Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Đường về tính thiện
15:00 | 01/09/2020 GMT+7

JICA: "Việt Nam thành công nhờ yếu tố con người"

aa
Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1993, vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) đã góp phần xây dựng và phát triển một số ngành nghề, lĩnh vực trọng yếu của đất nước. Đây được coi là một nguồn ngoại lực quan trọng, giúp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội cũng như xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam.
Những tình nguyện viên JICA chung tay nối nhịp cầu hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Những tình nguyện viên JICA chung tay nối nhịp cầu hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Những tình nguyện viên Nhật Bản của tổ chức JICA như: Obikane Yasuo, Ito Mai, Shuto Mika và Nagase Ippei đã vượt qua những trở ngại về ngôn ngữ, văn ...

Teraoka Mami-nữ tình nguyện viên JICA (Nhật Bản) nặng lòng với miền Tây sông nước Teraoka Mami-nữ tình nguyện viên JICA (Nhật Bản) nặng lòng với miền Tây sông nước

Teraoka Mami là tình nguyện viên của tổ chức JICA, Nhật Bản. Trong quá trình công tác tại Việt Nam cô nhận thấy mình rất ...

Với tư cách là cơ quan triển khai các dự án ODA của Nhật Bản, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam là đơn vị đã trực tiếp thực hiện nhiều dự án hỗ trợ phát triển của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam.

Để hiểu rõ hơn về lĩnh vực này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với ông Shimizu Akira, Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam về những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua, cũng như mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản thông qua các dự án ODA.

Ông đánh giá như thế nào về những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam từ khi JICA chính thức nối lại hoạt động ODA tại Việt Nam?

Thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam là một câu chuyện đầy cảm hứng. Điều này được thể hiện qua các số liệu. Từ năm 1992 đến nay, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng gấp hơn 20 lần. Từ một nền kinh tế bị cấm vận, Việt Nam đã mở cửa và hiện có giá trị thương mại cao gấp hai lần GDP, trở thành một trong những nền kinh tế mở cửa nhất thế giới.

Trong quá trình này, hàng chục triệu người đã thoát nghèo và nỗ lực làm giàu cũng như nắm bắt những cơ hội tốt hơn trong cuộc sống. Tôi cho rằng những con số này nói lên rất nhiều điều về sức mạnh, sự năng động cũng như tiềm năng của đất nước các bạn. Các bạn đang sở hữu một lực lượng lao động trẻ và có kỹ năng, các doanh nghiệp năng động cùng môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện. Đây cũng là điều mà Chính phủ Việt Nam đã cố gắng đạt được trong suốt những năm qua.

Một điểm ấn tượng nữa, theo tôi, đó là Việt Nam đang làm rất tốt việc ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch COVID-19, trong lúc vẫn duy trì các hoạt động kinh tế và JICA rất tự hào được đóng góp một phần vào quá trình này.

Trong một cuốn sách được phát hành gần đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã xếp Việt Nam vào nhóm những nền kinh tế mới nổi thành công nhất, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Tôi đồng tình với đánh giá này. Như WB đã nhận định, một trong những yếu tố chính dẫn đến thành công của nền kinh tế Việt Nam là sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó, theo quan điểm của cá nhân tôi, sự thành công trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng chính là nhờ yếu tố con người. Người Việt Nam rất chăm chỉ và linh hoạt. Ngay cả cách nhìn nhận lịch sử của người Việt Nam cũng rất tích cực, một mặt tôn trọng lịch sử, một mặt các bạn sẵn sàng mở lòng tạo nên những trang sử mới để tích cực thiết lập quan hệ với các quốc gia khác. Đây cũng là một trong những yếu tố chủ chốt đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Trong thời gian qua, JICA đã và đang hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực nhằm hướng tới một quá trình chuyển đổi thuận lợi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, đồng thời cung cấp hỗ trợ kỹ thuật phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của Việt Nam.

