e magazine
Hợp tác giữa Quảng Trị với Lào đã nâng cao đời sống người dân hai nước

11:28 | 06/08/2022

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, tạp chí Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, một địa phương là cửa ngõ giao thương truyền thống với nước bạn Lào, về những thành quả đạt được và những kỳ vọng trong tương lai.

Hợp tác giữa Quảng Trị với Lào đã nâng cao đời sống người dân hai nước

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, tạp chí Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, một địa phương là cửa ngõ giao thương truyền thống với nước bạn Lào, về những thành quả đạt được và những kỳ vọng trong tương lai.

-Thưa ông, trong lịch sử Quảng Trị là tỉnh có vị thế đặc biệt trong hợp tác kinh tế với Lào, điều này đem lại những lợi thế gì trong quan hệ kinh tế của Quảng Trị với các địa phương của nước bạn?

Cùng với sự phát triển của quan hệ hai nước Việt Nam – Lào qua các thời kỳ lịch sử, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa tỉnh Quảng Trị với các tỉnh bạn Lào, đặc biệt là với hai tỉnh có chung đường biên giới với Quảng Trị là Savannakhet, Salavan không ngừng được tăng cường, vun đắp và phát triển toàn diện về mọi mặt.

Quảng Trị là địa phương có vị trí quan trọng nằm trên Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC) từ Việt Nam qua Lào, Thái Lan, Myanmar, đặc biệt là với các tỉnh bạn Lào, Quảng Trị cũng là cung đường ngắn nhất để kết nối với biển Đông rộng lớn, giàu tài nguyên.

Quảng Trị là một trong những tỉnh được Chính phủ Việt Nam định hướng xây dựng thành Trung tâm Năng lượng của khu vực miền Trung đặt tại Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị và Trung tâm năng lượng tái tạo tại 2 huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông (2 huyện sát biên giới với Lào).

Theo Quy hoạch điện VII của Việt Nam, dự báo đến năm 2030, Quảng Trị sẽ có tổng công suất các dự án nguồn điện khoảng 5.000 MW/ 90.000MW toàn quốc, chủ yếu bao gồm từ các nguồn: Nhà máy nhiệt điện, điện khí, thủy điện, điện gió, điện mặt trời.

Tuyến đường dây 500kV Quảng Trị - Lào - Thái Lan dự kiến xuất phát từ Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị (Việt Nam) đi theo hướng Tây - Nam qua các tỉnh của Lào, sau đó vượt sông Mêkông đi vào địa phận Thái Lan (tỉnh Ubon Ratchathani). Chiều dài tuyến đường dây dự kiến khoảng 315km. Khi được triển khai, đường dây 500kV Quảng Trị - Lào - Thái Lan sẽ góp phần quan trọng trong việc truyền tải năng lượng điện giữa các nước, giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội và tăng cường hội nhập các nước trong khu vực thuộc EWEC và tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS).

Sau khi Cửa khẩu La Lay được chính thức nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế vào tháng 6/2014, Chính phủ Lào đã đầu tư nâng cấp tuyến đường 15B kết nối trung tâm tỉnh Salavan với tỉnh Quảng Trị đánh dấu sự hình thành ban đầu của một Hành lang song song với Hành lang kinh tế Đông Tây.

Hợp tác giữa Quảng Trị với Lào đã nâng cao đời sống người dân hai nước
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo.

Từ đó đến nay, quá trình giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam với các tỉnh Nam Lào đã thuận lợi hơn rất nhiều. Quãng đường cả đi và về các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia đã rút ngắn rất nhiều so với phải đi qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị) hoặc Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (Kon Tum). Đồng thời, Chính phủ Lào và Thái Lan đang hợp tác xây dựng Cầu Hữu nghị số 6 qua sông Mê Kông kết nối tỉnh Salavan (Lào) với tỉnh Ubon (Thái Lan) vì vậy việc kết nối giữa Thái Lan, qua Lào, qua cửa khẩu quốc tế La Lay về đến cảng biển Mỹ Thủy ra biển Đông trong tương lai sẽ rất thuận lợi.

Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị) và Khu Thương mại biên giới Đen sa vẳn (tỉnh Savannakhet) được hình thành, xây dựng và phát triển từ chủ trương của Bộ Chính trị hai nước Việt Nam và Lào.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, do một số cơ chế chính sách tại hai Khu kinh tế tiếp giáp này chưa ổn định, có nhiều thay đổi nên đã làm cho hai Khu kinh tế thiếu tính hấp dẫn, giảm dần sức cạnh tranh. Vì vậy, việc hợp tác nghiên cứu, xây dựng, phát triển Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đen sa vẳn thành một không gian kinh tế ổn định, hấp dẫn, có tính lâu dài, làm động lực phát triển cho mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào nói chung và tỉnh Quảng Trị-Savannakhet nói riêng.

