Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
00:00 | 28/11/2019 GMT+7

Hà Nội tăng cường các giải pháp ngăn chặn nạn mua bán người

aa
Theo đánh giá của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2019, tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn Thành phố Hà Nội có chiều hướng gia tăng và phức tạp hơn. Trước tình hình đó, các ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó, công tác tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, dạy nghề, giải quyết việc làm và hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng tại các địa phương luôn được chú trọng nhằm xóa bỏ mặc cảm, tạo điều kiện để nạn nhân hòa nhập cộng đồng.
ha noi tang cuong cac giai phap ngan chan nan mua ban nguoi

Thủ đoạn ngày càng tinh vi

So với năm 2018, phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm buôn bán người ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức, có sự cấu kết chặt chẽ, hình thành các đường dây tội phạm mua bán người liên tỉnh, xuyên quốc gia. Đối tượng đã lợi dụng sự kém hiểu biết, thiếu thông tin của nạn nhân, sự quản lý lỏng lẻo của gia đình, nhà trường; người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có nghề nghiệp và mong muốn có việc làm thu nhập cao, một số khác là các cô gái mới lớn do đua đòi, chơi bời để lừa gạt. Đối tượng tội phạm nhằm tới chủ yếu là nữ giới, ở độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, đa số là người ngoại tỉnh.

Nạn nhân bị mua bán qua biên giới chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là sang Trung Quốc (chiếm trên 75%), phần lớn phụ nữ khi bị bán sang Trung Quốc là để làm vợ hoặc đưa vào các ổ mại dâm; nạn nhân khi đã bị lừa bán thường khó được phát hiện, giải cứu trở về. Hoạt động mua bán người trong nội địa chủ yếu bán vào các ổ mại dâm trá hình. Trong năm 2019, toàn Thành phố Hà Nội đã xảy ra 5 vụ án mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi, cơ quan Công an bắt giữ 12 đối tượng, xác định 8 nạn nhân. Trong đó có 5 nạn nhân là trẻ em dưới 16 tuổi. Nạn nhân là người ngoại tỉnh có 5 người, 3 nạn nhân là người Hà Nội.

Nâng cao nhận thức của người dân

Xác định rõ tình hình đó, toàn thành phố đã chú trọng nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng, chống mua bán người. Nhiều địa phương đã tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Phát trên loa truyền thanh, tờ rơi, pano, áp phích... để người dân biết và đề phòng. Đáng chú ý là Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố đã tổ chức 1 hội thi tuyên truyền viên pháp luật về phòng, chống, mua bán người cho 6 quận, huyện với hơn 1.000 cán bộ Hội tham gia để làm nòng cốt tuyên truyền tại cơ sở; tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, phòng, chống mua bán người cho hội viên phụ nữ. Ngoài ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố đã phối hợp với phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức, quận Long Biên... tổ chức 2 buổi tuyên truyền về phòng, chống mua bán người cho hơn 300 người dân tại địa phương. Đồng thời, kết hợp với các địa phương phổ biến, tuyên truyền lồng ghép công tác phòng, chống mua bán người với công tác phòng, chống ma túy, mại dâm.

Ngoài ra, Tổ chức trẻ em Rồng Xanh và Trung tâm Phụ nữ và Phát triển có trụ sở đóng trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ cho 45 nạn nhân bị mua bán trở về (trong đó, có 10 nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam). Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội phối hợp với Tổ chức trẻ em Rồng Xanh tiếp cận 2 nạn nhân nữ là người Hà Nội bị mua bán trở về để giúp đỡ nạn nhân trong việc học nghề, tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống. Hiện, có 1 nạn nhân đã được Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh hỗ trợ và đang tham gia lớp học nghề pha chế; 1 nạn nhân còn lại không có điều kiện để tham gia học nghề được vì có con nhỏ và không có người chăm sóc, đã được địa phương hỗ trợ giải quyết các thủ tục pháp lý như cấp lại giấy khai sinh, hiện đang làm thủ tục chuyển họ mẹ cho các con theo nguyện vọng của nạn nhân.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, một số địa phương cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, sự vào cuộc và phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể chưa cao, thiếu chặt chẽ, mang nặng tính hình thức nên chưa thu hút được đông đảo người dân tham gia vào công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Công tác tuyên truyền về phòng, chống mua bán người tại các địa phương còn hạn chế, chưa thường xuyên, sâu rộng; việc thống kê, rà soát, nắm bắt tình hình phụ nữ, trẻ em bị mất tích, bị mua bán trên địa bàn và số phụ nữ, trẻ em đi làm ăn xa tại một số địa phương chưa kịp thời.

