Hội thảo Chúa Nguyễn với đất phương Nam: Xác lập chủ quyền và khai thác kinh tế biển đảo
Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân và Bình Định tăng cường bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Đây là mong muốn của Đại tá Nguyễn Thiên Quân – Tư lệnh vùng 3 Hải quân nhân dịp Đoàn công tác Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân đến thăm và làm việc tại Bình Định vào sáng ngày 26/4. |
Hải quân nhân dân Việt Nam - lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Ngày 7/5/1955 trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân nhân dân Việt Nam. Trải qua 68 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Hải quân nhân dân Việt Nam đã lập nhiều thành tích, chiến công xuất sắc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc. |
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình nhận định, Phú Xuân thời chúa Nguyễn là trung tâm chính trị đầu tiên của nước Việt Nam vươn ra quản lý vùng biển đảo phía Đông, lãnh thổ và dân cư phía Nam, trong đó có cả vùng đất và vùng biển rộng lớn ở phương Nam.
Về vấn đề này, PGS. TS Đỗ Bang Phó Chủ tịch Hội KHLS Việt Nam cho rằng, “Song song với việc mở đất, các chúa Nguyễn cho quân và dân binh khai thác vùng biển đảo Đàng Trong và có biện pháp tích cực để quản lý và bảo vệ chủ quyền. An ninh biển vào thời chúa Nguyễn đã trở thành vấn đề quốc sách được các chúa Nguyễn chú trọng trên nhiều phương diện”.
Hội thảo khoa học: Chúa Nguyễn với đất phương Nam |
Công cuộc mở đất, xác lập chủ quyền trên vùng đất mới thông qua các giải pháp về chính trị, ngoại giao, trong đó có giải pháp quân sự, TS. Phan Tiến Dũng và ThS. Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, chính sự lớn mạnh của quân đội Đàng Trong đã từng bước giành chiến thắng các quân đội “nhà nghề” như quân vua Lê, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và đội quân của các nước phương Tây, bên cạnh đó đã góp phần vào việc mở mang bờ cõi, từng bước xác lập chủ quyền một cách vững chắc trên vùng đất Nam Bộ và trên hải đảo.
Cũng nghiên cứu về vấn đề chủ quyền biển đảo, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Trung Tiến cho biết, kế thừa công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo thời chúa Nguyễn và Tây Sơn, các vua Gia Long và Minh Mạng đã có nhiều biện pháp mạnh mẽ, chính quy, phù hợp với thế giới đương thời trong chính sách phát triển của triều đình Huế được giới Sử học trong nước và quốc tế đánh giá cao.
“Với vai trò là người thiết lập vương triều Nguyễn, vua Gia Long không chỉ tiếp nối công cuộc tổ chức khai thác, xác lập chủ quyền biển đảo trên khắp lãnh hải của quốc gia như các triều đại trước, mà còn tiến hành chiếm hữu chính thức về mặt nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa, bao gồm cả Trường Sa vào năm 1816, vẽ bản đồ cụ thể và ra sách ghi chép chi tiết về cửa biển, bờ biển, đường biển của toàn bộ vùng duyên hải Việt Nam” - ông Tiến khẳng định.
Các đại biểu tập trung vào các vấn đề về vai trò của các chúa Nguyễn trong công cuộc mở cõi và xác lập chủ quyền ở vùng đất mới và biển đảo; Những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế, đô thị và văn hóa Đàng Trong; Vai trò đất và người phương Nam trong việc định cõi, định đô và chuẩn bị cho công cuộc thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, dưới thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ và Nguyễn vương Phúc Ánh - Gia Long (1777- 1802).
Bộ sách Biển đảo Việt Nam góp phần nâng cao ý thức chủ quyền dân tộc 6 cuốn về biển đảo quê hương không chỉ lan tỏa tình yêu nước, mà còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc cho đông đảo người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế. |
Giải đáp nhiều thắc mắc của ngư dân Sóc Trăng về chống khai thác IUU và hoạt động nghề cá Ngày 27/3, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy đinh (IUU) cho bà con ngư dân tại địa bàn huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng). Tại đây, nhiều ngư dân đã được giải pháp các thắc mắc xoay quanh hống khai thác IUU và hoạt động nghề cá. |