Hợp tác giữa Quảng Trị với Lào đã nâng cao đời sống người dân hai nước

-Ông có thể cho biết những nét khái quát về thành quả hợp tác kinh tế của Quảng Trị và Lào?

Phát huy truyền thống do các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp, trong những năm qua, quan hệ giữa Quảng Trị và 2 tỉnh Savannakhet, Salavan liên tục có những bước phát triển mới, đi vào chiều sâu và đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai tỉnh.

Hai bên đã ký kết và triển khai thực hiện tốt các Thỏa thuận hợp tác cấp cao trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng và đối ngoại; hoàn thành công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới đoạn qua hai tỉnh; hoàn thành công tác điều tra, khảo sát, thống kê, lập danh sách những người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới trình Trung ương hai nước phê duyệt và cấp quốc tịch cho các đối tượng đủ điều kiện ở lại.

Thực hiện Hiệp định Thương mại Biên giới Việt Nam - Lào năm 2015, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định của Chính phủ hai nước về phát triển Thương mại Biên giới. Tuy nhiên hơn 2 năm qua do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nên quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Lào có phần bị chững lại. Nhiều tiềm năng, dư địa phát triển, các văn kiện hợp tác giữa Quảng Trị với các tỉnh bạn Lào bị hạn chế…

Nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Đen Sa vẳn, La Lay - La Lay các ngành chức năng của tỉnh Quảng Trị và hai tỉnh Savannakhet, Salavan/Lào đã tích cực thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, người và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh thực hiện phương án giao nhận hàng hóa tại khu vực cửa khẩu bằng việc đổi tài xế, đổi đầu xe đối với các doanh nghiệp đã được các lực lượng chức năng của Việt Nam - Lào tại cửa khẩu đồng ý, đảm bảo hàng hóa không bị ùn tắc, được thông quan thông suốt tại cửa khẩu.

Hợp tác giữa Quảng Trị với Lào đã nâng cao đời sống người dân hai nước
Ông Hà Sỹ Đồng tại một buổi họp của UBND tỉnh Quảng Trị.

Tỉnh Quảng Trị đang tập trung đầu tư Cảng biển nước sâu Mỹ Thủy để từng bước hình thành Hành lang đường bộ từ cửa khẩu Quốc tế La Lay về cảng Mỹ Thủy kết nối với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Hiện nay, quốc lộ 15B phía Lào nối từ Cửa khẩu Quốc tế La Lay đã được đầu tư rất tốt, được đánh giá là một trong những tuyến quốc lộ đẹp nhất của Lào, kết nối các điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Salavan và các điểm du lịch khác của khu vực Nam Lào như di sản thế giới Wat Phou, thác Khon Pha Pheng trên sông Mêkong hùng vĩ nhất Đông Nam Á; kết nối các cửa khẩu Vang Tao - Chong Mek (Lào - Thái Lan), Nong Noc Khun - Domclo (Lào - Campuchia).

Tỉnh Salvan có tiềm năng lớn về nông nghiệp, kết nối với các tỉnh Nam Lào trên cao nguyên Boloven màu mỡ và trù phú. Nhiều nông sản hàng hóa sản xuất tại tỉnh Salavan đã và đang được xuất khẩu về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế La Lay với số lượng khá lớn như sắn củ tươi, sắn lát khô, lúa gạo... Chỉ tính riêng trong 3 năm 2020-2022, tỉnh Quảng Trị cũng đã cam kết hỗ trợ tỉnh Salavan mỗi năm 2 tỷ đồng để đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn tại khu vực biên giới bằng các công trình cụ thể theo đề xuất của tỉnh Salavan.

Những năm gần đây, các hoạt động đầu tư nước ngoài tại tỉnh Savanakhet, nhất là tại huyện Sêpon, nơi có Khu thương mại biên giới Đensavan tiếp giáp với Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo (Quảng Trị) đang trở nên sôi động. Hàng hóa quá cảnh từ cảng Đà Nẵng qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo sang Lào và ngược lại tăng đột biến.

