Trang chủ Bờ cõi biển đảo Phân định lãnh thổ Việt Nam với các nước: Những bài học
12:21 | 23/06/2023 GMT+7

Hiệp định về Biển cả là dấu mốc phát triển mới của luật pháp quốc tế

aa
Từ ngày 19-20/6 tại New York (Mỹ), Hội nghị Liên chính phủ của Liên hợp quốc (LHQ) đã chính thức thông qua Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, còn gọi là Hiệp định về Biển cả, đánh dấu sự ra đời của văn kiện thứ ba thực thi Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Khẳng định thúc đẩy đối thoại và hợp tác để bảo vệ giá trị của UNCLOS Khẳng định thúc đẩy đối thoại và hợp tác để bảo vệ giá trị của UNCLOS
Đại sứ Đặng Hoàng Giang chủ trì buổi gặp mặt thường niên các nước thành viên Nhóm bạn bè UNCLOS, đồng thời kỉ niệm hai năm ngày thành lập Nhóm.
Liên hợp quốc thông qua hiệp ước bảo vệ các vùng biển quốc tế Liên hợp quốc thông qua hiệp ước bảo vệ các vùng biển quốc tế
Ngày 19/6, hiệp ước quốc tế đầu tiên trên thế giới bảo vệ các vùng biển quốc tế đã được thông qua tại Liên hợp quốc (LHQ).

Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại New York đã có cuộc trao đổi với Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ về ý nghĩa của sự kiện, quan điểm của Việt Nam về việc thông qua văn kiện và những công việc sắp tới.

Chú thích ảnh
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Trưởng đoàn liên ngành phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN phát

Theo Đại sứ Đặng Hoàng Giang, báo cáo của Tổng thư ký LHQ tại Hội nghị quốc gia thành viên Công ước Luật biển vừa qua kêu gọi “những nỗ lực khẩn cấp” để đối phó với tình trạng “sức khỏe của đại dương bị đe dọa nghiêm trọng”. Biển cả, nơi không thuộc về quyền tài phán của quốc gia nào, nơi có những loài sinh vật đặc biệt chỉ sống ở vùng sâu hoặc xa bờ, có giá trị to lớn về đa dạng sinh học và cả về kinh tế, cũng đang bị đe doạ nghiêm trọng.

UNCLOS có quy định về tự do đánh cá và tự do nghiên cứu khoa học biển tại biển cả, song chưa có quy định điều chỉnh về phân chia nguồn lợi là nguồn gene thu thập từ biển cả, chưa có cơ chế điều phối, kiểm soát các hoạt động trên biển cả nhằm bảo vệ nguồn gene này khỏi bị suy giảm, cạn kiệt. Hiện nay, hầu như chỉ có các nước phát triển và các công ty tư nhân sở hữu công nghệ biển và công nghệ sinh học hàng đầu với nguồn tài chính dồi dào mới có khả năng thu thập nguồn gene biển và phát triển ứng dụng đem lại lợi nhuận.

Hiệp định về Biển cả cụ thể hóa và phát triển Công ước Luật Biển trên khía cạnh này. Đây là hiệp định thứ ba thực thi UNCLOS (sau Hiệp định về đàn cá di cư và Hiệp định nhằm thực thi Phần XI của Công ước). Hiệp định này sẽ củng cố hơn nữa Công ước Luật Biển - bản Hiến pháp về đại dương, khuôn khổ pháp lý toàn diện cho mọi hoạt động trên biển. Hiệp định góp phần củng cố chủ nghĩa đa phương, là một dấu mốc mới trong sự phát triển của luật pháp quốc tế và góp phần thực hiện thập kỷ LHQ về khoa học biển phục vụ phát triển bền vững và thực hiện Mục tiêu phát triển thứ 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn tài nguyên biển phục vụ phát triển bền vững.

