Hậu duệ của rùa Hồ Gươm ở Đồng Mô là giống cái
Ngày 22/10/2020, tại hồ Đồng Mô, nhóm thực địa bao gồm ngư dân địa phương, cán bộ Chi cục Thủy sản Hà Nội, Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) thuộc tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC) và Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) đã quây bắt được con rùa quý hiếm này và đưa vào bể nuôi tạm thời trên một đảo nhỏ tại hồ.
Hậu duệ của rùa Hồ Gươm ở Đồng Mô là giống cái. |
Trong vòng vài giờ sau đó, rùa được kiểm tra sức khỏe, siêu âm, gắp chip, thu thập các loại mẫu để xác định loài nhằm phục vụ cho kế hoạch bảo tồn trong tương lai. Con rùa này có trọng lượng 86 kg và dài 1m, hoàn toàn khỏe mạnh và đã được thả lại xuống hồ ngay trong ngày.
Ngày 18/12, các nhà khoa học đã chính thức công bố giám định động vật do Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện và công bố kết quả phân tích gen độc lập do Phòng Tài nguyên thiên nhiên và Bảo tồn (Viện Tài nguyên môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã quan sát được con rùa thứ hai nặng khoảng 130 kg ở hồ Đồng Mô và đang thử nghiệm các phương pháp bẫy bắt rùa để xác định chính xác giới tính và loài của con rùa này.
Việc phát hiện ra con rùa cái này mang tới niềm hy vọng rằng loài rùa Hoàn Kiếm hay còn gọi là Giải Sin-hoe (Rafetus swinhoei) sẽ có thêm cơ hội để tồn tại. Sự săn bắt quá mức và hủy hoại sinh cảnh sống gây nên sự diệt vong của rùa Hoàn Kiếm, do đó việc các quốc gia cùng hợp tác và hành động để loài rùa mai mềm này có khả năng tăng số lượng quần thể.
Quỹ Bảo tồn rùa châu Á (IMC) cho biết, trên hồ Đồng Mô hiện có ít nhất hai con rùa vì đã phát hiện cả hai cùng nổi lên mặt nước tại một thời điểm và chụp được hình ảnh. Hôm 11/12, bộ phận thường trực của quỹ tại hồ Đồng Mô chụp ảnh một con rùa mai mềm, ước tính 130-150 kg. Dự kiến, con này được bẫy, bắt xác định giới tính trong năm 2021. Trường hợp là con đực, nhà chức trách sẽ tạo khu bãi cát ở hồ để rùa có thể sinh sản tự nhiên.
Ngoài ra, còn một con rùa Hoàn Kiếm đã được phát hiện tại hồ Xuân Khanh. Dự kiến đến năm 2021, cơ quan chức năng sẽ bẫy, bắt nó để xác định loài và giới tính. Các đơn vị bảo tồn cũng đề xuất mở rộng vùng tìm kiếm rùa mai mềm ở các hồ lớn khác trên địa bàn như Suối Hai, Đồng Quan.
Sự thật về Biển Đông (bài 2): Về cái gọi là yêu sách chủ quyền “không thể tranh cãi” của Trung Quốc Trung Quốc luôn khẳng định họ có đầy đủ các “căn cứ lịch sử và pháp lý” về “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, cho đến nay, họ vẫn chưa thể nào chứng minh được điều đó. |
Hậu Giang muốn PCPNN và doanh nghiệp hỗ trợ dân sinh khỏi tác động tiêu cực của môi trường Ngày 3/11, UBND tỉnh Hậu Giang đã tổ chức buổi đón tiếp đoàn Ủy ban Cố vấn Hòa bình Thống nhất Dân chủ Hàn Quốc và đại diện một số doanh nghiệp Hàn Quốc theo lời giới thiệu của Văn phòng đại diện phía Nam thuộc Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam đến thăm hỏi và làm việc. |
Đòi thị uy ở Biển Đông, tàu sân bay Trung Quốc là "hổ giấy" hay "hổ thật"? Với giọng điệu hiếu chiến quen thuộc, tờ Hoàn Cầu thời báo lại vừa đăng bài viết về khả năng Trung Quốc điều động tàu sân bay Sơn Đông đến Biển Đông để răn đe. |