Theo số liệu của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, các năm 2020, 2021 mỗi năm có trên 120.000 lượt phương tiện, gần 2 triệu tấn hàng hóa, gần 60.000 lượt container quá cảnh qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Năm 2022, tuyến đường bộ cao tốc Cam Lộ (Quảng Trị) – Túy Loan (Đà Nẵng) sẽ hoàn thành đi vào vận hành.

Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chủ trương quy hoạch dự án đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo quy mô mặt cắt 4 làn xe; hiện nay, tỉnh Quảng Trị đang phối hợp các bộ, ngành Trung ương sớm triển khai dự án để kết nối toàn tuyến cao tốc Lao Bảo – Đà Nẵng. Từ ngày 3/12/2021, tuyến đường sắt Vientiane (Lào) - Côn Minh (Trung Quốc) chính thức vận hành sẽ mở ra cơ hội mới hình thành hành lang giao thông Lao Bảo - Sêno -Vientiane - Côn Minh, kết nối tiểu vùng sông Mêkong (GMS) rộng lớn.

Dự báo giai đoạn 2022 - 2030 các hoạt động đầu tư, thương mại tại khu vực Lao Bảo (Việt Nam) - Đensavan (Lào) sẽ trở nên sôi động.

Thành quả lớn nhất đạt được trong hợp tác kinh tế giữa tỉnh Quảng Trị với các tỉnh bạn Lào chính là nâng cao đời sống người dân hai nước; Nhân dân các tỉnh, nhân dân dọc tuyến biên giới có mối quan hệ ngày càng khăng khít, keo sơn bền chặt...

Hợp tác giữa Quảng Trị với Lào đã nâng cao đời sống người dân hai nước

- Sau 24 năm tính từ ngày thành lập, Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo đã đạt được nhiều thành tựu, thưa ông, trong tương lai Quảng Trị đặt kỳ vọng gì vào sự phát triển của Lao Bảo?

Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được hình thành từ ngày 12/11/1998 theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg với tên gọi ban đầu là Khu vực khuyến khích phát triển kinh tế – thương mại Lao Bảo dựa trên lợi thế của khu vực, mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước, chủ trương của hai Bộ Chính trị cũng như sự quyết tâm của hai Chính phủ Việt Nam và Lào trong việc lựa chọn và thiết lập một khu vực chung, cho phép áp đụng thí điểm những chính sách đặc thù, trên cơ sở đó sẽ nhân rộng ra các khu vực khác khi có điều kiện.

Tổng thu ngân sách trong 20 năm đạt khoảng 3.859 tỷ đồng. Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tốc độ đô thị hóa khu vực đã được đẩy nhanh. Có thể nói chưa có một khu vực nào nằm ở miền núi của miền trung Việt Nam lại có tốc độ phát triển đô thị nhanh đến vậy.

Tuy nhiên, cơ chế chính sách từ phía Chính phủ Việt Nam và Lào áp dụng cho địa bàn không ổn định, luôn thay đổi đã ảnh hưởng lớn đến khu vực. Chính vì vậy, về phía tỉnh Quảng Trị đang phối hợp với tỉnh Savannakhet xây dựng dự thảo, cùng kiến nghị Chính phủ 2 nước đồng ý cho hình thành Khu kinh tế Thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo – Densavan.

Việc hình thành Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới giữa Densavan và Lao Bảo hứa hẹn sẽ là “làn gió mới” trong kêu gọi các nhà đầu tư; tạo cơ hội cho cư dân hai bên biên giới tiếp tục phát huy những lợi thế để phát triển kinh tế; vun đắp thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân hai nước. Về phía tỉnh Quảng Trị, khu kinh tế này trong tương lai không xa được kỳ vọng sẽ là “cú hích” giúp phát triển kinh tế - xã hội vùng phía Tây Quảng Trị, với trọng điểm là huyện Hướng Hoá.

Hợp tác giữa Quảng Trị với Lào đã nâng cao đời sống người dân hai nước
Kinh tế Quảng Trị hứa hẹn thu được nhiều thành quả trong việc hợp tác phát triển với Lào.

-Để phát triển toàn diện thì chỉ riêng nỗ lực thôi chưa đủ, thưa ông, có những vấn đề nào về cơ chế và chính sách trong hợp tác kinh tế với Lào cần thay đổi, bổ sung và hoàn thiện để sự hợp tác đạt hiệu quả cao nhất?

Mặc dù đã đạt được nhứng kết quả nhất định, tuy nhiên, hợp tác về kinh tế giữa hai bên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và mối quan hệ tốt đẹp trong lĩnh vực chính trị.

