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tạo tiền đề để “bứt phá” thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Tuy nhiên, theo dự báo của các tổ chức trong nước và quốc tế, giai đoạn sắp tới, kinh tế - xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nền kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro về ổn định vĩ mô, các cân đối lớn, nhất là về điện, xăng dầu; áp lực lạm phát tăng cao cộng hưởng với sự gia tăng giá cả nhập khẩu đầu vào, chi phí vận tải, logistics, nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Trung Quốc, ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine…, qua đó, tác động đến đời sống người dân, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp; làm giảm sức chống chịu và phục hồi của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chính sách hỗ trợ đã ban hành.

Cũng theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, để đạt các mục tiêu, nhiệm vụ theo các nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết khác của Quốc hội, tiếp nối thành công của Diễn đàn năm 2021, Diễn đàn năm 2022 được tổ chức sẽ bổ sung thêm luận cứ khoa học, thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tham vấn các chuyên gia trong và ngoài nước, cùng với bám sát diễn biến, tình hình. Từ đó có phân tích, dự báo, kịp thời đề xuất các giải pháp chính sách giảm thiểu tác động tiêu cực, nắm bắt các cơ hội, thời cơ, đặc biệt là đối với chính sách tài khóa, tiền tệ, chính sách an sinh-xã hội... Đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững.

"Các ý kiến phát biểu thẳng thắn, khách quan, đa chiều và có cơ sở tại Diễn đàn sẽ là nguồn tư liệu quý để các cơ quan của Đảng, Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu, tham khảo để tham mưu ban hành các chính sách quan trọng trong thời gian tới", Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nói.

Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 sẽ tập trung trao đổi, thảo luận về các nội dung, đó là làm rõ bối cảnh quốc tế; xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế; các căng thẳng, xung đột, xu hướng dịch chuyển địa - kinh tế và thách thức mới đối với phục hồi và phát triển kinh tế bền vững…

Đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022 và dự báo cả năm 2022. Trao đổi, tham vấn ý kiến về các vấn đề nóng của kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế; các vấn đề về thể chế phát triển trong bối cảnh mới; nhận diện rủi ro lạm phát, rủi ro tài chính, tài khóa, tiền tệ; các vấn đề về khoa học công nghệ, giáo dục, lao động, y tế, an sinh xã hội và các chính sách, giải pháp ứng phó.

Rà soát, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian qua, đặc biệt là Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 32/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam (các FTA: CPTPP, EVFTA; RCEP; SDGs; COP26…).

Đưa ra các đề xuất, kiến nghị và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với thách thức, vấn đề mới phát sinh; làm rõ các ưu tiên vào một số trọng tâm trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phiên khai mạc của Diễn đàn sẽ được tường thuật trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Ngoài ra, các Phiên thảo luận tại Diễn đàn cũng được Truyền hình Quốc hội Việt Nam livestream trên các nền tảng số.

Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 do 4 cơ quan đồng chủ trì gồm: Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM lần thứ 16 Khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM lần thứ 16
Khai mạc Tuần văn hóa Việt Nam năm 2022 tại Hungary Khai mạc Tuần văn hóa Việt Nam năm 2022 tại Hungary
Theo V.Tôn/Báo Tin tức
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia thăm Việt Nam

Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia thăm Việt Nam

Ngày 19/8, Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia đã cập Cảng Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh) bắt đầu chuyến thăm Việt Nam.
“Gần một phần tư dân số thế giới đang sống chung với cô đơn"

“Gần một phần tư dân số thế giới đang sống chung với cô đơn"

Người dân của các quốc gia và vùng lãnh thổ ít phải sống chung với cô đơn nhất là Việt Nam, Estonia, Kosovo, Kazakhstan, Iceland, Ba Lan, Slovenia và Đài Loan (Trung Quốc).
Người Việt đầu tiên chinh phục ngọn núi khó leo nhất thế giới tại Pakistan

Người Việt đầu tiên chinh phục ngọn núi khó leo nhất thế giới tại Pakistan

Bác sĩ Ngô Hải Sơn là nhà leo núi có quốc tịch Việt Nam đầu tiên đã leo thành công lên đỉnh K2 của Pakistan. K2 là đỉnh núi cao thứ 2 thế giới và được đánh giá là khó leo hơn đỉnh cao nhất Everest nhiều lần.

Các tin bài khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có cuộc gặp với nhân sĩ hữu nghị Trung - Việt

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có cuộc gặp với nhân sĩ hữu nghị Trung - Việt

Đây là chia sẻ của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hùng Ba về chuyến thăm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 18-20/8.
Mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chia sẻ với báo chí về kỳ vọng của chuyến thăm.
Đề nghị Nhật Bản thúc đẩy mở các khoa giảng dạy tiếng Việt và nghiên cứu về Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản thúc đẩy mở các khoa giảng dạy tiếng Việt và nghiên cứu về Việt Nam

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 7 – 10/8/2024.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phát huy cao nhất tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc"

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phát huy cao nhất tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc"

Chủ trì họp báo sau khi được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Tô Lâm khẳng định tận tâm, tận lực, tận hiến vì sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam vinh quang, vì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, nhân dân Việt Nam có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đọc nhiều

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Năm nay đánh dấu 25 năm, Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (Nghị định thư phân giới cắm mốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới; Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu).
Việt Nam - Hungary: tình bạn vững bền, hợp tác vươn xa

Việt Nam - Hungary: tình bạn vững bền, hợp tác vươn xa

Ngày 18/8 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Hungary đã tổ chức buổi Gặp gỡ hữu nghị nhân kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam và Hungary. Sự kiện này không chỉ là dịp để kỷ niệm tình hữu nghị lâu đời giữa hai quốc gia, mà còn mở ra cơ hội để thắt chặt quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, văn hóa...
Phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sâu sắc, toàn diện và thực chất hơn

Phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sâu sắc, toàn diện và thực chất hơn

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, từ ngày 18 đến 20/8, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân.
Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Hungary: hành trình qua nhiều thế hệ

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Hungary: hành trình qua nhiều thế hệ

Các hội viên Hội hữu nghị Việt Nam - Hungary chia sẻ những kỷ niệm không thể quên về đất nước Hungary và đưa ra những đề xuất tâm huyết để duy trì quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia. Từ ẩm thực, văn hóa đến âm nhạc... những câu chuyện của họ đã góp phần vun đắp thêm tình hữu nghị giữa Việt Nam và Hungary qua nhiều thế hệ.
Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia thăm Việt Nam

Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia thăm Việt Nam

Ngày 19/8, Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia đã cập Cảng Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh) bắt đầu chuyến thăm Việt Nam.
Sự ủng hộ của quốc tế góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám

Sự ủng hộ của quốc tế góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần chủ động hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của phe Đồng minh và các lực lượng chống chủ nghĩa phát xít đã trở thành một mẫu mực về phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường kết hợp với tranh thủ sức mạnh quốc tế.
Cách mạng Tháng Tám trong mắt bạn bè quốc tế

Cách mạng Tháng Tám trong mắt bạn bè quốc tế

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam là mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, phản ánh cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm, đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ mới. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, các chuyên gia, nhà nghiên cứu ngày càng hiểu và khâm phục thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong tiến trình giải phóng dân tộc.
con dao top 4 diem den hoang so tuyet dep chua duoc danh gia dung tam
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
inforgraphics ha noi phan luong giao thong phuc vu le quoc tang
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
video xuc dong gio phut tien dua tong bi thu nguyen phu trong tren duong pho ha noi
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động