Giải pháp nào đối phó nguy cơ hàng nhập khẩu giá rẻ tràn vào Việt Nam?
Mỹ bỏ ngỏ khả năng mở cửa kinh tế trở lại vào tháng 5 |
Vì dịch COVID-19, kinh tế Nam Á tăng trưởng thấp nhất trong 40 năm |
Tại cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhận định: Dịch COVID-19 đang khiến nhu cầu toàn cầu sụt giảm, tồn kho tăng ở nhiều quốc gia.
Do đó, cần chủ động dự báo khả năng hàng tồn kho do dịch bệnh của các quốc gia có thể tràn vào Việt Nam với mức giá cạnh tranh, để chuẩn bị các phương án, biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.
Cùng quan điểm, đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) phân tích: Với thị trường nhỏ như Việt Nam, lượng hàng nhập khẩu giá rẻ chỉ cần tăng vài phần trăm là sức ép lên sản xuất trong nước sẽ tăng theo cấp số nhân.
Ở chiều ngược lại, cơ hội của hàng Việt xuất khẩu sang các quốc gia vốn đã gặp khó bởi hàng rào bảo hộ mạnh mẽ, nay lại càng khó khăn hơn trong bối cảnh dịch bệnh.
Để đảm bảo công bằng và bảo vệ sản xuất trong nước, theo Bộ Công thương, cần áp dụng các biện pháp phòng vệ, kể cả khi không phải đối mặt với áp lực từ dịch bệnh như hiện nay.
Từ đầu năm, Việt Nam đã nhiều lần áp dụng các biện pháp tự vệ với hàng hoá nhập khẩu phục vụ tiêu dùng và sản xuất: Áp dụng chống bán phá giá tạm thời với sản phẩm bột ngọt từ Trung Quốc, Indonesia; áp thuế màng nhựa của Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan; áp thuế với phôi thép nhập khẩu, thép dài...
Xuất nhập khẩu hàng hoá tại Cảng Hải Phòng (Ảnh minh hoạ) |
Trong báo cáo mới nhất gửi Chính phủ, Bộ Công thương cũng nhấn mạnh kế hoạch hành động phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp được coi là giải pháp nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, cảnh báo sớm và giải quyết tranh chấp thương mại... Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, như vậy vẫn chưa đủ.
Chia sẻ với Người lao động, Luật sư Lê Thành Kính cho rằng cần có giải pháp kích thích phát triển sản xuất hàng hóa chất lượng cao trong nước. Bởi lẽ, dù chặn hàng ngoại giá rẻ tràn vào thị trường nội địa nhưng trong nước không sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao và giá cả phù hợp thì người tiêu dùng vẫn ủng hộ hàng nhập.
Trong khi đó, theo chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh, bên cạnh giám sát việc thực thi các FTA để tránh gian lận thì quan trọng hơn là tự nâng cao sức cạnh tranh thông qua tái cơ cấu các ngành sản xuất, bảo đảm tiêu chí chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
"Việc của chúng ta không phải là lăm lăm đánh thuế tự vệ mà là hỗ trợ, đầu tư vào các ngành có thế mạnh để làm ra được những sản phẩm vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu được, cân bằng lại cán cân thương mại. Chú ý, tránh đầu tư dàn trải, gây lãng phí nguồn lực" - TS. Lê Đăng Doanh phân tích.
Kiểm soát được dịch COVID-19, kinh tế sẽ tăng trưởng từ quý III/2020 Đánh giá tác động của dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam, nhóm nghiên cứu trường Đại học Kinh tế quốc dân dự báo ... |
Dịch COVID-19 khiến gần nửa triệu công ty Trung Quốc phải đóng cửa Ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 khiến gần nửa triệu công ty tại Trung Quốc phải đóng cửa trong quý I/2020. Thậm chí, nước này ... |
Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế năm 2020 sẽ chỉ đạt 5,34% vì dịch COVID-19 Theo kịch bản xấu nhất, nếu dịch COVID-19 kéo dài đến hết năm, tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 của TP. Hà Nội chỉ ... |