Hướng tới một ASEAN sẵn sàng thích ứng với biến đổi khí hậu
Với chủ đề “Hướng tới một ASEAN sẵn sàng thích ứng với biến đổi khí hậu", Diễn đàn ASMC-WMO 2024 sẽ tập trung vào vấn đề khí hậu. Trong đó bao gồm các dự báo khí hậu khu vực có thể hỗ trợ tốt hơn cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai ở Đông Nam Á. Diễn đàn cũng thảo luận về các hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả và toàn diện. Qua đó có thể giảm thiểu tác động của các sự kiện thời tiết và khí hậu khắc nghiệt. Diễn đàn sẽ tập hợp các chuyên gia khí hậu từ Đông Nam Á và trên thế giới.
Diễn đàn ASMC-WMO 2024 tại Singapore |
Tại Diễn đàn ASMC-WMO 2024 sẽ có lễ ra mắt Báo cáo Tình hình khí hậu của WMO tại Tây Nam Thái Bình Dương năm 2023. Báo cáo được Tổng thư ký WMO Celeste Saulo công bố. Báo cáo xem xét các yếu tố thúc đẩy khí hậu: nhiệt độ, lượng mưa và các sự kiện cực đoan như bão nhiệt đới, hạn hán và nắng nóng khắc nghiệt trong khu vực.
Theo báo cáo, biến đổi khí hậu do con người gây ra chính là nguyên nhân làm cho nhiệt độ nước đại dương nóng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Điều này cũng kéo theo những hệ lụy lớn cho các quốc đảo ở ven biển Thái Bình Dương, biến nơi đây thành khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do mực nước biển dâng cao. Đây chính là nguyên nhân làm khuếch đại tần suất và mức độ của các đợt triều cường, lũ lụt vùng ven biển.
Theo các nhà nghiên cứu Singapore và Mỹ, những khu vực đông dân cư dọc bờ biển Đông Nam Á đang là điểm nóng đối mặt với những mối đe dọa chưa từng có từ các cơn bão kéo dài và mạnh hơn. Biến đổi khí hậu, với sự nóng lên của đại dương, đã tác động trực tiếp đến quỹ đạo của các cơn bão. Khi di chuyển qua vùng biển ấm hơn, các cơn bão thu hút nhiều hơi nước và nhiệt lượng hơn, dẫn đến gió mạnh hơn, mưa lớn hơn và lũ lụt nghiêm trọng khi đổ bộ vào đất liền.
Tình hình thiên tai, mưa bão, lũ lụt tại các nước thuộc ASEAN như Philippines, Thái Lan, Lào đang diễn biến phức tạp và gây nhiều thiệt hại. Philippines đã đóng cửa một số trường học hoãn một số chuyến bay vì xảy ra mưa lớn đi kèm gió mùa Tây Nam do bão Yagi gây ra. Lũ lụt và xói lở đất dự kiến sẽ xảy ra. Mỗi năm, có khoảng 20 cơn bão đi qua Philippines, nơi dễ xảy ra thiên tai.
Kể từ ngày 16/8, lũ lụt và sạt lở đất do mưa lớn tại Thái Lan đã ảnh hưởng đến 23 tỉnh, làm 22 người thiệt mạng và 19 người bị thương. Lũ lụt vẫn tiếp diễn tại 4 tỉnh bao gồm Chiang Rai, Phitsanulok và Sukhothai ở miền Bắc và Nong Khai ở miền Đông Bắc nước này. Lũ lụt đã ảnh hưởng đến 3.979 gia đình tại 223 ngôi làng ở 4 tỉnh trên.
Lũ lụt tại Lào |
Hiện tượng mưa lớn liên tục kéo dài ở nhiều khu vực của Lào gây ra lũ lụt ở nhiều địa phương, gây thiệt hại lớn. Ngoài ra, mực nước sông Mê Kông đã dâng lên khá cao gây ra ngập lụt ở một số vùng trũng. Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn tại nhiều khu vực của Lào ảnh hưởng đến hơn 36.200 người dân. Mưa lớn và bão ảnh hưởng đến 13 tỉnh, 60 huyện, 541 làng và 17.548 gia đình ở nước này. Bão và mưa lớn cũng gây hư hại trên diện rộng với 9.760 ha đất nông nghiệp, 177 con đường, 12 cây cầu, 79 hệ thống thủy lợi, 30 hệ thống cung cấp nước, 334 ao cá…
Biến đổi khí hậu gây ra nhiều thay đổi về lượng mưa, khiến bão dữ dội hơn Các nhà khoa học cho biết các cơn bão nhiệt đới mạnh hơn là một phần của hiện tượng thời tiết khắc nghiệt do nhiệt độ tăng cao gây ra. |
Sẽ có 4-6 cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam do tác động của hiện tượng La Nina Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN) nhận định từ nay đến tháng 10, có 7-8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và 4-6 cơn ảnh hưởng Việt Nam. Con số này nhiều hơn giai đoạn trước. |