Nạn nhân bị mua bán trở về thường có thái độ tự ty, mặc cảm, ngại tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương. Vì vậy, các cơ quan, ban ngành khó tiếp xúc được với nạn nhân để thu thập thông tin một cách đầy đủ và chính xác cũng như hỗ trợ kịp thời cho nạn nhân theo quy định. Mức trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân còn thấp, nạn nhân bị mua bán trở về gặp nhiều khó khăn khi hòa nhập cộng đồng, tuy nhiên, không được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu vì không thuộc hộ nghèo. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm giúp nạn nhân hòa nhập cộng đồng chưa thật sự bền vững, mức thu nhập chưa đảm bảo để ổn định cuộc sống...

Tăng cường sự phối hợp trong công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về

Những khó khăn này là nguyên nhân khiến công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người trở về còn chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới cần tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Đặc biệt là sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự tham gia của các đoàn thể ở cơ sở. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống mua bán người tại các địa phương để tạo sự đồng thuận giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; nâng cao nhận biết và phòng ngừa cho người dân địa phương, tập trung ở các địa bàn xa; khu công nghiệp tập trung nhiều lao động nữ.

Các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã cũng cần đẩy mạnh rà soát, thống kê số nạn nhân bị mua bán trong nước và từ nước ngoài trở về để kịp thời hỗ trợ theo quy định. Thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân. Tăng cường tổ chức các hội nghị tuyên truyền về phòng, chống mua bán người và công tác hỗ trợ nạn nhân cho cán bộ và người dân tại các xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội để nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc phòng ngừa và không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người.

Minh Đức
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

13 quốc gia được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam

13 quốc gia được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 15/3/2022 miễn thị thực cho công dân 13 nước nhập cảnh Việt Nam, với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thuê Xe Việt - Đơn vị cho thuê xe 7 chỗ uy tín, chuyên nghiệp

Thuê Xe Việt - Đơn vị cho thuê xe 7 chỗ uy tín, chuyên nghiệp

Bạn đang cần thuê xe 7 chỗ để đi du lịch, công tác hoặc muốn di chuyển thoải mái cho gia đình? Thuê Xe Việt sẽ là giải pháp hoàn hảo với dịch vụ cho thuê xe chuyên nghiệp, uy tín, đem đến trải nghiệm thuê xe an toàn và tiện lợi nhất.
Thời tiết hôm nay (22/11): Bắc Bộ ngày nắng, trời lạnh

Thời tiết hôm nay (22/11): Bắc Bộ ngày nắng, trời lạnh

Hôm nay 22/11, thời tiết miền Bắc nắng lạnh, miền Trung có đợt mưa to đến rất to, còn miền Nam nhiều mây, ngày nắng.
Top con giáp xui xẻo hôm nay 25/11/2024: Thìn Tỵ đầu tuần khó khăn

Top con giáp xui xẻo hôm nay 25/11/2024: Thìn Tỵ đầu tuần khó khăn

Con giáp xui xẻo hôm nay 25/11/2024 Thìn có thể sẽ đối mặt với những cản trở nhất định. Trong quá trình làm việc, bản mệnh khó tránh khỏi những mâu thuẫn với đồng nghiệp do hai bên không thống nhất được ý kiến, thậm chí cảm thấy như bị gây khó.

Đọc nhiều

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024).
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV hiện đang xem xét những dự luật quan trọng về kinh tế, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, dư luận hiện đang rất hy vọng vào sự thay đổi này, để từ đó có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn về thể chế như Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn về nội dung trên.
Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Ngày 20/11, Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh tại Hà Nội đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Nhịp cầu ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa” nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Những tài liệu, hình ảnh trưng bày đã mang đến hiểu biết sâu sắc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đồng thời góp phần khơi gợi, nhân lên lòng tự hào và tình yêu biển đảo quê hương. Đó là chia sẻ của nhiều cán bộ, chiến sĩ hải quân Vùng 5 và đông đảo nhân dân, các em học sinh thành phố Phú Quốc khi tham quan triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động