Ví dụ, JICA đã hỗ trợ Việt Nam trong nhiều quá trình cải cách thể chế liên quan đến các chính sách khác nhau nhằm đáp ứng điều kiện vay trong khuôn khổ chương trình Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (PRSC) và tiếp đến là chương trình Tín dụng hỗ trợ Quản lý và Cạnh tranh Kinh tế (EMCC), cả hai đều là các khoản vay hợp vốn với WB.

Có thể nói, chúng tôi đánh giá cao những thành tựu nổi bật đến từ nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc thực hiện các khuôn khổ chính sách này.

1554 yen xa 200320
Công trường thi công Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (Hà Nội). Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN

Ông đã nói rằng JICA rất tự hào được đóng góp một phần vào quá trình phát triển của kinh tế Việt Nam. Xin ông hãy nói rõ hơn về vấn đề này? Ngoài ra, JICA đánh giá như thế nào về những đổi mới chính sách của Việt Nam liên quan đến việc tiếp cận và sử dụng vốn ODA trong những năm qua?

Chúng tôi đã và đang hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam trong các dự án và chương trình khác nhau nhằm mang lại mức sống cao hơn và nhiều cơ hội phát triển kinh tế hơn cho mọi người dân Việt Nam.

Các hoạt động của JICA tại Việt Nam đều hướng đến mục tiêu cải thiện nền tảng hạ tầng kinh tế-xã hội, trong đó có cả yếu tố cứng và mềm. Chúng tôi hợp tác với các cơ quan khác nhau của Việt Nam để nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường năng lực quản trị nhà nước, đồng thời cung cấp nền tảng dịch vụ công tốt hơn và cải thiện nguồn nhân lực...

Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp nguồn lực tài chính cho các dự án hạ tầng quan trọng khác nhau liên quan đến lĩnh vực giao thông, năng lượng, phát triển đô thị, nông nghiệp… Nhiều dự án ODA của Nhật Bản đã trở thành “chất xúc tác” để Chính phủ Việt Nam mời gọi đầu tư tư nhân. Hiện nay, Việt Nam nằm trong tốp 5 quốc gia được nhận vốn vay ODA của Nhật Bản nhiều nhất trên thế giới.

Thêm một điều nữa tôi muốn nhấn mạnh là JICA sẽ không thể thực hiện thành công tất cả các dự án và chương trình nếu không có sự hợp tác và tin tưởng của các cơ quan đối tác ở Việt Nam. Về vấn đề này, tôi tin rằng các chính sách của chính phủ về vốn vay ODA đã phát huy tác dụng trong việc tạo ra một môi trường thuận lợi và thông thoáng để thu hút và sử dụng dòng vốn này.

Tuy nhiên, tôi nghĩ Việt Nam còn có thể làm tốt hơn nữa. Ví dụ, các thủ tục hành chính có thể được tinh giản hơn nữa để tránh tình trạng chậm trễ hoàn thiện dự án, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa các quy định trong nước và thông lệ quốc tế trong những vấn đề như mua sắm, quản lý hợp đồng, thuế...

Những nỗ lực này không chỉ thúc đẩy việc sử dụng vốn ODA hiệu quả hơn mà còn đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế thị trường - điều sẽ giúp khu vực tư nhân được hưởng lợi, dẫn đến khả năng thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Ông có thể khái quát về những kết quả hoạt động của JICA tại Việt Nam trong thời gian qua và triển vọng hợp tác trong thời gian tới?

Nhật Bản là một trong những quốc gia tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Trong những năm gần đây, tỷ trọng vốn ODA Nhật Bản chiếm đến hơn 30% tổng nguồn vốn ODA mà Việt Nam đã tiếp nhận. Cụ thể, trong giai đoạn 5 năm, từ 2014 đến 2018, tổng số tiền giải ngân dưới dạng cho vay, hợp tác kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại từ Nhật Bản dành cho Việt Nam đã lên tới các con số lần lượt là 5.324 tỷ yen (50,1 tỷ USD), 40 tỷ yen (377 triệu USD) và 7,3 tỷ yen (68,9 triệu USD).

