Trang chủ Quốc tế Nhịp sống
08:11 | 29/05/2024 GMT+7

Gieo mầm xanh hòa bình trên những vùng đất xung đột

aa
Ngày Quốc tế Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc năm nay (29/5) vinh danh hơn 4.000 chiến sĩ mũ nồi xanh đã hy sinh vì hòa bình.
Trong 10 năm, trên 800 lượt sĩ quan, quân nhân Việt Nam tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba

Xây dựng tương lai tốt đẹp hơn

Trong 75 năm qua, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã hoạt động ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột ở châu Phi, châu Á, châu Âu và Trung Đông. Lực lượng mũ nồi xanh đã giúp các quốc gia bị giằng xé bởi xung đột hướng tới hòa bình lâu dài. Ngày Quốc tế Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc năm 2024 (29/5) vinh danh hơn 4.000 chiến sĩ mũ nồi xanh đã hy sinh vì hòa bình.

Gieo mầm xanh hòa bình trên những vùng đất xung đột 3
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Là quốc gia trẻ nhất châu Phi, Nam Sudan có số binh sĩ Liên hợp quốc cao nhất với 14.200 quân nhân, cảnh sát, chuyên gia, sĩ quan và tình nguyện viên. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã gia hạn nhiệm vụ của phái đoàn Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS) thêm một năm cho đến ngày 3/4/2025 nhằm đối phó với những thách thức chính trị, an ninh và nhân đạo đang diễn ra.

Ông Jean-Pierre Lacroix - Phó tổng thư ký Liên hợp quốc về các hoạt động hòa bình - đã chỉ ra tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về gìn giữ hòa bình, nhận thức về tình huống và tình báo gìn giữ hòa bình. Đây vốn là nền tảng hiệu quả của các hoạt động trong bối cảnh môi trường xung đột hiện đại ngày càng phức tạp.

Gieo mầm xanh hòa bình trên những vùng đất xung đột 1
Ông Jean-Pierre Lacroix - Phó tổng thư ký Liên hợp quốc về các hoạt động hòa bình.

Bàn về chủ đề “Phù hợp cho tương lai, cùng nhau xây dựng tốt đẹp hơn” của Ngày Quốc tế Lực lượng gìn giữ hòa bình năm nay, ông Lacroix đã nhấn mạnh đến các lĩnh vực trọng tâm chính, gồm:

Cần nhấn mạnh với các quốc gia thành viên rằng gìn giữ hòa bình vốn mang tính chất chính trị, nhằm hỗ trợ các nỗ lực chính trị hướng tới một giải pháp lâu dài cho các cuộc khủng hoảng. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn từ các quốc gia thành viên.

Những mối nguy hiểm mà lực lượng gìn giữ hòa bình phải đối mặt từ các mối đe dọa kỹ thuật số như tin tức giả mạo và thông tin sai lệch, cũng như các mối đe dọa truyền thống từ các nhóm vũ trang. Những người gìn giữ hòa bình đang phải đối mặt với những môi trường ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Cần phải có sự hỗ trợ quốc tế liên tục để thích ứng với những mối đe dọa đang gia tăng này.

Cần ủng hộ việc định hình lại các chiến lược hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Các nhiệm vụ cần được ưu tiên và nỗ lực mở rộng về an toàn, bảo mật, chuyển đổi kỹ thuật số và các chiến lược chống thông tin sai lệch.

Cần giải quyết những nguyên nhân gây xung đột như tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động xuyên quốc gia bất hợp pháp. Sự hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động thực thi hòa bình rất quan trọng. Hoạt động này không thể chỉ được thực hiện bởi lực lượng mũ nồi xanh và cần có sự tham gia của các tổ chức khu vực và tiểu khu vực.

Xây dựng niềm tin với cộng đồng địa phương vẫn là nền tảng của việc gìn giữ hòa bình hiệu quả. Đây là một quá trình được tăng cường nhờ sự hiện diện ngày càng tăng của phụ nữ và các chiến lược gắn kết cộng đồng mạnh mẽ.

Vinh danh nhà vận động Ấn Độ

Nữ thiếu tá Radhika Sen (người Ấn Độ) phục vụ ở miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) là người đã giúp thiết lập mạng lưới để người dân địa phương nói lên mối quan tâm về tình hình an ninh và nhân đạo của mình. Cô Sen vừa giành Giải thưởng Người ủng hộ bình đẳng giới trong quân sự của Liên hợp quốc năm 2023. Cô là người Ấn Độ thứ hai nhận được giải thưởng, sau thiếu tá Suman Gawani năm 2019. Ấn Độ hiện là nước có 124 nữ quân nhân gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Gieo mầm xanh hòa bình trên những vùng đất xung đột 4
Nữ thiếu tá Radhika Sen

Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres ca ngợi: “Trong môi trường xung đột leo thang ở Bắc Kivu, thiếu tá Radhika Sen đã tích cực tham gia với các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi xung đột, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em gái. Cô đã giành được sự tin tưởng của người dân bằng sự khiêm tốn, lòng nhân ái và sự cống hiến”.

