Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
20:09 | 28/03/2017 GMT+7

Học giả TQ đã cảnh báo: Gây căng thẳng ở Biển Đông, Bắc Kinh tự hủy hoại thành tựu 30 năm

aa
Chính sách, ứng xử của Trung Quốc thời gian qua ở Biển Đông khiến nhiều học giả nước này cũng lên tiếng kêu gọi ban lãnh đạo ở Bắc Kinh "phải đổi mới tư duy về Biển Đông".

Thay đổi tư duy

Trong bài viết “Trung Quốc cần có phương án thứ ba đối với Biển Đông” đăng trên Đa chiều (Mỹ) ngày 22/7/2016, bình luận viên chính trị Trung Quốc Đinh Đông cho rằng, Bắc Kinh cần có “tư duy mới” về vấn đề Biển Đông.

Tác giả viết: “Vừa qua, điều làm dư luận bất mãn là thái độ ngạo mạn của Trung Quốc. Bắc Kinh một mặt tìm cách lôi kéo Philippines nhưng mặt khác lại hăm dọa sẽ 'ra tay' nếu Manila dựa vào phán quyết về Biển Đông của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) để đối đầu với Trung Quốc".

Truyền thông Philippines cho biết, ngày 19/7/2016 Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa đã lên án Tổng thống Rodrigo Duterte và yêu cầu Manila phải thực hiện theo đề xuất của Bắc Kinh. Hành động này khiến nhà lãnh đạo Philippines nổi giận.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cho biết người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị yêu cầu hai bên tiến hành thảo luận quan hệ hai nước, nhưng ra điều kiện là “Philippines không được nhắc tới phán quyết của PCA, nếu không hai nước sẽ đối đầu”.

Trung Quốc không nên lặp lại vết xe đổ khi ông Benigno Aquino III làm Tổng thống. Tổng thống Aquino - một người gốc Hoa - khi lên nắm quyền đã từng chủ động bày tỏ hữu nghị với Trung Quốc nhưng phía Bắc Kinh chẳng những có thái độ kẻ cả nước lớn mà năm 2012 còn chiếm đóng bãi cạn Scarborough do Philippines đang kiểm soát.

Điều này đã làm ông Aquino thay đổi lập trường, bắt tay với Mỹ và coi quan hệ với Mỹ là hòn đá tảng của chính sách ngoại giao Philippines, từ đó quan hệ Trung Quốc-Philippines trở nên xấu đi nghiêm trọng và hậu quả có phán quyết của PCA như hiện nay.

Trung Quốc phải nhớ bài học này để đối xử với Tổng thống Duterte, bởi lẽ ngay khi lên nắm quyền ông Duterte cũng đã có thái độ hòa dịu cải thiện quan hệ hai nước nhưng thái độ vừa qua của Trung Quốc đã lặp lại vết xe đổ trước đây.

Đối với Aquino trước đây hay Duterte ngày nay thì lợi ích đất nước là tối thượng và họ sẽ hành xử theo ý dân. Thái độ vừa qua chỉ có thể khiến quan hệ Trung Quốc-Philippnies lại rơi vào tình thế như thời Aquino," Đinh Đông nhấn mạnh.

Học giả Trung Quốc cho rằng đối với vấn đề Biển Đông hiện nay, Trung Quốc đang bị cô lập, nếu cứ khăng khăng với thái độ cứng nhắc này sẽ càng làm cho Bắc Kinh rơi vào thế bị động và càng khiến các nước xung quanh Biển Đông có sự đoàn kết, đồng thuận cao.

hoc gia tq da canh bao gay cang thang o bien dong bac kinh tu huy hoai thanh tuu 30 nam

Đầu tháng 1/2017, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận tàu sân bay Liêu Ninh với nhiều chiến đấu cơ J-15 và tàu chiến đã tập trận ở Biển Đông. Ảnh: Asian Defence News

Ngôn hành bất nhất

Đa chiều ngày 26/10/2015 từng nhận định, thời gian trước đó giới quân sự Trung Quốc tác động tới chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc với hành động mà họ gọi là “can dự tích cực” kể cả quân sự ở Biển Đông, điều này làm hầu hết các nước trong khu vực đều cảnh giác cao với Bắc Kinh, càng thúc đẩy họ gắn bó với nhau hơn.

Vì vậy, vấn đề Biển Đông luôn là nghị trình nóng hổi trong các hội nghị. Rõ ràng cái gọi là “chính sách can dự tích cực” của "phái diều hâu" Trung Quốc là lợi bất cập hại.

Trong bài “Chúng ta ngôn hành bất nhất, làm các nước xung quanh Biển Đông cảnh giác” đăng trên tờ Văn Trích của Trung Quốc ngày 6/6/2014, tác giả Hàn Lỗi viết:

"Hậu quả của ngôn hành bất nhất sẽ không thể lường hết được, các nước xung quanh Biển Đông không tin và nêu cao cảnh giác đối với Trung Quốc, liệu các mặt hợp tác khác còn thuận lợi hay không?