Chiến lược hỗ trợ phát triển của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam được triển khai theo 3 trụ cột. Đầu tiên là “Thúc đẩy Tăng trưởng Kinh tế và Tăng cường Năng lực Cạnh tranh Quốc tế”, nhằm hỗ trợ cải thiện hệ thống kinh tế thị trường. Một trong số rất nhiều dự án đang được triển khai hiệu quả theo Trụ cột này là “Dự án Xây dựng Đường sắt Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (Tuyến số 1)", đây là hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam.

Trụ cột thứ hai là “Tăng cường khả năng ứng phó”, nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề nổi lên do đô thị hóa nhanh chóng, thiên tai và biến đổi khí hậu, đồng thời phát triển các hệ thống trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội.

Trong khuôn khổ “Tăng cường quản trị” - trụ cột thứ 3, JICA tập trung đào tạo các quan chức chính phủ, hỗ trợ xây dựng các chương trình và văn bản đào tạo cho những chuyên gia làm việc trong lĩnh vực pháp lý (ví dụ như thẩm phán, công tố viên và luật sư), nhằm thúc đẩy Chính phủ điện tử và đẩy mạnh các chức năng hoạt động của Quốc hội Việt Nam.

Đến nay, JICA đã triển khai nhiều loại hình hỗ trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực y tế dưới hình thức Viện trợ không hoàn lại hay Hợp tác kỹ thuật cho Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế hay Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (NIHE), Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC)…

Ngoài ra, JICA cũng nhân rộng Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em (SKBMTE) trên toàn quốc.

Có lẽ cũng một phần nhờ vào hợp tác của JICA trong xây dựng phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3 tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương mà Việt Nam đã có thể phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm các ca nhiễm virus SARS-CoV-2, và có những hành động ứng phó kịp thời. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tạo ra những thay đổi đáng kể cho toàn xã hội, tôi cho rằng các dự án hợp tác trong lĩnh vực y tế ngày càng trở nên quan trọng.

Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Do đó, sau khi dịch bệnh COVID-19 kết thúc, việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng vẫn là nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngoài ra, các địa phương sẽ có sự phát triển không đồng đều. Trong bối cảnh này, tôi nghĩ rằng cần phải nỗ lực tăng cường phát triển địa phương để tiến tới không còn các khu vực kém phát triển. JICA sẽ tiếp tục thực hiện các dự án dài hơi trong việc tăng cường quản trị nhà nước.

Ngày nay, thế giới đẩy mạnh việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Một xã hội có “bền vững” hay không sẽ tác động đến việc đánh giá một quốc gia trong tương lai. Chẳng hạn, phát triển kinh tế-xã hội chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trong khi đó, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường chắc chắn sẽ phát sinh thêm chi phí.

Qua trao đổi với Chính phủ Việt Nam, tôi thấy rằng hiện nay Chính phủ quan tâm hơn đến phát triển địa phương và xây dựng một xã hội bền vững. Tôi thấy định hướng JICA đang tiếp cận rất gần với vấn đề mà Chính phủ Việt Nam quan tâm. Xét trên khía cạnh tính bền vững, mối quan hệ giữa hai quốc gia cũng giống như vậy. Từ quan điểm đó, JICA mong muốn người dân Việt Nam và Nhật Bản có cùng chung giá trị quan, cùng vun đắp và phát triển mối quan hệ bền vững thông qua hợp tác của JICA.

Ông có kiến nghị gì để quá trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và JICA trong thời gian tới được hiệu quả hơn?

Trước tiên tôi muốn đề cập đến tầm quan trọng của việc tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Ngoài các khoản vốn vay ODA nhằm hỗ trợ xây dựng hạ tầng, JICA cũng song hành với đối tác Việt Nam trong việc hỗ trợ xây dựng tổ chức, cơ chế vận hành, đào tạo cán bộ… để các đơn vị tiếp nhận viện trợ có thể vận hành cơ sở hạ tầng bền vững.