Thiếu tá Sen dẫn đầu các hoạt động và tuần tra trong một môi trường đầy biến động, nơi nhiều phụ nữ và trẻ em đang chạy trốn khỏi cuộc xung đột. Với tư cách là Chỉ huy Trung đội, cô đã thúc đẩy một không gian an toàn cho mọi người hoạt động cùng nhau và nhanh chóng trở thành hình mẫu cho cả nam và nữ nhân viên gìn giữ hòa bình.

Thiếu tá Sen đã tổ chức các lớp học tiếng Anh cho trẻ em, đào tạo y tế, bình đẳng giới và dạy nghề cho người tị nạn. Những nỗ lực của cô đã trực tiếp truyền cảm hứng cho tinh thần đoàn kết của phụ nữ, mang lại không gian an toàn cho các cuộc đối thoại cởi mở. Cô giúp lan tỏa tiếng nói của phụ nữ trong cộng đồng, đặc biệt là trong các cuộc thảo luận về hòa bình và an ninh địa phương.

Trang bị kiến thức, kỹ năng tham mưu cho sĩ quan gìn giữ hòa bình tại Liên hợp quốc Trang bị kiến thức, kỹ năng tham mưu cho sĩ quan gìn giữ hòa bình tại Liên hợp quốc
Ngày 13/5, tại Hà Nội, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ quốc phòng) chủ trì, với sự hỗ trợ của Chương trình Sáng kiến các hoạt động hòa bình toàn cầu (GPOI - Hoa Kỳ) đã tổ chức khai mạc Khóa huấn luyện sĩ quan tham mưu Liên hợp quốc, diễn ra từ ngày 13-29/5.
Khởi công dự án “Hành động bom mìn vì làng hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc” tại Bình Định, Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế Khởi công dự án “Hành động bom mìn vì làng hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc” tại Bình Định, Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế
Mới đây, tại huyện Sơn Tây (Bình Định), VNMAC phối hợp với KOICA tại Việt Nam, UNDP tại Việt Nam tổ chức Lễ khởi công dự án “Hành động bom mìn vì làng hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc” (KVPVP). Dự án hoàn thành sẽ giúp nhân dân vùng trọng điểm bị ô nhiễm bom, mìn, vật nổ ở ba tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế được an toàn trong lao động sản xuất và sinh hoạt.

Khôi Nguyên (Theo Xinhua, UN)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Liên hợp quốc cảnh báo những rủi ro người di cư phải đối mặt khi tới Địa Trung Hải

Liên hợp quốc cảnh báo những rủi ro người di cư phải đối mặt khi tới Địa Trung Hải

Ngày 5/7, Liên hợp quốc (LHQ) phát đi thông báo cảnh báo những rủi ro người di cư phải đối mặt trên những hành trình nguy hiểm xuyên châu Phi tới bờ biển phía Nam Địa Trung Hải.
Hội nghị thượng đỉnh về Ukraine mở đường cho đối thoại hòa bình với Nga

Hội nghị thượng đỉnh về Ukraine mở đường cho đối thoại hòa bình với Nga

Ngày 16/6, hàng chục quốc gia tham dự hội nghị quốc tế mang tính bước ngoặt về hòa bình cho Ukraine nhất trí Ukraine nên đối thoại với Nga để chấm dứt xung đột, trong khi ủng hộ mạnh sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Liên hợp quốc: 120 triệu người trên thế giới phải tị nạn

Liên hợp quốc: 120 triệu người trên thế giới phải tị nạn

Theo Báo cáo Xu hướng Toàn cầu năm 2024 của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR), số người buộc phải di tản trên thế giới vượt quá mốc 120 triệu người.

Các tin bài khác

FAO: Sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 gần 2.900 triệu tấn

FAO: Sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 gần 2.900 triệu tấn

Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) dự kiến sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại, với 2.854 triệu tấn.
Liên hợp quốc cảnh báo những rủi ro người di cư phải đối mặt khi tới Địa Trung Hải

Liên hợp quốc cảnh báo những rủi ro người di cư phải đối mặt khi tới Địa Trung Hải

Ngày 5/7, Liên hợp quốc (LHQ) phát đi thông báo cảnh báo những rủi ro người di cư phải đối mặt trên những hành trình nguy hiểm xuyên châu Phi tới bờ biển phía Nam Địa Trung Hải.
Phí xin thị thực du học Australia tăng gấp đôi

Phí xin thị thực du học Australia tăng gấp đôi

Australia sẽ thu phí thị thực du học 1.600 AUD (hơn 27 triệu đồng) từ đầu tháng 7, tăng hơn gấp đôi mức cũ, tiếp nối loạt chính sách nhằm giảm người nhập cư.
Singapore có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới

Singapore có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới

Singapore đã soán ngôi Nhật Bản để giành được danh hiệu tấm hộ chiếu quyền lực nhất theo Chỉ số Hộ chiếu Henley 2024.

