Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
09:00 | 10/11/2019 GMT+7

Hỗ trợ nạn nhân nạn mua bán người trở về tái hòa nhập cộng đồng

aa
Khi tình hình mua bán người vẫn diễn biến phức tạp và những nạn nhân trở về vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần tới sự trợ giúp, thì sự có mặt của những mô hình hỗ trợ tại cộng đồng là thật sự cần thiết, mang nhiều ý nghĩa lớn.
ho tro nan nhan nan mua ban nguoi tro ve tai hoa nhap cong dong
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức vẫn là biện pháp quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn bán người

Để nâng cao hiệu quả tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, ngày 12/8/2016, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định 1057/QĐ-LĐTBXH. Qua đó, tạo điều kiện cho nạn nhân được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ xã hội cơ bản, hòa nhập cộng đồng; đồng thời khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia vào công tác hỗ trợ nạn nhân, thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Tuy nhiên, phản ánh từ các địa phương cho thấy, việc giúp nạn nhân mua bán người tái hòa nhập gặp không ít thách thức.

Các chương trình, dự án chưa mang tính bền vững

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng. Nhiều nội dung thiết thực hỗ trợ nạn nhân được thực hiện như: gắn với công tác tiếp nhận, hỗ trợ tại Trung tâm Nhà tạm lánh, tạm trú; lồng ghép với các chương trình hoạt động của địa phương (dạy nghề, cho vay vốn xóa đói giảm nghèo; truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng sống... Ở một số địa phương, các tổ chức quốc tế đã có gói hỗ trợ trị giá từ khoảng từ 300 đến 500 USD cho các trường hợp nạn nhân trở về có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, các chương trình, dự án được triển khai tại nhiều địa phương không mang tính bền vững khi mà thời gian triển khai dự án ngắn, đối tượng hưởng lợi bị hạn chế. Khi dự án kết thúc thì các đối tượng không thể tự lập cho cuộc sống của mình. Hoặc có những chương trình như đào tạo nghề lại chưa xem xét tới yếu tố phù hợp của nghề đào tạo với điều kiện thực tế của địa phương, nên học viên sau khi được đào tạo cũng không thể vận dụng để sinh sống. Hơn nữa, nạn nhân bị buôn bán chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thái độ, kiến thức và hành vi của cộng đồng đối với họ. Chính vì thế, nếu chỉ tập trung vào nạn nhân mà không có những hoạt động tác động vào cộng đồng nơi nạn nhân sinh sống thì khả năng nạn nhân tiếp tục bị buôn bán hoặc rời bỏ cộng đồng là rất cao.

Ông Lê Minh Sơn, Phó giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh cho biết: tỉnh Quảng Ninh xác định công tác xác minh, tiếp nhận nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về là một hoạt động quan trọng, góp phần giảm bớt nỗi đau cho các nạn nhân và gia đình của họ, đồng thời, đây là bước đầu tiên trong quá trình hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng. Đa số nạn nhân bị mua bán trở về đều bị tổn thương nặng nề cả thể chất lẫn tinh thần. Sức khỏe họ giảm sút do bị ép buộc lao động quá sức, bị đánh đập, tra tấn, bị giam giữ, bị bóc lột tình dục... Không chỉ nạn nhân mà ngay cả gia đình, người thân cũng chịu nhiều hậu quả của tội phạm mua bán người. 100% các trường hợp là nạn nhân bị mua bán được tiếp nhận, giải cứu trở về đều được hưởng đầy đủ các chế độ và hỗ trợ đúng quy định (nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; y tế; miễn, giảm học phí, chi phí hỗ trợ học văn hóa, học nghề; trợ cấp khó khăn ban đầu…). Các nạn nhân sau khi trở về được chính quyền cơ sở nơi cư trú phối hợp cùng ngành chức năng tiếp tục hỗ trợ, theo dõi và tạo điều kiện thuận lợi để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

Nạn nhân của mua bán người thường phải trải qua tình trạng bị cưỡng bức, bị tra tấn, nợ nần, bị giam cầm bất hợp pháp, bị bạo lực về thể chất, tình dục và tâm lý, ngay cả người thân trong gia đình cũng bị đe dọa. Hậu quả là nạn nhân phải hứng chịu những tổn thương về sức khỏe và tâm lý nặng nề, có những trường hợp dẫn đến cái chết. Đối với những nạn nhân may mắn được trở về địa phương, việc tái hòa nhập của họ cũng gặp muôn vàn khó khăn.

