Hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND cấp tỉnh
Chấm dứt thí điểm hợp nhất văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND |
Chính thức hợp nhất 3 Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Đà Nẵng |
Phiên họp sáng 18/9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Sáng 18/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chương trình phiên họp thứ 48. Tại buổi làm việc, 100% đại biểu có mặt đã nhất trí thông qua Dự thảo Nghị quyết thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh.
Theo nghị quyết, thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng HĐND ở 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm, sẽ tách Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND cấp tỉnh thành Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh, Văn phòng UBND cấp tỉnh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh này là cơ quan tương đương cấp sở, sẽ do HĐND cấp tỉnh quyết định thành lập sau khi thống nhất với Trưởng Đoàn, Phó trưởng Đoàn ĐBQH.
Về cơ cấu, tổ chức, Văn phòng có Chánh Văn phòng và có không quá 3 Phó chánh Văn phòng. Sau khi thống nhất với Lãnh đạo Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND cấp tỉnh quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thi đua khen thưởng, kỷ luật Chánh Văn phòng và Phó chánh Văn phòng.
Văn phòng có 3 phòng "cứng" là Phòng Công tác Quốc hội, Phòng Công tác HĐND, Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị. Tùy tình hình thực tế của địa phương, Thường trực HĐND cấp tỉnh sau khi thống nhất với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn ĐBQH có thể quyết định thành lập thêm 1 phòng.
Trên cơ sở vị trí việc làm, chức năng, nhiệm vụ, địa phương quyết định. bố trí biên chế văn phòng. Đảm bảo tổng biên chế không vượt quá số lượng hiện nay.
Kinh phí hoạt động của Đoàn ĐBQH vẫn do Văn phòng Quốc hội đảm bảo, còn kinh phí hoạt động của HĐND và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND nằm trong kinh phí của địa phương. Chánh Văn phòng là chủ tài khoản của 2 nguồn kinh phí của Trung ương và địa phương.
Theo yêu cầu tại nghị quyết, đối với các địa phương thực hiện thí điểm, việc thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh, Văn phòng UBND cấp tỉnh phải hoàn thành để bảo đảm các cơ quan này bắt đầu hoạt động từ ngày 1/1/2021, các địa phương khác phải hoàn thành chậm nhất là ngày 30/6/2021.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Nghị viện cần sát cánh Chính phủ đẩy lùi COVID-19, khôi phục kinh tế Sáng 8/9/2020, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị AIPA 41. |
Tích hợp giấy phép môi trường phải đảm bảo minh bạch, chống tiêu cực Ủng hộ phương án tích hợp 7 loại giấy phép về môi trường, song đại biểu Nguyễn Sỹ Cương lưu ý nhiều giấy phép dựa ... |
Ông Phạm Phú Quốc xin thôi làm Đại biểu Quốc hội Mới đây, ông Phạm Phú Quốc đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội và xin thôi việc, sau đó ông ... |