Hợp tác xuyên quốc gia là “chìa khóa” cho phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi ở Biển Đông
"Công tác đối ngoại nhân dân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Đà Nẵng" Đó là nhận định của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh trong phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân thành phố năm 2022 và triển khai chương trình công tác năm 2023 do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng (DAFO) tổ chức ngày 6/1. |
Đoàn kết, hợp tác xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, phát triển bền vững Trong hai ngày 6 - 7/1, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông do Đại tá Nguyễn Văn Lư, Chỉ huy trưởng làm Trưởng đoàn đã thăm và chúc mừng các lực lượng Công an, Tiểu khu Quân sự và Quân cảnh Hoàng gia tỉnh Mondulkiri (Vương quốc Campuchia). Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 44 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (7/1/1979-7/1/2023), góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai bên. |
Điểm nhấn trong Đối thoại lần này là sự góp mặt của 16 diễn giả đến từ 10 quốc gia (Singapore, Ấn Độ, Israel, Hà Lan, Na Uy, Đức, Anh, Úc, Mỹ và Việt Nam), là các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực từ luật pháp quốc tế, năng lượng, môi trường biển…, cũng như của các đại biểu là chuyên gia trong nước và quốc tế, đại diện các cơ quan trung ương và địa phương, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng.
Phát biểu chào mừng tại Đối thoại, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ bày tỏ lạc quan về sự phát triển của năng lượng tái tạo nói chung và điện gió nói riêng. Ông nhận định trong dài hạn, năng lượng điện gió ngoài khơi sẽ có giá thành rẻ hơn so với các công nghệ dựa trên nhiên liệu hóa thạch hiện nay. Bên cạnh đó, các dạng năng lượng tái tạo ngoài khơi cũng đang trở thành nhân tố không thể thiếu của nền kinh tế biển xanh hiện đại.
Ông Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh Việt Nam cam kết tham gia nỗ lực chung của nhân loại nhằm thúc đẩy năng lượng sạch, thể hiện qua các cam kết tại COP26 và Thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Đồng thời khẳng định Việt Nam là thị trường hấp dẫn để đầu tư vào lĩnh vực này và hy vọng có thể thu hút sự tham gia và hỗ trợ của các đối tác nước ngoài thông qua đầu tư, công nghệ, tài chính và nâng cao năng lực để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền kinh tế carbon thấp, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
Các học giả quốc tế chia sẻ tại hội thảo (Ảnh: BNG). |
Tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơi, Đối thoại Biển lần thứ 10 bao gồm bốn phiên với các chủ đề: Năng lượng tái tạo ngoài khơi và địa chính trị; Công ước Luật biển và năng lượng tái tạo ngoài khơi; (Thực tiễn khu vực và quốc tế về năng lượng tái tạo ngoài khơi; và Khuyến nghị chính sách về phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi ở Biển Đông.
Trao đổi tại các phiên của Đối thoại, các diễn giả cho biết trong bối cảnh năng lượng tái tạo ngoài khơi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế. Ở chiều ngược lại, những vấn đề địa chính trị trong khu vực - từ cạnh tranh nước lớn, an ninh năng lượng hay cạnh tranh trong chuỗi cung ứng - cũng gây ra tác động tới khả năng phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi nói riêng và sự chuyển dịch năng lượng theo chiều hướng xanh hơn, sạch hơn nói chung.
Các diễn giả đã tập trung thảo luận về khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động khai thác năng lượng tái tạo ngoài khơi, cụ thể là điện gió và nhận định UNCLOS là khuôn khổ pháp lý bao trùm, là nền tảng giúp các quốc gia có cách tiếp cận cân bằng giữa việc phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi và việc duy trì các lợi ích chung trong việc quản trị và sử dụng biển.
Đối thoại cũng thảo luận về thực tiễn phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực, cũng như đưa ra các khuyến nghị chính sách. Trong đó nhấn mạnh nhu cầu phải học hỏi từ các mô hình thành công ở khu vực và quốc tế trong phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi để đảm bảo tính bền vững, an toàn và toàn diện.
Theo các diễn giả, hợp tác xuyên quốc gia là “chìa khóa” cho việc phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi ở Biển Đông. Các quốc gia cần có chính sách khuyến khích sử dụng các công nghệ mới, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực chất lượng cao và hỗ trợ tài chính phù hợp, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư để năng lượng tái tạo ngoài khơi nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng có thể tiếp tục phát triển, đóng góp vào nỗ lực giảm phát thải về 0 của khu vực.
Phát biểu bế mạc Đối thoại, TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, nhấn mạnh các quốc gia ven Biển Đông cần quản lý tốt tranh chấp để thúc đẩy hợp tác, tranh thủ cơ hội phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi phục vụ phát triển của khu vực.
Lao động đi làm việc ở nước ngoài phát triển mạnh cả về chất và lượng Thời gian qua, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập và điều kiện lao động tốt như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… |
Tạo sức lan tỏa chương trình "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân" Sáng 18/3, tại Bến Tre, Ban Thường vụ Đảng uỷ Cảnh sát biển Việt Nam và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bến Tre tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”. |