Hướng tới thực thi hiệu quả quyền dân chủ ở cơ sở của người dân
Người cao tuổi tham gia hiệu quả và thiết thực hơn trong công tác đối ngoại nhân dân Đó là tinh thần chính của Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2022-2025 được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết ngày 9/9 tại Hà Nội. |
Giảm nghèo: Không hô khẩu hiệu, hướng tới sự bền vững, thiết thực Giảm nghèo bền vững là việc tạo điều kiện cho người nghèo có khả năng tiếp cận với 5 nội dung cơ bản gồm y tế, giáo dục, điều kiện sống, việc làm và tiếp cận thông tin. |
Kết quả nghiên cứu này được chia sẻ tại Tọa đàm chuyên đề “Thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam: Một số mô hình thực tiễn tốt và hàm ý chính sách” do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Nhóm làm việc vì sự tham của người dân (PPWG) tổ chức sáng nay (2/11) tại Hà Nội.
Tọa đàm nhằm góp phần phần thúc đẩy việc thực hiện dân chủ tại cơ sở thông qua rà soát một số mô hình thực tiễn tốt và rút ra một số hàm ý chính sách, đóng góp một số góc nhìn cho quá trình thảo luận dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở của Quốc hội.
Nhóm nghiên cứu trao đổi tại tọa đàm |
Nghiên cứu cũng cho thấy để tham gia tích cực và hiệu quả, người dân cần được bảo đảm quyền tiếp cận thông tin một cách minh bạch. Điều này đặc biệt quan trọng với các nhóm công dân như người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, và người cao tuổi. Bên cạnh đó, cần thể chế hóa trách nhiệm giải trình của cơ quan chính quyền các cấp cũng như bảo đảm quyền tham gia chủ động, tích cực của các tổ chức xã hội và báo chí trong việc hỗ trợ người dân thực thi quyền dân chủ ở cơ sở của mình.
Nhóm nghiên cứu phát hiện một số bài học quan trọng nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân và quyền con người trong việc thực hành các nguyên tắc dân chủ ở cơ sở.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng rà soát dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm tìm ra những điều kiện khả thi từ góc độ pháp lý, bảo đảm các quyền “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” theo phương châm của Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được bảo đảm kế thừa trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ là khung pháp lý quan trọng, làm nền tảng để công dân tham gia chủ động và tích cực vào quản trị địa phương, thực hành quyền của công dân, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền.
Buổi tọa đàm nhận được nhiều sự quan tâm từ công chúng |
Chia sẻ về kết quả nghiên cứu thực địa, đại diện PPWG cho biết, người dân rất quan tâm đến những vấn đề gần với họ, sát với họ cả về lợi ích lẫn không gian. Cụ thể, họ muốn được tham gia giám sát và triển khai các công trình cơ sở hạ tầng ở thôn/bản; tham gia giám sát các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người dân, đặc biệt ở vùng khó khăn, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
Thông qua nghiên cứu cả cán bộ cơ sở và người dân đều cho biết Nhà nước có nhiều chính sách tốt cho dân nhưng đơn vị triển khai lại thiếu trách nhiệm, dẫn đến lãng phí, thậm chí sai lầm. Vì vậy, người dân cần có quyền giám sát, thậm chí “nói không” với các hỗ trợ này nếu không đúng nhu cầu và chất lượng.
Chính vì vậy, người dân cũng cần giám sát thái độ của cán bộ cung cấp dịch vụ công ở địa phương và việc thu chi ngân sách ở cấp xã. Hơn nữa, Nhà nước cần có những quy định pháp lý rõ ràng để đảm bảo quyền của người dân tham gia chủ động và tích cực vào công tác giám sát và chính quyền địa phương phải có trách nhiệm giải trình các lĩnh vực này.
Về dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, TS Lã Khánh Tùng, Trường ĐH Luật – ĐHQGHN, thành viên của nhóm nghiên cứu, phân tích: “Hiện nay dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở chỉ quy định việc thành lập Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng ở xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, cấp xã tương đối xa dân nên khi triển khai sẽ khó có hiệu quả”.
Theo TS Lã Khánh Tùng, nghiên cứu đề xuất Luật đảm bảo quyền thành lập các tổ nhóm giám sát cộng đồng ở cấp thôn, vì đây là cấp cơ sở gần dân nhất. Luật không bắt buộc thành lập tổ giám sát ở tất cả các thôn, tổ dân phố, song Luật phải bảo vệ quyền này cho người dân để khi cần họ áp dụng và Nhà nước phải tôn trọng và bảo vệ.
Song song với việc bảo vệ quyền của người dân, Luật cần quy định đầy đủ nghĩa vụ và chế tài đối với việc vi phạm quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của cán bộ nhà nước để quyền của người dân được đảm bảo và thực thi.
Trong khi đó, bà Diana Torres, Trợ lý Trưởng đại diện thường trú và Trưởng phòng Quản trị và Tham gia của UNDP Việt Nam, chia sẻ tại tọa đàm: “Chúng tôi hy vọng rằng, những phát hiện từ nghiên cứu hướng tới hành động này, đặc biệt là những mô hình thực tiễn tốt được nêu ra từ nghiên cứu, sẽ là những dẫn cứ quan trọng và mang nhiều hàm ý chính sách và thực tiễn cho các cấp chính quyền từ trung ương đến cơ sở, nhất là khi Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được đưa vào thực thi sau khi Quốc hội phê chuẩn trong kỳ họp mùa thu này”.
Cùng với công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, việc đảm bảo quyền dân chủ của người dân ngày càng được người dân và Nhà nước quan tâm. Bài học kinh nghiệm từ những thực tiễn tốt trong thực hiện dân chủ ở cơ sở là dẫn cứ quan trọng hướng tới thực thi hiệu quả mục tiêu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng” của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là một văn bản pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo quyền thực thi quyền dân chủ của công dân.
Đặc sắc ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đăk Hà, Kon Tum Là người am hiểu sâu sắc về văn hóa ẩm thực đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Nguyên, Nghệ sĩ ưu tú A Đủ chia sẻ: Với người Ba Na, các món ẩm thực như đọt mây trộn lá môn, thịt chuột nấu lá mì, lá sung cuốn kiến chua rang khô, trứng kiến nấu lá rừng, cơm lam... được dùng trong các dịp lễ hội trọng đại của dân làng. |
Thúc đẩy thực hiện quyền cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam Việt Nam đã và đang xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền cho đồng bào dân tộc thiểu số. |