Đầu tháng 2/2022, Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Quảng Trị do đồng chí Lê Quang Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị làm trưởng đoàn, và tôi làm phó đoàn, các đồng chí trong ban thường vụ, HĐND, lực lượng vũ trang, một số ngành quan trọng thăm và làm việc gồm các tỉnh Savannakhet, Salavan, Champasak và Sekong.

2 bên tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, cũng như tạo điều kiện để cư dân khu vực 2 biên giới có điều kiện thông thương, phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển thương mại biên giới. Thống nhất kiến nghị Chính phủ 2 nước nâng cấp 1 số cửa khẩu phụ lên Cửa khẩu chính. Trước mắt nâng cửa khẩu Cóc và A Xóc (Quảng Trị và Salavan) thành cửa khẩu chính…

Về chiến lược lâu dài cũng như chiến lược lớn trong giai đoạn hội nhập quốc tế nâng tầm quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam – Lào, Quảng Trị kêu goi tập đoàn Sake Holding tài trợ quy hoạch cho 2 tỉnh Savannakhet và Salavan, để đồng bộ giữa 3 tỉnh có nét tương đồng. Kêu gọi các nhà đầu tư đến đầu tư quy hoạch, để phát triển năng lượng, khai khoáng, chế biến, sản xuất công nghiệp…

Tỉnh Quảng Trị thành lập tổ công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do tôi làm tổ trưởng, đồng chí Hồ Đại Nam, Uỷ viên thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm tổ phó và đại diện lãnh đạo các ban, ngành của Quảng Trị nghiên cứu giữa Quảng Trị và Savannakhet để đề xuất thành lập một Khu thương mại xuyên biên giới giữa Lao Bảo và Densavan và nghiên cứu hình thành cơ chế, chính sách vượt trội giữa La Lay (Việt Nam) và La Lay (Lào), để thúc đẩy phát triển thương mại biên giới.

Đồng thời, các tỉnh Savannakhet, Salavan cũng thành lập 1 tổ nghiên cứu tương ứng như thế để đề xuất lên Chính phủ, Quốc hội nghiên cứu cho 3 tỉnh có cơ chế, chính sách vượt trội để hình thành khu thương mại xuyên biên giới trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2040.

-Trân trọng cảm ơn ông!

Bài: Lê Sơn

Đồ họa: Tào Đạt

Lê Sơn - Tào Đạt

Tin bài liên quan

Việt Nam – Lào: Chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới

Việt Nam – Lào: Chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới

Phòng, chống cháy rừng, làm đường băng cản lửa trước khi đốt nương, hỗ trợ, giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tham gia bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền an ninh biên giới và đường biên, mốc giới của mỗi nước... Đó là những hoạt động chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới Việt - Lào.
Hợp tác trong lĩnh vực khoa học giữa Việt Nam – Lào: hiện thực hóa các nội dung lãnh đạo hai Đảng, hai Chính phủ thống nhất

Hợp tác trong lĩnh vực khoa học giữa Việt Nam – Lào: hiện thực hóa các nội dung lãnh đạo hai Đảng, hai Chính phủ thống nhất

Hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giữa hai nước Việt Nam – Lào không ngừng phát triển, trở thành nền tảng vững chắc cho hợp tác toàn diện; đóng góp thiết thực cho quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào ngày càng đơm hoa, kết trái.
Tổ chức giải chạy ở 3 nước Lào, Campuchia, Việt Nam

Tổ chức giải chạy ở 3 nước Lào, Campuchia, Việt Nam

Ngày 3/11/2024, tại Thành phố Luang Prabang, tỉnh Luang Prabang, CHDCND Lào đã diễn ra Giải Viettel Marathon Luang Prabang Unitel 2024.

Tin mới

Phát động cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Phát động cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Ngày 22/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức hội nghị báo cáo viên Trung ương toàn quốc tháng 11 năm 2024 và phát động cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến "Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.Cuộc thi diễn ra từ ngày 22/11 đến hết ngày 13/12/2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).

Tin khác

Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa hai khu vực

Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa hai khu vực

Chiều 21/11 (theo giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Học viện Giáo dục cấp cao về đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa Dominica với chủ đề: "Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa Đông Nam Á và Mỹ Latinh".
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Sáng 21/11, theo giờ địa phương (tức tối cùng ngày giờ Hà Nội), tại thủ đô Santo Domingo, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bí thư tỉnh Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương

Bí thư tỉnh Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương

Ngày 20/11 tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước giữ chức Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Phiên bản di động