Môi trường an ninh còn đảm bảo hay không khi một nước đều bị các nước láng giềng hoài nghi và cảnh giác, thậm chí tẩy chay.

Dư luận thế giới dù rất ngưỡng mộ những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong 30 năm qua nhưng giờ đây sự ngưỡng mộ này bị mất đi thay vào đó là sự hoài nghi và cảnh giác. Liệu vai trò nước lớn và hình tượng quốc tế của Trung Quốc trên trường quốc tế còn giữ được không?

Trung Quốc phải dùng bao nhiêu thời gian mới lấy lại được uy tín của mình? Rõ ràng những hành động ngôn hành bất nhất đã phải trả giá đắt”.

Leo thang căng thẳng

Tạp chí Đồng châu cộng tiến số 11 năm 2015 đăng bài của hai tác giả Tiết Lý Thái và Hà Quốc Trung thuộc Trung tâm hợp tác và an ninh quốc tế Đại học Stanford (Mỹ) và Trung tâm nghiên cứu an ninh doanh nghiệp Trung Quốc thuộc Đại học giao thông Bắc Kinh viết:

Thời đại ngày nay đã khác xa với năm 1974 khi Trung Quốc xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Thời gian qua, các chính khách và các nhà quyết sách Mỹ đã phê phán gay gắt về sự nhượng bộ này của Mỹ cho Trung Quốc. Họ cho rằng cuộc chiến này đã đặt cơ sở cho Trung Quốc lấn chiếm phi pháp xuống Biển Đông hiện nay”.

Hai tác giả viết tiếp: “Một khi Trung Quốc dùng biện pháp quân sự gây leo thang căng thẳng ở Biển Đông thì sẽ bị toàn thế giới lên án, ngay cả Nga - nước thân thiết cũng tìm cách xa lánh”.

Theo hai tác giả, Trung Quốc hiện nay đang trỗi dậy, chưa thực sự hoàn thiện đã vội vã thực hiện chiến lược đối đầu với các nước, nhất là với Mỹ thì đây là một hạ sách”.

Điều đáng lưu ý là “thời gian qua biện pháp chính sách phi pháp của Trung Quốc đối với Biển Đông là do “phái diều hâu” ở nước này chi phối.

Hai tác giả cho rằng hiện Mỹ đã nhận thức được mối hiểm họa từ Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nên đã xác định cuộc đọ sức Mỹ-Trung ở khu vực này mới là cuộc đối đầu thực sự trong thế kỷ 21.

hoc gia tq da canh bao gay cang thang o bien dong bac kinh tu huy hoai thanh tuu 30 nam

Hiện nay, Mỹ vẫn chiếm ưu thế ở châu Á. Vừa qua, “phái diều hâu” và một số nhà lý luận quá khích ở Trung Quốc kêu gọi lãnh đạo chuyển từ “giấu mình chờ thời” sang “phát huy vai trò” với những chính sách trái phép mạo hiểm ở Biển Đông.

Rốt cuộc, Trung Quốc đã đẩy hầu hết các nước ở khu vực này về phía Mỹ. Từ đó, dư luận cho rằng Mỹ vẫn là nước chủ đạo ở Biển Đông và châu Á-Thái Bình Dương.

Hai tác giả kết luận: “Trung Quốc mới trỗi dậy, chưa tự hoàn thiện mình nhưng đã gây hấn, như vậy là bất lợi. Hiện nay Trung Quốc 'cần học lấy chữ Nhẫn', nếu vẫn khăng khăng thực hiện chính sách cứng rắn như hiện nay ở Biển Đông thì rốt cuộc sẽ đưa lại hậu quả là 'vẽ hổ thành chó'".

Hai tác giả Tiết Lý Thái và Hà Quốc Trung cho rằng, hiện Trung Quốc có 4 điểm yếu, bất lợi như:

Thứ nhất, nếu dùng vũ lực thì Mỹ có thể can thiệp và phong tỏa Eo biển Malacca, Trung Quốc hoàn toàn bất lợi.

Thứ hai, giới quân sự Trung Quốc cho rằng, họ bố trí máy bay (phi pháp) ở quần đảo Hoàng Sa có thể kiểm soát được toàn bộ biển Đông nhưng tiền đề này hiện nay chưa tồn tại.

Thứ ba, sự trỗi dậy của Trung Quốc chưa hoàn thiện nhưng đã bị các nước trong khu vực và thế giới tẩy chay, nếu cứ ngang ngược thì toàn thế giới sẽ phản đối.

Thứ tư, nếu cứ khăng khăng dựa vào vũ lực như "phái diều hâu" chủ trương thì tai họa sẽ rơi vào chính Trung Quốc.

Do tình hình thế giới và khu vực hiện nay rất phức tạp nên ở Biển Đông, Trung Quốc không thể cố tình làm theo ý mình./.