Ví dụ, trong Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (Tuyến số 1), JICA cũng đang hỗ trợ các hoạt động đào tạo nhân lực cho công ty vận hành đường sắt. Chi phí thực hiện lấy từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản.

Ngoài ra, JICA triển khai một số dự án đi đầu trong việc xây dựng cơ chế nhằm cải thiện hơn nữa đời sống của người dân Việt Nam. Ví dụ như Dự án hợp tác trong lĩnh vực pháp luật đã và đang được thực hiện hơn 20 năm, hay dự án phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai tiêu chuẩn an toàn BasicGAP nhằm đưa các nông sản chất lượng cao đến với đông đảo người tiêu dùng đồng thời giảm gánh nặng tài chính cho người nông dân.

Thứ hai, mặc dù Việt Nam đã giảm thiểu được những tác động do dịch bệnh COVID-19 gây ra, nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Theo tôi, các dự án phát triển hạ tầng, công trình công cộng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kích thích nền kinh tế. Trong bối cảnh các dự án ODA cũng nhằm mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng, công trình công cộng để thúc đẩy phát triển kinh tế, tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ tích cực tận dụng loại hình hỗ trợ này.

Có một điểm chúng tôi muốn lưu ý, đó là một số khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai dự án. Một vài dự án xây dựng công trình công cộng đã gặp khó khăn do chậm trễ trong thủ tục phê duyệt từ phía Việt Nam, trong khi một số hợp đồng xây dựng bị chậm thanh toán… Hiện Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực giải quyết một số vướng mắc của dự án ODA, và tôi mong rằng Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp này.

Hiện kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với đại dịch COVID-19 và Việt Nam cũng như Nhật Bản đều chịu những tác động không nhỏ của đại dịch này. Trong bối cảnh đó, JICA có hình thức hợp tác gì mới để thích ứng với “trạng thái bình thường mới” như hiện nay?

Như tôi đã nói ở trên, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lan rộng, thế giới đã trải qua những thay đổi nhất định về mặt xã hội. Trong bối cảnh đó, những chính sách của JICA đang đi cùng hướng với chính sách của Chính phủ Việt Nam nhằm thích ứng với trạng thái “bình thường mới” hiện nay.

Dựa trên sự hợp tác của ba trụ cột kể trên, JICA đang thực hiện các dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm trong lĩnh vực y tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường đầu tư công để kích thích khu vực kinh tế tư nhân.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng bắt đầu đánh giá kết quả của một số dự án đã và đang được thực hiện nhưng không chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, để chuẩn bị sao cho vẫn đạt được kết quả như vậy trong tình huống bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

JICA sẽ hỗ trợ Đại học Việt Nhật ở nhiều hạng mục JICA sẽ hỗ trợ Đại học Việt Nhật ở nhiều hạng mục

Tổ chức JICA sẽ hỗ trợ Đại học Việt Nhật (VNU) hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có khả năng dẫn dắt ...

JICA (Nhật Bản) tài trợ 14 triệu yên giúp Việt Nam ứng phó dịch bệnh JICA (Nhật Bản) tài trợ 14 triệu yên giúp Việt Nam ứng phó dịch bệnh

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ trao tặng lô hàng sinh phẩm viện trợ đầu tiên khoảng 14 triệu yên cho ...

