Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
14:00 | 31/10/2019 GMT+7

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tích cực trong hỗ trợ nạn nhân buôn người tái hoà nhập cộng đồng

aa
Nhiều năm qua, xây dựng, duy trì và phát triển các mô hình tại cộng đồng là cách làm truyền thống và là thế mạnh của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam. Với mục tiêu, lấy sự an toàn cho phụ nữ, trẻ em là mục tiêu hành động, các cấp Hội phụ nữ đã triển khai nhiều mô hình với nhiều loại hình, nội dung, tính chất hoạt động khác nhau tùy theo từng giai đoạn, từng đối tượng cụ thể và các vấn đề xã hội đặt ra.
hoi lien hiep phu nu viet nam tich cuc trong ho tro nan nhan buon nguoi tai hoa nhap cong dong
Tuyên truyền về việc kết hôn đúng tuổi cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Nhiều loại hình phong phú, đa dạng

Sau hơn 28 năm bị lừa bán ở nước ngoài, chị Nguyễn Thị B. ở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang nay đã được về đoàn tụ với gia đình. Tuy đã hơn 50 tuổi, nhưng chị lại gặp khó khăn trong giao tiếp.. Thay vì vui mừng do được đoàn tụ thì người thân trong gia đình chị B. lại luôn rơi vào tình trạng thương xót, lo lắng cho cuộc sống sau này của chị. Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nguyễn Thị Chiện chia sẻ: “Những nạn nhân của nạn mua bán người luôn bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, tinh thần. Có những phụ nữ và trẻ em gái may mắn trốn thoát hoặc được giải cứu nhưng khi trở về, họ lại rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc mắc một số chứng bệnh gây ra bởi sự sợ hãi và những đau khổ mà họ trải qua. Chúng tôi đã giúp đỡ tiền mặt, một số vật dụng sinh hoạt cá nhân; kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm, hỗ trợ xây nhà mái ấm tình thương. Với trường hợp chị B, chúng tôi giới thiệu công việc để chị có thể hòa nhập vào cuộc sống đời thường và có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống”.

Nhằm giúp đỡ phụ nữ bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng, Hội Phụ nữ xã Đoan Bái (huyện Hiệp Hòa), tỉnh Bắc Giang đã thành lập nhóm “Phụ nữ tự lực bình minh xanh” để hỗ trợ 10 phụ nữ yếu thế là nạn nhân của nạn buôn người đã có may mắn trở về, động viên các chị em vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hỗ trợ vay vốn tạo sinh kế, hướng dẫn, tư vấn pháp luật cho các chị làm thủ tục đăng ký khai sinh cho các con. Đồng thời, phối hợp nhóm có nguy cơ cao bị lừa bán ra nước ngoài tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền kiến thức phòng, chống tội phạm mua bán người.

Tại tỉnh Điện Biên, từ năm 2011 đến nay, lực lượng chức năng tỉnh Điện Biên đã làm rõ 182 nạn nhân bị mua bán sang Trung Quốc. Nạn nhân bị mua bán chủ yếu là phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng tập trung nhiều đồng bào DTTS thuộc các huyện: Tủa Chùa, Mường Chà, Điện Biên Đông, Mường Nhé, Nậm Pồ. Lợi dụng sự cả tin của phụ nữ vùng cao, các đối tượng sử dụng một số thủ đoạn: rủ đi chơi, tìm việc làm có thu nhập cao hoặc giả vờ yêu đương rủ về nhà ra mắt gia đình sau đó lừa nạn nhân đi khỏi địa bàn rồi tìm cách đưa qua biên giới theo đường tiểu ngạch và bán cho các đối tượng người Trung Quốc. Là người tham gia nhiều chương trình truyền thông về phòng, chống mua bán người ở cơ sở, đồng chí Cứ A Vảng, Phó Chủ tịch UBND xã Sính Phình, chia sẻ: “Tôi thường xuyên tuyên truyền về cách thức, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo, để người dân chủ động phòng tránh; mạnh dạn báo cáo, tố giác tội phạm, nhất là các đối tượng lợi dụng thăm thân để lôi kéo, dụ dỗ chị em qua biên giới…”.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa cho biết: Đối với những đối tượng như phụ nữ yếu thế, phụ nữ DTTS, trẻ em gái thì tình trạng mua bán người, tảo hôn, bạo lực trong gia đình đã đẩy họ trở nên bị tách biệt, bị thụt lùi trong bối cảnh xã hội có nhiều biến đổi như hiện nay. Do vậy, người phụ nữ thường có tâm lý mặc cảm và buông xuôi. Vì vậy, việc duy trì các hoạt động của mô hình, câu lạc bộ, địa chỉ tin cậy, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về là điều cần thiết. Tuy nhiên, cần có sự đổi mới trong các hoạt động cụ thể, xây dựng các mô hình phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; tăng cường khuyên can đối thoại, kết hợp tuyên truyền, vận động người trong gia đình, dòng họ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc, góp phần tạo chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động trong công tác phòng, chống mua bán người cũng như hỗ trợ họ trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng.

Cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cấp hội

Có thể thấy, hệ thống tổ chức Hội phụ nữ rộng khắp đến tận thôn, bản, làng là điều kiện thuận lợi và là điểm mạnh để các cấp Hội thực hiện hiệu quả chức năng bảo vệ phụ nữ, trẻ em từ cấp cơ sở. Hội LHPN các tỉnh thuộc Cụm thi đua khu vực Tây Nam Bộ đã xây dựng nhiều mô hình để chia sẻ, hỗ trợ các gia đình nói chung, phụ nữ và trẻ em nói riêng, như: “Gia đình an toàn và hạnh phúc”, “Xóm, ấp an toàn, thân thiện với phụ nữ” (Đồng Tháp); “Gia đình không có trẻ em đuối nước” (Vĩnh Long); “Bốn quản”, “Liên gia tự phòng, tự quản, vừa là hội viên vừa là an ninh viên” (Long An)… Với 474 mô hình, có hơn 9.000 thành viên tham gia, các mô hình đang hoạt động hiệu quả, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá cao, góp phần phòng ngừa, giảm tình trạng xâm hại phụ nữ, trẻ em.

Mặc dù vậy, các vụ việc xâm hại, bạo lực phụ nữ, trẻ em đang có xu hướng tăng những năm gần đây với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Vừa qua, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với các tỉnh, thành phố về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em đã cho thấy: Từ năm 2015 đến tháng 6-2019, trên địa bàn TP Cần Thơ đã xảy ra 170 trường hợp trẻ em bị xâm hại, trong đó hầu hết đều bị xâm hại tình dục, có một trẻ bị mua bán và một trẻ bị bỏ rơi; tại tỉnh Phú Thọ, có 112 trẻ em bị xâm hại, có 97% số vụ án trẻ em bị xâm hại là đối tượng quen biết với nạn nhân; tại tỉnh Đác Lắc xảy ra 279 vụ trẻ em bị xâm hại, nhiều vụ việc để lại tác động tiêu cực đến thể chất, tinh thần… Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do công tác bảo vệ trẻ em ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời; không ít trẻ em vẫn chưa nhận được sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ cần thiết, cho nên bị xâm hại cả về thể chất và tinh thần. Có thể nói, điều mà mỗi đứa trẻ cần nhất chính là sự bảo vệ từ phía gia đình và xã hội. Cha mẹ trang bị cho con hành trang của cuộc sống đời thường thông qua trò chuyện, tâm sự thường xuyên. Từ đó, trẻ thấu hiểu, bảo vệ mình và biết lên tiếng nhằm thoát khỏi vấn nạn đang nhức nhối này.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa cho biết: “Riêng năm 2018, các cấp Hội phụ nữ đã tiếp nhận và xử lý 5.011 đơn thư có nội dung chủ yếu liên quan xâm hại tình dục, bạo lực gia đình, chia tài sản khi ly hôn… Mặc dù vậy, việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, về phòng, chống bạo lực gia đình trong thực tế còn khoảng cách lớn; năng lực giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ theo chức năng của tổ chức Hội còn hạn chế. Việc phát hiện các trường hợp phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại và hỗ trợ tham gia giải quyết của các cấp Hội đôi khi còn chậm, thiếu sự đeo bám, quyết liệt”.

Năm 2019, Hội LHPN Việt Nam chọn chủ đề năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” và sẽ là nội dung xuyên suốt, được thực hiện trong nhiều năm. Để tạo một không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em, thời gian tới, các cấp Hội phụ nữ cần sâu sát cơ sở, nhạy bén và nắm chắc tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng, nhu cầu của các tầng lớp phụ nữ theo đặc điểm của từng vùng miền; tiếp tục nghiên cứu xây dựng nhân rộng các mô hình, tập hợp phù hợp với từng nhóm phụ nữ, bảo đảm tính tự chủ, tiềm năng của nhóm phụ nữ thuộc nguồn nhân lực chất lượng cao và hỗ trợ phụ nữ yếu thế, trẻ em để phát triển toàn diện; thường xuyên phổ biến những phương thức, thủ đoạn phạm tội và các vụ việc xảy ra để phụ nữ, trẻ em nâng cao ý thức phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục, mua bán người. Đồng thời, tăng cường giám sát vụ việc, giám sát quá trình giải quyết vụ việc của cơ quan chức năng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách có liên quan đến phụ nữ và trẻ em.

Minh Đức
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 04/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...

Đọc nhiều

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Ngày 07/7 tại Thanh Hóa, tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá tiến độ triển khai các chương trình viện trợ, đồng thời trao đổi về định hướng hợp tác trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, hai bên thảo luận về việc rà soát, điều chỉnh các chương trình, dự án cho phù hợp với địa bàn hành chính mới sau sáp nhập, bảo đảm duy trì hiệu quả và tính liên tục trong hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Máy bay chở khách C909 của Trung Quốc vượt mốc 700 tuyến bay, vận chuyển hơn 24 triệu lượt hành khách

Máy bay chở khách C909 của Trung Quốc vượt mốc 700 tuyến bay, vận chuyển hơn 24 triệu lượt hành khách

Sáng 01/7, chiếc máy bay chở khách C909 do Trung Quốc sản xuất thuộc Hãng hàng không quốc tế Trung Quốc (Air China) đã hạ cánh an toàn xuống Sân bay quốc tế Thành Cát Tư Hãn ở Ulaanbaatar, Mông Cổ, đánh dấu việc hãng hàng không này chính thức mở tuyến đường bay quốc tế đầu tiên sử dụng máy bay C909.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Ngày 08/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị phối hợp công tác năm 2025. Hội nghị do Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ngô Lê Văn đồng chủ trì.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 8/7, cán bộ, chiến sĩ Trạm 535 thuộc Trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn xã Phú Trạch, tỉnh Quảng Trị đã khống chế hoàn toàn đám cháy rừng, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Ngày 07/7, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm và đoàn công tác đã đến tỉnh Hủa Phăn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Lào; thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và khảo sát khu đất dự kiến xây dựng trụ sở mới cho đơn vị.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động