Phát biểu tại phiên họp thông qua, đại đa số các nước ủng hộ mạnh mẽ việc thông qua Hiệp định về Biển cả, cũng như bày tỏ hy vọng và cam kết thúc đẩy văn kiện sớm được đông đảo các quốc gia ký, phê chuẩn để sớm có hiệu lực và đi vào thực hiện. Việc thông qua hiệp định đem lại nhiều cảm xúc, đặc biệt đối với những người trực tiếp tham gia thương lượng, trong đó có đoàn liên ngành Việt Nam do Bộ Ngoại giao chủ trì, cùng đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… phối hợp với Phái đoàn Việt Nam tại New York, bởi đây là kết quả của một quá trình lâu dài và phức tạp. Như bà Reena Lee, Chủ tịch Hội nghị Liên chính phủ mô tả việc xây dựng Hiệp định là “một công cuộc to lớn và có ý nghĩa sống còn”. Nếu tính cả các hoạt động trù bị cho Hội nghị Liên chính phủ và hoạt động vận động trong Đại hội đồng LHQ, quá trình này kéo dài gần 20 năm.

Về nội dung chính của hiệp định, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu rõ trên cơ sở nguyên tắc “nguồn gene biển là di sản chung của nhân loại”, Hiệp định về Biển cả thiết lập khuôn khổ, phương thức chia sẻ lợi ích giúp cho các nước đang phát triển được chia sẻ công bằng lợi ích từ nguồn gene biển, bao gồm cả chuỗi thông tin số hóa nguồn gene biển (DSI). “Chia sẻ lợi ích” không chỉ đề cập đến lợi ích tài chính, mà còn mở ra cho các nước đang phát triển thêm cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học biển, nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ.

Hiệp định về Biển cả quy định về biện pháp phân vùng bảo tồn biển (ABMT), nhằm cân bằng giữa bảo tồn và sử dụng bền vững những khu vực cần được bảo vệ. Bên cạnh đó, các quy định về đánh giá tác động môi trường cũng được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng giữa nhu cầu phòng ngừa tác hại do các hoạt động trên biển cả gây ra đối với đa dạng sinh học biển với nhu cầu khuyến khích nghiên cứu khoa học biển. Hiệp định cũng thành lập và vận hành các cơ quan, thể chế để thực hiện văn kiện, giải quyết tranh chấp, cơ chế tài chính…

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho biết Việt Nam mong muốn “trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an toàn… tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương” (theo Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045). Việt Nam cũng có nhu cầu tận dụng các biện pháp xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ, cũng như nguồn lực tài chính của quỹ chia sẻ lợi ích từ nguồn gene biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia để “tiếp cận, tận dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến”, “đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ biển có năng lực, trình độ cao”, từ đó “phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học”, như các mục tiêu mà Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra.

Với chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về biển cũng như về hội nhập quốc tế, với phương châm “chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng”, “là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, một ngày không xa, Việt Nam sẽ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động trên vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, trong khu vực Đông Nam Á, cũng như những khu vực khác trên thế giới.

Chú thích ảnh
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn/PV TTXVN tại LHQ

Sau khi Hiệp định về Biển cả được thông qua, Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho hay hiệp định sẽ mở ký trong vòng 2 năm tính từ ngày 20/9/2023 tại trụ sở LHQ, New York (Mỹ). Hết thời hạn này, quốc gia có thể trở thành thành viên thông qua thủ tục gia nhập. Hiệp định sẽ có hiệu lực 120 ngày sau khi có 60 nước gia nhập, phê chuẩn, phê duyệt hoặc chấp thuận. Trong vòng 1 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, Tổng thư ký LHQ sẽ triệu tập cuộc họp đầu tiên của hội nghị các nước thành viên của văn kiện này.

Cuộc họp đầu tiên của hội nghị các nước thành viên sẽ thảo luận và quyết định rất nhiều công việc quan trọng, trong đó bao gồm thông qua các quy tắc về thủ tục vận hành của chính hội nghị thành viên, cũng như các cơ quan khác được thành lập theo hiệp định, quyết định tỷ lệ đóng góp thường niên của các nước phát triển cho quỹ đặc biệt được thành lập theo hiệp định, dàn xếp liên quan đến tài trợ… Để chuẩn bị cho cuộc họp đầu tiên này, Đại hội đồng LHQ có thể sẽ phải sớm thông qua một nghị quyết thành lập Ban thư ký lâm thời của hiệp định và thu xếp các công việc chuẩn bị cho hội nghị thành viên, thậm chí trước khi hiệp định có hiệu lực. Các nước thành viên LHQ tham gia Hội nghị Liên chính phủ sẽ phải theo sát quá trình này. Theo Đại sứ, để theo sát tiến trình, đóng góp vào thực thi đầy đủ và hiệu quả hiệp định, điều kiện tiên quyết đối với mỗi quốc gia là phải sớm trở thành thành viên hiệp định.

Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về Đẩy mạnh và tăng cường đối ngoại đa phương đến năm 2030 nhấn mạnh yêu cầu “Chủ động tham gia, tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự kinh tế - chính trị quốc tế minh bạch, công bằng, dân chủ, bền vững; đồng thời, khai thác, phát huy tối đa lợi ích mà hợp tác đa phương mang lại”. Trước yêu cầu đó, đối với đại diện Bộ Ngoại giao, cơ quan chủ trì tham gia Hiệp định cũng như Phái đoàn Việt Nam tại LHQ và các Bộ, ngành phối hợp, việc thông qua Hiệp định mới chỉ là “kết thúc của giai đoạn bắt đầu” và sẽ còn nhiều công việc phía trước.

Theo Thanh Tuấn/Baotintuc.vn

https://baotintuc.vn/thoi-su/hiep-dinh-ve-bien-ca-la-dau-moc-phat-trien-moi-cua-luat-phap-quoc-te-20230623082354865.htm

Ngư dân và học sinh Thái Bình được cung cấp nhiều thông tin pháp luật về biên giới, biển đảo Ngư dân và học sinh Thái Bình được cung cấp nhiều thông tin pháp luật về biên giới, biển đảo
Trong hai ngày 13 và 14/5, Đoàn Đặc nhiệm PCTP ma túy số 1 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) phối hợp Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Diêm Điền tổ chức tuyên truyền pháp luật, các quy định phòng, chống IUU cho ngư dân và học sinh tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
WTO đánh giá cao thành công của Việt Nam về hội nhập quốc tế và phát triển WTO đánh giá cao thành công của Việt Nam về hội nhập quốc tế và phát triển
Chuyến thăm Việt Nam của Tiến sỹ Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thể hiện sự đánh giá cao của WTO đối với thành công hội nhập quốc tế và phát triển của Việt Nam.
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Những bài học sau 15 hội thảo quốc tế về Biển Đông

Những bài học sau 15 hội thảo quốc tế về Biển Đông

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 vừa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (25-26/10/2023) thu hút sự tham dự của hơn 50 diễn giả từ 20 nước trong và ngoài khu vực. Chủ đề của Hội thảo là “Thu hẹp vùng biển xám, mở rộng vùng biển xanh”. Mục tiêu "thu hẹp vùng biển xám" tức là khiến không gian biển trở nên minh bạch và hòa bình hơn. "Mở rộng vùng biển xanh" là giúp xác định những tiềm năng của biển thông qua việc đẩy mạnh những hoạt động thiết thực như chuyển đổi xanh, năng lượng điện gió, chuyển đổi năng lượng biển…
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa tiếp xúc cử tri huyện Trường Sa

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa tiếp xúc cử tri huyện Trường Sa

Chiều 29/6, tại Khánh Hòa, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm các ông Lê Hữu Trí, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Khánh Hòa và bà Hà Hồng Hạnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh đã tiếp xúc với 250 cử tri huyện Trường Sa sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Khẳng định thúc đẩy đối thoại và hợp tác để bảo vệ giá trị của UNCLOS

Khẳng định thúc đẩy đối thoại và hợp tác để bảo vệ giá trị của UNCLOS

Đại sứ Đặng Hoàng Giang chủ trì buổi gặp mặt thường niên các nước thành viên Nhóm bạn bè UNCLOS, đồng thời kỉ niệm hai năm ngày thành lập Nhóm.
Trung Quốc lắp đặt phao đèn báo hiệu tại Trường Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Trung Quốc lắp đặt phao đèn báo hiệu tại Trường Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung tâm Bảo đảm an toàn hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc tiến hành lắp đặt 3 phao đèn báo hiệu tại một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đọc nhiều

