Hội thảo "Đảm bảo quyền của người lao động Việt Nam di cư": giải quyết 5 vấn đề trọng tâm
Lao động Việt Nam làm việc ở Đài Loan sẽ được nâng tỷ lệ đóng phí bảo hiểm y tế Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, kể từ ngày 1/1/2021, Đài Loan nâng tỷ lệ đóng phí bảo hiểm y tế lên mức 5,17% mức lương cơ bản của người lao động (thay vì mức 4,69 như được công bố ngày 09/12/2020), với tỷ lệ phân chia: chủ sử dụng đóng 60%, người lao động động 30%, nhà nước hỗ trợ 10%. |
Từ 1/1/2021, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần nêu lý do nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động trong thời hạn theo quy định. |
Tham dự Hội thảo có: Thiếu tướng, TS. Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng Nhân quyền; bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng phòng Chuyên đề về Nhân quyền, Văn phòng Nhân quyền; ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ LĐTB - XH; ông Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng, Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông; Thượng tá Phan Quốc Việt, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an và các đại biểu đến từ các Ban Chỉ đạo Nhân quyền địa phương...
Hội thảo "Đảm bảo quyền của người lao động Việt Nam di cư" tại Hải Phòng ngày 15/01/2021. |
Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Việt Nam có tới hơn 1 triệu người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài góp phần giải quyết việc làm, đào tạo nghề, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho một bộ phận người lao động. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn tồn tại thực trạng người lao động Việt Nam bỏ trốn, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật ở nước đến, thực trạng lao động di cư bất hợp pháp, người lao động bị xâm phạm quyền tại nước đến và nhất là việc tội phạm lợi dụng người lao động di cư để hoạt động phạm tội mua bán người.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng Nhân quyền cho biết: Hội thảo lần này nhằm thảo luận để thống nhất đánh giá, làm rõ 5 vấn đề cơ bản: Một là: quyền cơ bản của người lao động theo luật pháp quốc tế và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc bảo đảm quyền của người lao động di cư. Hai là: đánh giá thực trạng tình hình lao động di cư của công dân Việt Nam, việc thực hiện quyền và những nguy cơ mà họ thường gặp phải, thách thức trong công tác bảo đảm quyền của người lao động di cư ngoài nước. Thứ ba: làm rõ tình hình bảo vệ quyền của người Việt Nam lao động di cư nhất là các nạn nhân của buôn bán người và những người bị xâm phạm quyền tại nước đến. Thứ tư: làm rõ vai trò của truyền thông báo chí trong việc góp phần bảo đảm quyền của người Việt Nam lao động di cư.
Thiếu tướng, TS. Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng Nhân quyền phát biểu khai mạc Hội nghị. |
Đặc biệt, Hội thảo sẽ đưa ra những kiến nghị, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của lao động Việt Nam di cư, phòng ngừa, phòng chống lao động di cư ngoài nước trái phép, tình trạng lừa đảo lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ đối với nạn nhân trở về từ đó đẩy mạnh tuyên truyền giúp người lao động nhận thức được đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình, đồng thời đấu tranh chống các hoạt động tuyên truyền chống phá Việt Nam về vấn đề “dân chủ, nhân quyền”, tuyên truyền xuyên tạc về nỗ lực bảo đảm quyền cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Đảng, Nhà nước Việt Nam của các thế lực thù địch.
Chia sẻ về chủ đề bảo đảm quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: "Việc người dân ra nước ngoài tìm kiếm việc làm phù hợp, nâng cao thu nhập và trình độ kiến thức, kỹ năng nghề là nhu cầu hoàn toàn chính đáng và là quyền tự do của mọi người.
Ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước chia sẻ về chủ đề bảo đảm quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. |
Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng đều hàng năm (bảng số liệu thống kê kèm theo), đặc biệt trong 5 năm gần đây, mỗi năm tăng thêm khoảng 10.000 người, cụ thể: 2016: 126 nghìn; 2017: 135 nghìn; 2018: 143 nghìn; 2019: 152 nghìn; riêng 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài giảm xuống còn hơn 78 nghìn. Cùng với số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng lên, số lượng người lao động Việt Nam hiện đang làm việc tại các thị trường lao động ngoài nước cũng tăng lên đáng kể, từ khoảng 500 nghìn người những năm 2010 đến nay tăng lên khoảng 580 nghìn người.
Kết quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nói trên, không chỉ góp phần vào công tác giải quyết việc làm, giảm sức ép về tạo việc làm cho người lao động trong nước (chiếm tỷ lệ khoảng 7 – 9% số lượng lao động được giải quyết việc làm và tạo việc làm hàng năm của cả nước), mà còn qua đó góp phần nâng cao đời sống của người lao động và gia đình. Nhiều gia đình có người thân đi làm việc ở nước ngoài đã thoát nghèo, có điều kiện đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt ở những địa phương có nhiều người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã làm thay đổi bộ mặt thôn, xóm với nhiều nhà cửa khang trang mọc lên, góp phần ổn định an sinh xã hội ở địa phương. Ngoài ra người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn nâng cao được trình độ kỹ năng nghề, tiếp thu được kiến thức, ngoại ngữ và tác phong làm việc tiên tiên từ nước ngoài, trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tại Hội thảo, ngoài chuyên đề "Bảo đảm quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài" các đại biểu cũng sẽ được cung cấp thông tin qua các chuyên đề: “Bảo đảm quyền của người lao động di cư theo tiêu chuẩn quốc tế và một số gợi ý trong công tác bảo hộ công dân là lao động Việt Nam di cư”; “Nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng chống buôn bán người thông qua lao động di cư”.“Tổng quan về hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về” và “Vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền chính sách của Nhà nước Việt Nam về lao động di cư ngoài nước góp phần bảo đảm quyền của người lao động Việt Nam di cư”.