Hơn 80 nhà khoa học Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội
Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm giáo dục nghề nghiệp với Việt Nam Ngày 25/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng có buổi làm việc với Đại sứ Giáo dục Bộ Ngoại giao Phần Lan - bà Marjiaana Sall. Hai bên trao đổi kinh nghiệm phát triển giáo dục nghề nghiệp, đồng thời thảo luận về kế hoạch hợp tác trong thời gian tới. |
Chia sẻ công nghệ điều trị sọ não, hàm mặt và nhi khoa giữa Anh Quốc và Việt Nam Chiều ngày 27/4, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Hiệp Hội Phẫu thuật Hoàng gia Anh, đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Hiệp Hội Phẫu thuật Hoàng gia Anh, tổ chức Facing The World với 3 bệnh viện: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức & Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc. |
Hội thảo do Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cùng với Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, Hội Triết học tổ chức.
Phát biểu tại hội thảo, TS Đặng Xuân Thanh - Phó chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam khẳng định, sự hiện diện của đông đảo các nhà khoa học Việt Nam, Trung Quốc đã cho thấy tầm quan trọng và ý nghĩa sâu sắc của Hội thảo khoa học này cả trên bình diện học thuật lẫn bình diện hợp tác quốc tế giữa Việt Nam - Trung Quốc.
Theo TS Đặng Xuân Thanh, những thành quả của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Trung Quốc cùng sự vận động của thế giới ngày nay đã cho thấy rằng, tiến lên chủ nghĩa xã hội vẫn là một xu thế phát triển tất yếu, không thể đảo ngược của nhân loại. Song, thế giới vẫn đang biến đổi rất nhanh chóng, phức tạp và khó dự báo. Rất nhiều vấn đề toàn cầu, nhiều vấn đề cốt yếu trong sự tiến bộ của nhân loại vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Vì thế, hơn bao giờ hết, Việt Nam và Trung Quốc càng cần tỏ rõ các giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội, tỏ rõ vị trí, vai trò và sự đóng góp của các nước xã hội chủ nghĩa trên bản đồ thế giới, góp tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
TS Đặng Xuân Thanh - Phó chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phát biểu tại hội thảo. |
Để làm được điều đó, cả Việt Nam và Trung Quốc đều cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt. Góp sức vào công cuộc trọng đại này của mỗi nước, các nhà khoa học chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc giải quyết tốt các vấn đề lý luận nảy sinh trên con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, trong việc sáng tạo và phát triển những vấn đề lý luận dẫn dắt sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước đi đến thành công rực rỡ.
Quang cảnh hội thảo. |
Ông Bành Thế Đoàn, Tham tán Văn hóa Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, khẳng định: Hai nước Việt Nam – Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông, đều là quốc gia phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Hai bên nhất trí cho rằng tình hữu nghị truyền thống “đồng chí anh em" do chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ tịch Mao Trạch Đông và các vị lãnh đạo đi trước đã dày công vun đắp là tài sản quý báu của nhân dân hai nước và cần được kế thừa, giữ gìn và phát triển.
Trong tương lai, hai Đảng, hai nước cần kiên định với con đường xã hội chủ nghĩa, cùng nhau thúc đẩy chủ nghĩa xã hội phát triển không ngừng, thể hiện ưu thế về thể chế và triển vọng tươi sáng của chủ nghĩa xã hội.
“Sự có mặt của các nhà khoa học trong hội thảo lần này đồng nghĩa với chúng ta đang tích cực triển khai thực thực hiện theo tinh thần, nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng, hai nước. Tôi hy vọng các chuyên gia có thể tích cực, thẳng thắn trao đổi những vấn đề về cộng đồng chung vận mệnh của hai nước Việt - Trung trong việc thúc đẩy, xây dựng sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Xuất phát từ những thành tựu xây dựng đất nước, lấy việc thể hiện những ưu thế và triển vọng tươi đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa làm mục tiêu để trao đổi sâu hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp chủ nghĩa xã hội của hai Đảng, hai nước Việt - Trung!”, Tham tán Bành Thế Đoàn chia sẻ.
Các đại biểu chụp ảnh kỉ niệm. |
Trong bài phát biểu, GS.TS Vi Đông Tuyết - Phó viện trưởng Viện Chủ nghĩa Mác, Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc cho biết, tính từ những năm 90 đến nay, trường Đại học Quảng Tây đã tiếp nhận hơn 10.000 du học sinh Việt Nam, nối tiếp bước chân ông cha đến đây học tập để quay về Việt Nam cống hiến cho nước nhà.
“Hôm nay, các nhà khoa học Việt Nam - Trung Quốc đã có mặt tại đây để cùng nhau trao đổi, thảo luận về những chủ đề như: những kinh nghiệm quan trọng trong việc trị quốc của hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc và ý nghĩa của chúng, so sánh về cách xây dựng Đảng của đôi bên, những biến đổi trong một trăm năm trở lại đây, hay sự phát triển của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của thế giới, để từ đó gợi mở cho chúng ta về việc đi sâu vào việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa và những chính sách, chế độ và quá trình phát triển vận động của chủ nghĩa xã hội trên thế giới”, GS.TS Vi Đông Tuyết chia sẻ.
Bà Đỗ Thanh Vân - Viện trưởng Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội cho biết, trong tương lai, Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội sẽ tiếp tục cố gắng, nỗ lực để tạo ra những diễn đàn khoa học để học giả, chuyên gia hai nước có cơ hội trao đổi, giao lưu học thuật về những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc, thúc đẩy tiến trình giao lưu tiếp thu văn minh hai nước, từ đó làm vững chắc thêm tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung.
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm giúp Lào sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội Nhằm phục vụ kế hoạch sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội Lào, ông Padeumphone Sonthany - Thứ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (LĐPLXH) Lào chia sẻ mong muốn được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau với Việt Nam trong buổi gặp mặt ngày 9/5 tại trụ sở Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Việt Nam. |
Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam đang lưu giữ nhiều tư liệu và sách về Azerbaijan Ngày 10/05, Đại sứ quán nước Cộng hòa Azerbaijan tại Việt Nam và Học viện Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức sự hội thảo “Heydar Aliyev: Sứ mệnh lịch sử xây dựng tình hữu nghị giữa Azerbaijan - Việt Nam”. Sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng thống Azerbaijan Heydar Aliyev và 40 năm ngày ông đến thăm Việt Nam. |