Đọc nhiều

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vận động nguồn vốn tài trợ dự án xây cầu và nhà đồng hương

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vận động nguồn vốn tài trợ dự án xây cầu và nhà đồng hương

Chiều 15/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau cùng Ban Liên lạc đồng hương Bạc Liêu - Cà Mau tại TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ ký kết thoả thuận phối hợp thực hiện chương trình “Quê hương và những tấm lòng”.
5 nhóm mục tiêu công tác của 6 tháng cuối năm

5 nhóm mục tiêu công tác của 6 tháng cuối năm

Hội nghị diễn ra ngày 16/7 tại Hà Nội do Lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam chủ trì cùng toàn thể Cơ quan Thường trực tham dự.
Cùng trải nghiệm mặc Yukata với các bạn Nhật Bản

Cùng trải nghiệm mặc Yukata với các bạn Nhật Bản

Tại sự kiện “Trải nghiệm phong tục lễ hội Tanabata, mặc thử Yukata” do Trung tâm Thông tin Văn hóa - Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã được mặc thử trang phục Yukata của Nhật Bản và khám phá những nét gần gũi trong trang phục truyền thống của hai nước.
Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Sau vòng sơ khảo và bán kết đầy cạnh tranh, ngày 17/7, chung kết Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu” đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh. 7 đội thi lọt vào vòng chung kết đã mang đến những màn “trình diễn” đặc sắc - đầy hứng khởi, tiếp thêm động lực cho nhiều sinh viên khác đang theo học ngành du lịch.
Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Sáng 17/7 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).
Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với hải quân Indonesia

Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với hải quân Indonesia

Ngày 17/7, tàu buồm 286-Lê Quý Đôn, Hải quân nhân dân Việt Nam đã đến Surabayar, bắt đầu chuyến thăm và giao lưu với hải quân Indonesia kết hợp huấn luyện đi biển đường dài cho cán bộ, chiến sỹ, học viên trên tàu.
Nhiều địa phương quyết liệt trong chống khai thác IUU

Nhiều địa phương quyết liệt trong chống khai thác IUU

Đoàn Thanh tra EC sẽ đến Việt Nam thực hiện đợt kiểm tra lần thứ 5 về khắc phục "Thẻ vàng" IUU. Trong thời gian này, nhiều địa phương trên cả nước như: Quảng Bình, Khánh Hòa, Kiên Giang đang triển khai các giải pháp chống khai thác IUU trong 2 tháng cao điểm (tháng 7 và tháng 8) để giữ vững những kết quả đã đạt được, đảm bảo không phát sinh các hành vi vi phạm IUU trong thời gian tới.
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
de nhung ky niem xua tao sinh trong hien tai va tuong lai
ho chi minh la bieu tuong cua hoa binh doc lap va tien bo xa hoi
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Người ra nước ngoài định cư và thôi quốc tịch Việt Nam sẽ bị thu hồi căn cước công dân

Người ra nước ngoài định cư và thôi quốc tịch Việt Nam sẽ bị thu hồi căn cước công dân

Người Việt Nam khi ra nước ngoài định cư, nếu thôi quốc tịch Việt Nam thì căn cước công dân sẽ bị thu hồi; nếu vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì sẽ không bị thu hồi căn cước công dân.
Từ 1/7 kiểm soát giấy tờ xe và người điều khiển qua VNeID có giá trị như kiểm tra trực tiếp

Từ 1/7 kiểm soát giấy tờ xe và người điều khiển qua VNeID có giá trị như kiểm tra trực tiếp

Thông tư Bộ Công an vừa ban hành quy định các thông tin giấy phép lái xe; giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định… đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID) sẽ có giá trị như kiểm tra giấy tờ trực tiếp.
Cấp căn cước cho người gốc Việt chưa xác định quốc tịch từ ngày 1/7

Cấp căn cước cho người gốc Việt chưa xác định quốc tịch từ ngày 1/7

Cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi, công dân chưa đăng ký thường trú, tạm trú và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là những điểm mới đáng chú ý của Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7.
Từ ngày 1/7, BHXH thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên VNeID

Từ ngày 1/7, BHXH thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên VNeID

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã và đang tập trung các nguồn lực, phát huy lợi thế sẵn có của ngành để sẵn sàng cho việc triển khai sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thời tiết hôm nay 22/6: Nắng nóng ở miền Bắc dịu dần

Thời tiết hôm nay 22/6: Nắng nóng ở miền Bắc dịu dần

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết miền Bắc hôm nay 22/6 tiếp tục giảm nhiệt, cao nhất phổ biến 31-34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/6): có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao

Thời tiết hôm nay (19/6): có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 19/6 sẽ nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động