Giáo dục chủ quyền biển, đảo trong trường học ở Cẩm Khê
Những “Sứ giả hoà bình” bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng, mỗi chuyến đi của các con tàu là hành trình của “sứ giả hòa bình”, đại diện cho Quân chủng Hải quân, Quân đội và đất nước giao lưu với bạn bè quốc tế. |
30 giảng viên được tập huấn về giáo dục giới tính, tình dục toàn trong trường học Ngày 18/7, tại Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc khoá Tập huấn giảng viên quốc gia về giáo dục giới tính, tình dục toàn diện và kỹ năng sống trong trường học. |
Lãnh đạo huyện Cẩm Khê trồng cây mù u bên mô hình cột mốc đảo Trường Sa tại Trường trung học cơ sở Văn Khúc. |
Trường trung học cơ sở Văn Khúc là một trong những đơn vị thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo cho học sinh. Ngay khi bước vào sân trường, chúng tôi đã nhìn thấy mô hình quần đảo Trường Sa ở vị trí trung tâm với lá cờ Tổ quốc đang bay trước gió. Mô hình được xây dựng với cột mốc chủ quyền, ghi rõ vĩ độ, kinh độ. Trước cột mốc là bản đồ đất nước. Tất cả tạo nên tổng thể toàn vẹn về chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Thầy giáo Nguyễn Xuân Thịnh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, toàn trường hiện có 341 học sinh với chín lớp học.
Những năm qua, nhà trường đặc biệt quan tâm đưa việc tuyên truyền biển, đảo vào chương trình học tập của học sinh bằng nhiều hình thức như: Tổ chức ngoại khóa, các cuộc thi, thông qua các tiết học Ðịa lý, Lịch sử, Văn học…, qua đó bồi đắp thêm tình yêu biển, đảo cho học sinh, giúp các em có thêm kiến thức về tiềm năng biển, đảo; khơi dậy trong các em tình yêu và trách nhiệm đối với việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Còn tại Trường tiểu học Sông Thao, việc tuyên truyền biển, đảo được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Ngoài việc xây dựng mô hình cột mốc chủ quyền biển đảo Trường Sa có chiều cao 4,2m với tổng kinh phí 137 triệu đồng, nhà trường còn tổ chức các buổi ngoại khóa có sự tham gia của các cựu lính đảo Trường Sa để thông tin về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, về cuộc sống của người lính trên đảo. Qua các buổi sinh hoạt đã giúp thầy giáo, cô giáo và các em học sinh hiểu rõ hơn về chủ quyền biển đảo Việt Nam, về những hy sinh công sức, xương máu của các cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Ðể nâng cao hiệu quả giáo dục về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Ðào tạo và Huyện đoàn Cẩm Khê đã chỉ đạo Ðoàn Thanh niên các xã, thị trấn phối hợp các trường học xây dựng mô hình cột mốc Trường Sa tại các trường học. Ðến nay, tại 24 xã, thị trấn của huyện Cẩm Khê đã xây dựng được 26 mô hình cột mốc tại các trường tiểu học hoặc trung học cơ sở.
Hoạt động xây dựng mô hình cột mốc quần đảo Trường Sa được tuyên truyền rộng rãi, nhận được sự ủng hộ tích cực của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh các nhà trường; cán bộ, lãnh đạo và nhân dân các xã, thị trấn đóng góp bằng ngày công lao động, tiền mặt, nguyên vật liệu, trị giá hơn 500 triệu đồng, trong đó chủ yếu từ nguồn vận động xã hội hóa.
Trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo Cẩm Khê Bùi Ngọc Luận cho biết, việc giáo dục học sinh các kiến thức về chủ quyền biển, đảo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là việc làm có ý nghĩa thiết thực, góp phần giúp học sinh hiểu được sự hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước trong việc giữ gìn chủ quyền biển, đảo và có nhận thức đúng về biển, đảo. Giáo dục biển, đảo cũng nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh và các tầng lớp nhân dân trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Ngoài việc xây dựng cột mốc chủ quyền, các trường học trong huyện Cẩm Khê còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa với chủ đề “Học sinh Cẩm Khê hướng về biển, đảo yêu thương”, “Xuân biên giới”, “Tết hải đảo” thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia như: Triển lãm tranh ảnh, hoạt động văn hóa, văn nghệ và vẽ tranh về biển, đảo; cán bộ, giáo viên và học sinh viết thư, vẽ tranh động viên bộ đội hải quân đang ngày đêm canh giữ ngoài đảo xa; quyên góp ủng hộ quân dân ở đảo xa số tiền hơn 30 triệu đồng cùng hiện vật như nón lá, chè khô…
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Cẩm Khê Bùi Xuân Vĩnh cho biết, những năm qua huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong mọi tầng lớp nhân dân. Huyện đã chỉ đạo ngành giáo dục phối hợp các tổ chức liên quan giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh. Trước hết, tích cực tuyên truyền để cho học sinh và các tầng lớp nhân dân hiểu về đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về biển, đảo của Việt Nam; các chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành của chủ quyền quốc gia...
Trong thời gian tới, huyện Cẩm Khê sẽ tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho thanh, thiếu niên; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo không chỉ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện mà còn lan tỏa ý thức, trách nhiệm cho thế hệ trẻ, các tầng lớp nhân dân trong huyện.
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền biển, đảo cho gần 1.000 giáo viên, học sinh Ngày 7/6, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tổ chức buổi thông tin, tuyên truyền về tình hình biển, đảo và Luật Cảnh sát biển cho gần 1.000 giáo viên, học sinh của 3 trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Kiều bào tại Thái Lan góp phần gìn giữ chủ quyền biển đảo quê hương Tiếp nhận ủng hộ của cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan tặng huyện đảo Trường Sa, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa khẳng định đây là đóng góp thiết thực của kiều bào vì bình yên của biển đảo. |