Hà Nội ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều nhất cả nước trong ngày 13/12
Khánh An 13/12/2021 00:00 | Cần biết


Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.428.428 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 14.488 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.423.004 ca, trong đó có 1.053.095 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (488.174), Bình Dương (287.556), Đồng Nai (92.575), Tây Ninh (39.615), Long An (39.312).
![]() |
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 14.946 ca/ngày. (ảnh minh hoạ) |
Tính từ 16h ngày 12/12 đến 16h ngày 13/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.377 ca nhiễm mới, trong đó 28 ca nhập cảnh và 15.349 ca ghi nhận trong nước (tăng 728 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 8.891 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.000), Bình Phước (998), Tây Ninh (919), TP. Hồ Chí Minh (915), Bến Tre (867), Cà Mau (793), Đồng Tháp (740), Cần Thơ (680), Khánh Hòa (594), Vĩnh Long (581), Trà Vinh (476), Sóc Trăng (466), An Giang (422), Bình Định (395), Bà Rịa - Vũng Tàu (371), Thừa Thiên Huế (346), Bạc Liêu (334), Đồng Nai (329), Kiên Giang (328), Tiền Giang (322), Hậu Giang (306), Bình Dương (304), Bình Thuận (268), Gia Lai (211), Đà Nẵng (205), Bắc Ninh (194), Hải Phòng (183), Thanh Hóa (182), Lâm Đồng (165), Nghệ An (145), Hưng Yên (134), Quảng Ngãi (122), Đắk Nông (103), Quảng Nam (103), Lạng Sơn (96), Hà Giang (81), Ninh Thuận (81), Long An (72), Vĩnh Phúc (58), Hải Dương (56), Thái Bình (54), Phú Yên (51), Quảng Ninh (49), Hòa Bình (40), Thái Nguyên (32), Nam Định (30), Quảng Bình (30), Hà Nam (20), Bắc Giang (17), Sơn La (16), Phú Thọ (15), Tuyên Quang (12), Lào Cai (9), Hà Tĩnh (8 ), Kon Tum (8 ), Quảng Trị (5), Yên Bái (4), Cao Bằng (2), Điện Biên (1), Lai Châu (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-315), TP. Hồ Chí Minh (-301), Đà Nẵng (-205).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (+998), Gia Lai (+209), Bến Tre (+145).
![]() |
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.192 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.055.912 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.730 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.321 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.256 ca; Thở máy không xâm lấn: 317 ca; Thở máy xâm lấn: 817 ca; ECMO: 19 ca
Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 12/12 đến 17h30 ngày 13/12 ghi nhận 242 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (75) trong đó có 10 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Bình Dương (2), Bạc Liêu (1), Bình Thuận (1), Tây Ninh (1), Đồng Tháp (1), Tiền Giang (1), Vĩnh Long (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (26), An Giang (25), Bình Dương (15), Cần Thơ (13), Long An (12), Tiền Giang (12), Tây Ninh (10), Đồng Tháp (10), Bình Thuận (7), Sóc Trăng (7), Vĩnh Long (6), Kiên Giang (5), Đắk lắk (4), Bạc Liêu (4), Trà Vinh (3), Bến Tre (3), Cà Mau (2), Hà Nội (1), Hải Phòng (1), Hoà Bình (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 228 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 28.081 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 124.132 mẫu xét nghiệm. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 27.996.114 mẫu cho 71.332.580 lượt người.
Trong ngày 12/12 có 593.374 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 132.873.501 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 74.907.297 liều, tiêm mũi 2 là 57.966.204 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
Ngày 13/12, đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở tỉnh Đắk Nông.
Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5666/QĐ-BYT ngày 12/12/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.
Bộ Y tế ban hành Công văn số 10529/BYT-DP ngày 12/12/2021 về việc tiêm mũi 2 vaccine do Moderna sản xuất với các vaccine phòng COVID-19 khác.
Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố rà soát, phối hợp tổ chức liên quan để thông báo trên phương tiên thông tin đại chúng, trên website của Sở Y tế số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý thông tin kết quả tự xét nghiệm test nhanh kháng nguyên dương tính của cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn; tư vấn và hỗ trợ cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, tránh việc tự điều trị tại nhà không theo hướng dẫn y tế hoặc di chuyển đến bệnh viện, nơi đông người.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới - Cả thế giới có 270.508.964 ca nhiễm, trong đó 243.299.256 khỏi bệnh; 5.324.274 tử vong và 21.885.434 đang điều trị (88.483 ca diễn biến nặng). - Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 91.793 ca, tử vong tăng 2.286 ca. - Châu Âu tăng 74.992 ca; Bắc Mỹ tăng 928 ca; Nam Mỹ tăng 540 ca; châu Á tăng 12.616 ca; châu Phi tăng 773 ca; châu Đại Dương tăng 1.944 ca. - Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 3.879 ca, trong đó: Indonesia tăng 106 ca,Thái Lan tăng 3.398 ca, Philippines tăng 360 ca, Campuchia tăng 15 ca. |



Truyền hình
Đáng chú ý
Thời tiết ngày 19/5: Cảnh báo mưa dông từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ

Bài viết mới
Thời tiết ngày 19/5: Cảnh báo mưa dông từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ

Dự báo thời tiết 19/5: Hà Nội tiết trời dịu mát, TP. HCM nắng nhẹ, chiều tối có mưa

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.