Hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân và nhóm nguy cơ bị mua bán người
Nhắn tin ủng hộ tạo sinh kế cho phụ nữ vùng biên giới tỉnh Gia Lai Chương trình được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai phát động với mục tiêu xây dựng được ít nhất 130 mô hình sinh kế cho phụ nữ vùng biên giới để phát triển kinh tế, thoát khỏi đói nghèo. |
New Zealand cam kết hỗ trợ vaccine và viện trợ y tế cho Việt Nam Toàn quyền New Zealand cam kết, New Zealand sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ công cuộc phòng chống dịch bệnh cũng như tiến trình phục hồi kinh tế của Việt Nam thông qua việc hỗ trợ vaccine và viện trợ y tế. |
Mục tiêu của Dự án hỗ trợ sinh kế (MSF) nhằm giảm nguy cơ mua người và tái mua bán người thông qua hỗ trợ tái hòa nhập cho các nạn nhân và nhóm có nguy cơ cao của nạn mua bán người.
Đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án, gồm: Nhóm 1: Nạn nhân của mua bán người hiện đang sống trong cộng đồng; Nhóm 2: Bất cứ ai trở về cộng đồng sau di cư mà đánh giá nhu cầu thể hiện rủi ro đã từng bị bóc lột và muốn nhận hỗ trợ; Nhóm 3: Thành viên trong gia đình của những người hiện đang lao động ở nước ngoài và nhóm dễ bị tổn thương trong độ tuổi lao động nhưng không có nghề nghiệp ổn định.
Tại lễ bàn giao, cán bộ Dự án MSF phối hợp với các đối tác liên quan bàn giao hàng hóa (gói bổ sung) cho 5 hộ hưởng lợi tại địa bàn 2 xã Quảng Trung và Quảng Chính, huyện Quảng Xương. Đồng thời, cán bộ Dự án và các đối tác liên quan kết hợp thực hiện thăm các hộ mục tiêu (đã được hỗ trợ kỳ trước) để kiểm tra, xem xét việc sử dụng trang thiết bị trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam vừa tổ chức trao gói hỗ trợ sinh kế cho cho nạn nhân và nhóm nguy cơ bị mua bán. |
Căn cứ tình trạng sức khỏe, việc làm, thu nhập và nhu cầu về sản xuất kinh doanh của từng hộ gia đình, Dự án đã bàn giao gồm: máy hút chân không và máy hàn miệng túi thổi khí liên tục; Tủ lạnh và nồi điện nấu phở; Máy may; máy xới đất đa năng; Máy ép cám viên, nghiền đa năng và thái rau phục vụ chăn nuôi gia cầm, với tổng kinh phí hơn 311 triệu đồng do Đại sứ quán Anh tài trợ.
Trước đó, Dự án đã lựa chọn 16 đối tượng đích tại tỉnh Thanh Hóa để hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ phát triển sinh kế/kinh tế hộ gia đình. Cụ thể: 4 hộ gia đình được hỗ trợ tủ lạnh và trang thiết bị phục vụ kinh doanh ăn uống, hàng tạp hóa; 2 hộ gia đình được hỗ trợ máy khâu; 2 hộ gia đình được hỗ trợ trang thiết bị/máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh; 3 hộ gia đình được hỗ trợ trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp (máy xới đất); 2 hộ gia đình được hỗ trợ trang thiết bị phục vụ đánh bắt & nuôi hải sản; 3 hộ gia đình được hỗ trợ trang thiết bị phục vụ chăn nuôi.
Vừa qua, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam (World Vision Việt Nam) đã phối hợp cùng Ban quản lý các xã dự án tại huyện Tủa Chùa (Tỉnh Điện Biên) tổ chức 6 lớp tập huấn về Kỹ năng dẫn chương trình và kiến thức phòng chống xâm hại - bạo lực cho 68 các trẻ nòng cốt trong các câu lạc bộ trẻ em và 35 hướng dẫn viên các câu lạc bộ trẻ.
Hoạt động hướng đến các mục tiêu nâng cao hiệu quả truyền thông tại địa phương thông qua việc tăng cường năng lực xây dựng chương trình truyền thông và cải thiện kỹ năng dẫn chương trình của trẻ; trang bị cho trẻ em kiến thức và kỹ năng phòng chống bạo lực, xâm hại cho trẻ em. Trong đó chú trọng kỹ năng phân biệt các hình thức xâm hại và bạo lực trẻ em, cách thức hiệu quả để bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại.
Câu lạc bộ trẻ em là mô hình chiến lược trong Chương trình Bảo vệ trẻ em giúp thúc đẩy quyền trẻ em, nâng cao kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ trước mọi hình thức bạo lực - xâm hại. World Vision Việt Nam đang hỗ trợ vận hành 34 câu lạc bộ trẻ em ở các thôn mục tiêu của Tổ chức thuộc huyện Tủa Chùa với sự tham gia của 833 trẻ em và lịch sinh hoạt từ 2 đến 4 buổi/tháng.