Rất nhiều người còn gặp vấn đề như thiếu việc làm do không tìm được công việc phù hợp ở địa phương hoặc do tình trạng sức khỏe yếu, mất đất sản xuất, thiếu chỗ ở, bị bệnh tật, hoặc gặp các khó khăn khác như thiếu giấy tờ tùy thân, gia đình không ổn định...

Khi tình hình mua bán người vẫn diễn biến phức tạp và những nạn nhân trở về vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần tới sự trợ giúp, thì sự có mặt của những mô hình hỗ trợ tại cộng đồng là thật sự cần thiết, mang nhiều ý nghĩa lớn. Với các chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng, chống mua bán người đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và sự quan tâm của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, hy vọng, ngày càng có nhiều mô hình nhà tạm lánh, tạm trú tại cộng đồng với đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp để có nhiều nạn nhân bị mua bán nhận được sự hỗ trợ cần thiết, có thể tái hòa nhập cộng đồng một cách bền vững.

ho tro nan nhan nan mua ban nguoi tro ve tai hoa nhap cong dong
Ảnh minh hoa

Cần sửa đổi, bổ sung các chính sách

Một trong những nguyên nhân khiến công tác hỗ trợ nạn nhân mua bán tái hòa nhập, theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, là do tình hình mua bán người ngày càng gia tăng cả về số vụ và số nạn nhân; nhiều vấn đề trong lĩnh vực này đã vượt xa chính sách hiện hành. Nếu như trước đây, mua bán người chỉ xảy ra ở các tỉnh biên giới, liên quan chủ yếu đến phụ nữ và trẻ em, thì hiện nay, tình trạng mua bán người xảy ra trên phạm vi cả nước, thông qua các dịch vụ về xuất khẩu lao động, di cư lao động tự do, du lịch, môi giới hôn nhân… Không chỉ mua bán phụ nữ, trẻ em với mục đích cưỡng bức lao động, làm thuê, mại dâm, làm vợ, nô lệ tình dục, các nhóm tội phạm còn mua bán cả thai nhi, sinh con hộ, mua bán các bộ phận trên cơ thể người…

Để làm tốt công tác phòng, chống tội phạm nói chung, công tác phòng, chống mua bán người nói riêng, đặc biệt là việc hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về được học nghề, có việc làm ổn định, giúp họ tránh những mặc cảm và dễ hòa nhập cộng đồng, ý kiến của các địa phương cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung các chính sách. Trong đó, cần có giải pháp cụ thể như mức hỗ trợ ban đầu phù hợp để tạo điều kiện cho nạn nhân có thể tái hòa nhập cộng đồng bền vững. Bên cạnh đó, tiến hành tổng kết các mô hình phòng, chống mua bán người, nhất là mô hình hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người đạt kết quả tốt và chỉ đạo hướng dẫn việc nhân rộng các mô hình trên. “Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần nghiên cứu ban hành quyết định phê duyệt khung định mức kinh tế - kỹ thuật về xây dựng mô hình hỗ trợ nạn nhân để các tỉnh, thành phố có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện. Đồng thời, tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các tỉnh, thành phố về công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân” - đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hải Phòng kiến nghị.

Liên quan đến việc tăng cường nguồn lực cho công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người, Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân quy định tại Nghị định số 09/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người. Theo đó, nội dung đáng chú ý nhất là sẽ hỗ trợ học văn hóa, học nghề: Trường hợp nạn nhân học nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng được hỗ trợ một lần chi phí học nghề. Chi hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu đối với nạn nhân thuộc hộ nghèo khi trở về nơi cư trú mức tối thiểu là 1 triệu đồng/người.

Khánh Ngân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Ngày 27/6 tại buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bulgaria (1950 - 2025) do Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria tổ chức, đại diện các cơ quan báo chí sở tại đã chia sẻ những đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới.
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Ngày 30/6, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét tại kỳ họp lần thứ 35 (SPLOS 35) diễn ra từ ngày 23-27/6 tại New York. Với sự điều hành chuyên nghiệp và các đề xuất thiết thực, Việt Nam không chỉ thể hiện năng lực dẫn dắt tại diễn đàn luật biển toàn cầu, mà còn góp phần thúc đẩy thực thi UNCLOS vì mục tiêu đại dương hòa bình, bền vững và công bằng.
Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Tại phiên khai mạc Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) lần thứ 35 (SPLOS 35) ngày 23/6 tại New York (Mỹ), Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ - Trưởng đoàn Việt Nam - đã được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội nghị. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vị trí điều hành cao nhất tại cơ chế thường niên quan trọng nhất về thực thi UNCLOS, thể hiện uy tín và đóng góp ngày càng chủ động, tích cực của Việt Nam trong quản trị đại dương toàn cầu.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động