Phương Nga
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Sinh viên Nhật Bản tặng xe lăn cho người khuyết tật Việt Nam

Sinh viên Nhật Bản tặng xe lăn cho người khuyết tật Việt Nam

Từ ngày 15-16/2, CLB Rotaract Đại học Chuo (Nhật Bản); Tổ chức giao lưu quốc tế Việt Nam Nhật Bản phối hợp với Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam tổ chức chương trình “Trao tặng xe lăn” cho trẻ em bại não tại Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội.
Nhật Bản hỗ trợ xây dựng khu bán trú, bếp và nhà ăn cho học sinh miền núi Sơn La

Nhật Bản hỗ trợ xây dựng khu bán trú, bếp và nhà ăn cho học sinh miền núi Sơn La

Ngày 14/2, khu bán trú, khu bếp và nhà ăn được xây dựng từ nguồn viện trợ không hoàn lại cấp cơ sở của Chính phủ Nhật Bản đã chính thức bàn giao cho Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Đá Đỏ (xã Đá Đỏ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La).
WVI hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) nâng cao chuỗi giá trị

WVI hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) nâng cao chuỗi giá trị

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 10/1/2025 phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ thực hiện dự án “Nâng cao chuỗi giá trị sản xuất nuôi ong bền vững để tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thường Xuân” do Tổ chức World Vision International (WVI) Hoa Kỳ - Văn phòng đại diện tại Việt Nam tài trợ.
Hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn năm 2025

Hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn năm 2025

Chương trình “Mùa xuân cho em” với chủ đề “Tô màu ước mơ em” đã tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025.

Đọc nhiều

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIV

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIV

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang chuẩn bị tốt các nội dung, kế hoạch, tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đây là thời điểm vô cùng quan trọng, mang tính bước ngoặt để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới.
Tăng cường gắn kết và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản phát triển

Tăng cường gắn kết và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản phát triển

Ngày 6/4 Liên hiệp hội người Việt Nam tại Nhật Bản (Liên hiệp hội) đã tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2025 - 2028, thảo luận và đề ra phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới nhằm tăng cường gắn kết và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản phát triển.
Ấm áp nghĩa tình Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền nước bạn

Ấm áp nghĩa tình Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền nước bạn

Nhân dịp Tết cổ truyền Chaul Chnam Thmay của Campuchia và Bunpimay của Lào năm 2025, nhiều đoàn công tác của Việt Nam đã tổ chức các hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí và tặng quà cho người dân hai nước bạn.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tinh thần gắn kết cộng đồng

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tinh thần gắn kết cộng đồng

Thời Hùng Vương vẫn lung linh huyền sử. Vua Hùng vừa huyền ảo vừa hiện thực, là biểu tượng vừa hư vừa thực của cội nguồn dân tộc. Nhưng tín ngưỡng thờ Vua Hùng là biểu hiện rất thực của tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương là điểm hội tụ văn hóa tâm linh và sức mạnh đại đoàn kết Việt Nam.
Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Từ ngày 2-6/4, tàu H.T.M.S NARRESUAN (FFG-421) cùng đoàn công tác Vùng 1 Hải quân Hoàng gia Thái Lan do Phó Đô đốc Arpa Chapanont, Tư lệnh Vùng 1 Hải quân Hoàng gia Thái Lan làm trưởng đoàn, đã thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân (TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Ngày 1 và 2/4, đoàn kiểm tra Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đến kiểm tra tháng đầu huấn luyện tại các đơn vị trực thuộc Vùng đóng quân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/4, không khí lạnh tăng cường về miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, lệch đông, chủ yếu gây mưa, trời chỉ lạnh về đêm.
Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới mất đi khoảng 3% khi các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Bên cạnh checklist những điểm tham quan hấp dẫn hay những món ăn “phải thử”, du khách đừng quên mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết cho chuyến đi.
Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9/2025, dự báo trên phạm vi cả nước sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như nắng nóng, mưa lớn và dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng.
Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 dù ngắn nhưng vẫn là dịp lý tưởng để du khách tận hưởng những chuyến đi đầy trải nghiệm, mang lại giá trị ý nghĩa, kết hợp giữa nghỉ dưỡng và khám phá văn hóa.
Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không tăng mạnh. Các hãng hàng không đã lên kế hoạch tăng cường chuyến bay đến nhiều điểm du lịch.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

Phiên bản di động