Hỗ trợ phát triển sinh kế và hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người
Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn Thừa Thiên Huế hòa nhập cộng đồng bền vững UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa qua đã ban hành Kế hoạch số 27/KH-UBND thực hiện hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ, sớm ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng bền vững. |
Gần 300 người khuyết tật và gia đình tại Ninh Bình được hỗ trợ sinh kế sau Covid-19 Thực hiện từ tháng 1/2023 - 4/2023, dự án "Cùng người khuyết tật và gia đình họ xây dựng sinh kế sau Covid-19" đã hỗ trợ 275 người, trong đó 64 người khuyết tật có sinh kế bền vững để phục hồi sau đại dịch Covid-19. |
Gần 50 mô hình hỗ trợ sinh kế tại 8 tỉnh
Bà Dương Thị Ngọc Linh - Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển - cho biết, trong khuôn khổ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em năm 2023” Trung tâm Phụ nữ và Phát triển được giao nhiệm vụ Xây dựng tài liệu Hướng dẫn quy trình triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người.
Bà Dương Thị Ngọc Linh, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, phát biểu tại hội thảo tham vấn. |
“Tài liệu này nhằm hỗ trợ cán bộ Hội phụ nữ các cấp, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi nắm được quy trình triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế cho phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng”, GĐ Ngọc Linh chia sẻ.
Còn theo ThS Nguyễn Thị Thu Quế, nội dung tài liệu hướng dẫn gồm có 5 phần: Thông tin chung; Nội dung và quy trình triển khai; Tổ chức thực hiện; Phương pháp và kỹ năng dành cho cán bộ hướng dẫn triển khai thực hiện mô hình phát triển sinh kế; Phụ lục.
Cụ thể: Các bước triển khai hỗ trợ sinh kế gồm: Lựa chọn đối tượng hoặc nhóm đối tượng để hỗ trợ; Lựa chọn mô hình hoặc loại hình sinh kế để hỗ trợ; Thành lập tổ nhóm sinh kế do phụ nữ làm chủ theo các mô hình phù hợp; Phân tích nhu cầu cần được tập huấn của từng tổ nhóm sinh kế; Tổ chức tập huấn cho từng mô hình sinh kế; Theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện dự án...
Cần phải đảm bảo mật thông tin, hình ảnh cho các nạn nhân
Hội thảo đã nhận được các tham vấn ý kiến đóng góp từ các tổ chức, cá nhân, chuyên gia đang hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển kinh tế, trợ giúp xã hội nhằm hoàn thiện tài liệu.
Bà Hà Thị Oanh, Phó Ban Dân tộc, tôn giáo (Liên hiệp phụ nữ Việt Nam) cho rằng, tài liệu cần ngắn gọn, rõ nội dung, rõ quy trình để những nạn nhân mua bán người, địa phương hiểu, sử dụng hiệu quả mô hình sinh kế. Bà Oanh cũng mong muốn đưa thêm nội dung “Tổ chức các hội chợ kết nối đưa sản phẩm của các nạn nhân ma bán người với thị trường” vào tài liệu hướng dẫn.
Quang cảnh hội thảo. |
Chị Nguyễn Thùy An, Ngôi nhà Bình yên, cho rằng, những nạn nhân mua bán người thường liên quan đến những tổn thương về tâm lý, họ rất ngại công khai hình ảnh, tên tuổi, chính vì thế, tài liệu cần phải đảm bảo mật thông tin, hình ảnh cho những người hưởng lợi ở đây là nạn nhân mua bán người. Bởi, rất nhiều nạn nhân mua bán người không muốn chia sẻ câu chuyện của họ đến cộng đồng vì lo sợ bị kì thị.
Ngoài hỗ trợ cho trẻ em, phụ nữ, cần hỗ trợ cho các trường hợp con của phụ nữ là nạn nhân bị buôn bán người. Bởi để phụ nữ yên tâm phát triển sinh kế bền vững thì con của họ cũng phải được hỗ trợ được đảm bảo trong các vấn đề ăn, ngủ, sinh hoạt, nhu yếu phẩm, học tập hằng ngày.
Bên cạnh đó, chị Thùy An cũng cho rằng khi triển khai các mô hình sinh kế cần phải tìm đầu ra cho các sản phẩm, hướng dẫn về cách làm thủ tục, giấy tờ, chứng từ tài chính. Ngoài ra, cung cấp cho các nạn nhân kỹ năng: lập kế hoạch và truyền thông, thuyết trình, điều hành hoạt động nhóm...
“Thực tế trong quá trình hoạt động, Ngôi nhà bình yên đã hỗ trợ sinh kế cho các nạn nhân mua bán người tuy nhiên, quá trình triển khai, nạn nhân bị mất do các căn bệnh hiểm nghèo, do vậy tài liệu cũng cần phải làm rõ nội dung có thể chuyển sang cho người thân hoặc cho con cái nạn nhân, hay là sẽ dừng hoạt động hỗ trợ này”, chị Thùy An chia sẻ.
Chị Thùy An cho biết, tài liệu cũng cần cung cấp địa chỉ, cơ quan chức năng để trong quá trình triển khai cho các nạn nhân mua bán người thắc mắc có thể liên hệ để được giải đáp thắc mắc.
Từ năm 2007 đến nay, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đã vận hành Nhà tạm lánh mang tên Ngôi nhà Bình yên, nhằm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới, trong đó đã hỗ trợ hơn 450 nạn nhân bị mua bán (gồm 291 phụ nữ, 157 trẻ em, 2 nam giới). |
Hagar hỗ trợ nạn nhân mua bán người vượt qua đại dịch Covid-19 Sau 1 năm thực hiện dự án "Hỗ trợ nạn nhân mua bán người vượt qua đại dịch Covid-19", tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam đã phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái tổ chức thành công 21 sự kiện truyền thông nâng cao năng thức về các dấu hiệu, hình thức mua bán người cũng như những kênh liên hệ hỗ trợ. Dự án ghi nhận đã tiếp cận 30.000 người tại 46/46 thôn bản và thực hiện hỗ trợ trực tiếp 20 nạn nhân mua bán người và người có trải nghiệm bị mua bán. |
Tổ chức VESAF (Hoa Kỳ) hỗ trợ 201 suất học bổng cho sinh viên, học sinh nghèo tại Thừa Thiên Huế 201 suất học bổng đợt này do Tổ chức VESAF (Hoa Kỳ) tài trợ dành cho các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và học lực khá, giỏi cho các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và các Trường Đại học trên địa bàn Thừa Thiên Huế để góp một phần vào nâng cao chất lượng học tập cho các em. |