Học sinh, sinh viên Việt Nam trải nghiệm văn hóa Trung Quốc

Học sinh, sinh viên Việt Nam trải nghiệm văn hóa Trung Quốc

Ngày 28/9, Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội tổ chức Chuỗi hoạt động Tuần lễ Văn hóa Trung Quốc với chủ đề “Thanh xuân hội tụ, sức sống mới của tình hữu nghị Việt-Trung".
Tình nghĩa của Việt kiều Lào dành cho đồng bão bị bão lũ

Tình nghĩa của Việt kiều Lào dành cho đồng bão bị bão lũ

Ngày ngày dõi theo tin tức nơi quê nhà; dành số tiền chắt chiu, dành dụm ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ với mong muốn san sẻ phần nào những mất mát do thiên tai gây ra... Đó là tấm lòng của nhiều kiều bào lớn tuổi ở Lào đối với đồng bào mình nơi quê nhà.
Hàn Quốc chính thức cấm ăn thịt chó vào đầu năm 2027

Hàn Quốc chính thức cấm ăn thịt chó vào đầu năm 2027

Hàn Quốc có hơn 1.500 trang trại chăn nuôi chó và hơn 200 lò giết mổ chó. Có khoảng 2.300 nhà hàng đang phục vụ thực khách đam mê món "mộc tồn" này trên khắp cả nước. Tuy nhiên, điều này sẽ chính thức chấm dứt vào đầu năm 2027.
Vun đắp tình hữu nghị thủy chung Việt Nam-Cuba mãi mãi trường tồn

Vun đắp tình hữu nghị thủy chung Việt Nam-Cuba mãi mãi trường tồn

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez đã có cuộc gặp gỡ thân mật với các đại biểu hữu nghị nhân dân và thế hệ trẻ Cuba.
Xét, tặng giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam

Xét, tặng giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam

Cục Chính trị Hải quân đã có văn bản đề nghị ban tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ; Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, các cơ quan báo chí tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến văn nghệ sĩ, hội viên, phóng viên, cộng tác viên, tác giả có tác phẩm tham gia xét giải thưởng sáng tác văn học, nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Vùng 4 Hải quân: ngư dân gặp nạn được điều trị kịp thời

Vùng 4 Hải quân: ngư dân gặp nạn được điều trị kịp thời

Ngày 27/9, Bệnh xá đảo Sinh Tồn Đông (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) đã tiếp nhận và điều trị cho 3 ngư dân tỉnh Bình Thuận.
Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Sáng 27/9, Tàu 265, Lữ đoàn 175, (Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 76 với Tàu 1144, Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia.
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết ngày 29/9: Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to

Thời tiết ngày 29/9: Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to

Ngày 29/9, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-100 mm, cục bộ có nơi trên 200 mm.
Thời tiết hôm nay (28/9): Cảnh báo mưa lớn cục bộ ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (28/9): Cảnh báo mưa lớn cục bộ ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (28/9), vùng hội tụ gió trên mực 1500m đến 3000m đang được hình thành trên khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo đêm 28/9, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm.
Thời tiết hôm nay (26/9): Bắc Bộ ngày nắng, có mưa rải rác

Thời tiết hôm nay (26/9): Bắc Bộ ngày nắng, có mưa rải rác

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 26/9, khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Nam Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên chiều tối có mưa dông vài nơi.
Cảnh báo về môi giới lao động thời vụ tại Hàn Quốc

Cảnh báo về môi giới lao động thời vụ tại Hàn Quốc

Cục Quản lý lao động ngoài nước, (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo, khuyến cáo người lao động, nhưng vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng đối tượng môi giới đưa tin, lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc theo diện visa E8.
Thời tiết hôm nay (25/9): Miền Bắc ngày nắng, gió nhẹ

Thời tiết hôm nay (25/9): Miền Bắc ngày nắng, gió nhẹ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/9, các khu vực trên cả nước đều có nắng, gió nhẹ. Hà Nội có mây, đêm không mưa, ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 31 - 33 độ.
Thời tiết hôm nay (24/09): Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng

Thời tiết hôm nay (24/09): Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hôm nay 24/09, thời tiết Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động