Hơn 80.000 vị trí việc làm đang chờ người lao động miền Tây
Ngày 26/11, Trung tâm dịch vụ việc làm TP Cần Thơ phối hợp một số tỉnh, thành tổ chức Phiên giao dịch việc làm trực tuyến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các tỉnh lân cận lần thứ 2.
Do dịch Covid-19, nhiều nhà tuyển dụng và người lao động tham gia phỏng vấn thông qua hình thức trực tuyến. |
Phiên giao dịch giao dịch việc làm lần này có sự tham gia của 153 đơn vị tuyển dụng, với hơn 46.400 vị trí việc làm ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực, như: kỹ sư, nhân viên kế toán, nhân viên bán hàng, tài xế lái xe, công nhân may, nhân viên kinh doanh... Hoạt động có sự tham gia của 13 tỉnh, thành ở ĐBSCL và TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu; trong đó, TP HCM có 10 doanh nghiệp tham gia, với gần 5.000 vị trí việc làm, Bình Dương có 6 đơn vị tuyển dụng hơn 4.800 vị trí việc làm, TP Cần Thơ có 7 doanh nghiệp với nhu cầu tuyển dụng là 1.200...
Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm TP Cần Thơ, cho biết dòng chảy tìm việc hiện nay có xu hướng đảo ngược. Những năm trước, người lao động đến trực tiếp trung tâm để tìm hiểu nhu cầu việc làm. Hiện do hạn chế di chuyển để phòng dịch Covid-19, các trung tâm nỗ lực tìm cách thông tin tuyển dụng đến người lao động sao cho kịp thời. Công tác phối hợp tuyên truyền trên website và trang mạng xã hội được đẩy mạnh.
Hàng chục ngàn cơ hội việc làm cho người lao động miền Tây. |
Bà Vân thông tin thêm, Trung tâm liên tục cập nhật các mẫu đăng ký tuyển dụng; thường xuyên thực hiện chương trình tư vấn làm thủ tục, hồ sơ dự tuyển bằng hình thức online; đồng thời, Trung tâm hướng dẫn cách thức phỏng vấn trực tuyến cho người lao động để tiếp cận với các nhà tuyển dụng.
Trước đó, phiên giao dịch lần thứ 1 diễn ra ngày 29/10 đã thu hút hơn 200 doanh nghiệp tham gia, với nhu cầu tuyển dụng hơn 36.200 vị trí việc làm, giúp người lao động có cơ hội tiếp nhận việc làm mới.
Tạo mọi điều kiện để người lao động quay lại làm việc Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, để người lao động yên tâm quay lại làm việc thì phải kiểm soát tốt dịch bệnh; mở lại trường học, nhất là mẫu giáo và tiểu học; doanh nghiệp cam kết tiếp tục trả một phần lương trong trường hợp phải tạm nghỉ do dịch bùng phát trở lại. |
Hơn 31.000 vị trí việc làm 'trống' đang tìm ứng viên ở các tỉnh, thành phía Nam Ngày 29/10, Trung tâm dịch vụ việc làm TP Cần Thơ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương tổ chức khai mạc “Phiên giao dịch việc làm trực tuyến đợt 1 năm 2021”. |
'Chìa khóa' để doanh nghiệp thu hút người lao động quay lại làm việc Dù gặp nhiều khó khăn nhưng để duy trì sản xuất, các doanh nghiệp (DN) phía Nam đã chủ động lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới và xây dựng nhiều chế độ ưu đãi, tạo thuận lợi để người lao động (NLĐ) yên tâm quay trở lại làm việc. Về phía NLĐ, do vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng vì dịch bệnh cho nên có thể họ không chỉ đơn thuần tìm kiếm công việc có mức lương hay chế độ đãi ngộ hấp dẫn mà sẽ chú ý đến môi trường làm việc và mô hình vận hành của DN. |
Hỗ trợ 4.500 tỷ đồng để đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề, duy trì việc làm cho người lao động Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp vừa đã ban hành kế hoạch triển khai hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 sẽ được hỗ trợ 4.500 tỷ đồng để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, duy trì việc làm cho người lao động. |