![[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/25/06/croped/thumbnail/infographics-ngay-quoc-te-phong-chong-tieng-on-2542025-bien-phap-giam-thieu-tac-dong-cua-tieng-on-20250425063412.jpg?250425063845)
Kế hoạch tăng trưởng GDP 5 năm tới đạt mức 6,5-7%/năm
Theo định hướng của Đảng, Quốc hội đến năm 2025, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; đồng thời, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, nâng cao rõ rệt về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Ngày 3/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chương trình cần đưa ra được các giải pháp cụ thể gắn với nguồn lực đi kèm, phù hợp với năng lực của nền kinh tế, khả năng cân đối ngân sách nhà nước. Cùng với đó, để phục hồi và phát triển kinh tế cũng cần xác định đối tượng ưu tiên hỗ trợ phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, các hoạt động kinh tế tạo động lực phục hồi và phát triển bền vững cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Chính phủ có giải pháp về y tế để chủ động “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch Covid-19”; đồng thời, chính sách phải tổng thể, tác động cả về phía cung để giảm chi phí sản xuất, phía cầu để tạo đầu ra sản phẩm và các khâu kết nối, lưu thông hàng hóa, logistics.
![]() |
Trong giai đoạn 2021-2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP bình quân đạt 6,5-7%/năm - Ảnh minh họa. |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, thời gian thực hiện Chương trình cần đủ dài để có thể xây dựng và triển khai các giải pháp tạo cơ sở phục hồi mạnh mẽ, vững chắc cho doanh nghiệp, nền kinh tế, góp phần phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân cả giai đoạn 2021-2025 là 6,5-7%/năm.
Trước mắt, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ cần từng bước thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, bền vững trên cơ sở khống chế vượt qua đại dịch. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, cần kiểm soát chặt chẽ dịch Covid-19, nâng cao năng lực của hệ thống y tế và xác định đó là giải pháp cấp bách ngay từ đầu năm 2022 để tạo nền tảng cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế bền vững; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, kiếm soát lạm phát; tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng hợp lý, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia.
Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương cần hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh; đồng thời, nâng cao năng lực hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp; phục hồi và phát triển ngành du lịch, kích cầu tiêu dùng nội địa; trong đó, phát triển du lịch theo hướng an toàn, thân thiện với môi trường, tăng cường xúc tiến thương mại.
Đặc biệt, Chính phủ cần hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên bằng các giải pháp hỗ trợ tín dụng, tài chính thông qua lãi suất, miễn giảm thuế, phí; phát triển chuỗi cung ứng bền vững nhất là trong ngành sản, nông nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp và thúc đẩy sáng tạo.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, thời gian qua chính sách hỗ trợ của Việt Nam tập trung giải quyết khó khăn ngắn hạn về tài chính của doanh nghiệp, người dân, chủ yếu tác động về phía cung của nền kinh tế. Các chính sách đang thiếu các giải pháp mang tính tổng thể, dài hạn, đồng bộ với nguồn lực đủ lớn để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế gắn với cải cách cơ cấu, cải thiện năng lực cạnh tranh, sức chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc trong tương lai.
![]() Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nếu từ nay đến cuối năm, giải ngân nguồn vốn đầu tư công gần 250.000 tỷ đồng sẽ đóng góp cho tăng trưởng GDP thêm 0,53 điểm phần trăm. |
![]() Trao đổi riêng với PV Tạp chí Thời Đại sau buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý 3 và 9 tháng năm 2021, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương vẫn bày sự lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý 4 và cả năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang dần được kiểm soát. |
![]() Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã hạ mức dự đoán tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam từ 6,7% xuống còn 3,8% trong năm nay. Dù vậy, ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn. |
Tin bài liên quan

Quân y Vùng 5 Hải quân đạt nhiều kết quả tích cực trong cứu nạn, cứu chữa người bệnh

Quảng bá, xúc tiến thương mại: địa phương linh hoạt cách thức tiếp cận thị trường

WHO cảnh báo về làn sóng Covid-19 mới
Các tin bài khác

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025

Cảnh giác trước chiêu trò mạo danh T&T Group trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

ĐHĐCĐ Sacombank: Không mua lại SBS, đã thu hồi hơn 25,6 nghìn tỷ nợ nhóm ông Trầm Bê

Doanh nghiệp Việt muốn "thâm nhập" thị trường Mỹ Latinh
Đọc nhiều

Hãng thông tấn Prensa Latina kể chuyện người lính Việt vượt 1.200km trở lại chiến trường xưa

Cuba - Kỷ niệm một thời, một đời in dấu

“Biến quá khứ thành cơ hội”: Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế

Phim tài liệu chưa từng công bố về Chiến thắng 30/4: Món quà đặc biệt Thụy Điển dành cho Việt Nam
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: hiện thực hóa những nhận thức chung cấp cao

Hải quân Vùng 5 lan tỏa văn hóa đọc, bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Quân chủng Hải quân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam
Multimedia

Thời tiết hôm nay (25/4): Bắc Bộ có mưa rào và giông

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online