Kiều Tỉnh

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Tử vi hôm nay 12 con giáp 22/5/2024: Thìn tài lộc gặp nhiều may mắn

Tử vi hôm nay 12 con giáp 22/5/2024: Thìn tài lộc gặp nhiều may mắn

Tử vi hôm nay 12 con giáp 22/5/2024 Thìn gặp nhiều may mắn trên phương diện tài lộc. Những mối đầu tư từ trước của bản mệnh có dấu hiệu khởi sắc, bản mệnh đã bắt đầu thu được lợi nhuận từ đó.
Tử vi hôm nay 12 con giáp 21/5/2024: Tỵ vận trình tài lộc sáng rõ

Tử vi hôm nay 12 con giáp 21/5/2024: Tỵ vận trình tài lộc sáng rõ

Tử vi hôm nay 12 con giáp 21/5/2024 vận trình tài lộc của tuổi Tỵ trở nên sáng rõ hơn bao giờ trong khoảng thời gian này. Nhất là với những người làm nghề tự do, đây là cơ hội hiếm có để bản mệnh kiếm tiền về đầy tay.
Tử vi tuần mới 12 cung hoàng đạo (20-26/5/2024): Nhân Mã rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan

Tử vi tuần mới 12 cung hoàng đạo (20-26/5/2024): Nhân Mã rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan

Tử vi tuần mới 12 cung hoàng đạo (20-26/5/2024) Nhân Mã rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Có nhiều việc bạn muốn nhưng khó lòng thực hiện được.
Tử vi tuần mới 12 con giáp (20-26/5/2024): Mùi tài chính khởi sắc

Tử vi tuần mới 12 con giáp (20-26/5/2024): Mùi tài chính khởi sắc

Tử vi tuần mới 12 con giáp (20-26/5/2024) Cát thần chủ về tiền bạc báo hiệu các khoản thu nhập từ công việc chính có xu hướng tăng tiến. Đây là phần thưởng cho những vất vả của bản mệnh trong suốt thời gian qua.

Đọc nhiều

Tử vi hôm nay 12 con giáp 19/5/2024: Dần gặp gỡ nhiều cơ hội tài lộc

Tử vi hôm nay 12 con giáp 19/5/2024: Dần gặp gỡ nhiều cơ hội tài lộc

Tử vi hôm nay 12 con giáp 19/5/2024 tuổi Dần còn có thể tìm thấy nhiều cơ may tài lộc, kiếm về tay không ít tiền bạc.
Con số may mắn hôm nay 19/5/2024 12 con giáp: Dần - Thìn tài lộc bủa vây

Con số may mắn hôm nay 19/5/2024 12 con giáp: Dần - Thìn tài lộc bủa vây

Con số may mắn hôm nay 19/5/2024 12 con giáp sẽ bao gồm những số nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Mùa hè 2024 sẽ nắng nóng đặc biệt gay gắt, có thể xuất hiện kỷ lục nhiệt độ

Mùa hè 2024 sẽ nắng nóng đặc biệt gay gắt, có thể xuất hiện kỷ lục nhiệt độ

Các dự báo thời tiết mới nhất chỉ ra, mùa hè 2024 nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5- 1,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Tử vi hôm nay 12 con giáp 20/5/2024: Sửu có Quý nhân soi đường dẫn lối

Tử vi hôm nay 12 con giáp 20/5/2024: Sửu có Quý nhân soi đường dẫn lối

Tử vi hôm nay 12 con giáp 20/5/2024 có người hỗ trợ cho tuổi Sửu cải thiện tình hình tài chính hiện tại. Có thể có người còn nhiệt tình chỉ cho bản mệnh con đường làm ăn đúng hướng để cải thiện thu nhập trong tương lai.
Đến với Trường Sa: Mang tình yêu đi, nhận niềm tin về

Đến với Trường Sa: Mang tình yêu đi, nhận niềm tin về

Từ nhiều năm qua, các đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh ra thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đang sinh sống, làm việc tại quần đảo Trường Sa đã mang tình cảm của đất liền ra với vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và mang niềm tin về sự quyết tâm vượt qua mọi gian khó để bảo vệ biển đảo quê hương về với đất liền.
Bồi dưỡng kiến thức thông tin đối ngoại cho các lực lượng tham gia hoạt động ở khu vực biên giới

Bồi dưỡng kiến thức thông tin đối ngoại cho các lực lượng tham gia hoạt động ở khu vực biên giới

Từ ngày 13 đến 17/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức khóa bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ thông tin đối ngoại cho các lực lượng tham gia hoạt động thông tin đối ngoại khu vực biên giới.
Khánh thành và bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Phan Vinh

Khánh thành và bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Phan Vinh

Vùng 3 Hải quân và Quỹ học bổng Vừ A Dính, CLB “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” và gia đình khánh thành, bàn giao công trình tu bổ tôn tạo nhà thờ AHLS Nguyễn Phan Vinh
Xin chờ trong giây lát...
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Phiên bản di động