Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
09:34 | 26/08/2019 GMT+7

“Giải cứu” nghề đánh bắt cá ngừ đại dương

aa
Trên mỗi con tàu ra khơi, họ mang theo bao hy vọng và niềm tin. Vì mưu sinh, ngư dân phải “treo đầu ngọn sóng”. Phải chung sống với họ ở giữa biển trời bao la, mới thấu hiểu những gian nan, cơ cực của “binh đoàn” bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.
Danh tính của 9 ngư dân bị chìm tàu cá ở Nghệ An Hành trình "săn" ảnh mùa cá cơm ở Phú Yên Trai Hà thành bỏ nghề giáo viên, bén duyên với cá... tên lửa

Bài 1: Tường trình giữa Biển Đông

Không cần giải thích, chỉ cần nghe cái tên “tàu câu cá ngừ đại dương” là biết nghề này chuyên khai thác ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, nhà giàn DK1... của Việt Nam. Trên mỗi con tàu ra khơi, họ mang theo bao hy vọng và niềm tin. Vì mưu sinh, ngư dân phải “treo đầu ngọn sóng”. Phải chung sống với họ ở giữa biển trời bao la, mới thấu hiểu những gian nan, cơ cực của “binh đoàn” bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.

giai cuu nghe danh bat ca ngu dai duong
Cá ngừ vừa mới câu đưa lên boong tàu, ngư dân làm kỹ thuật rút tủy để bảo quản cá chất lượng cao. Ảnh: Hải Luận

“Tui nói anh hay, ra biển có say sóng kiểu nào cũng phải nghiến răng chịu đựng. Tui không cho quay mũi tàu chở anh vào bờ nửa chừng đâu đó. Cả 100 triệu đồng tiền tổn (chi phí) không có đùa đâu. Xác định cho thật kỹ rồi bước xuống tàu đi với bọn tui” - Thuyền trưởng Lê Văn Năm, ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, “chốt” lại với tôi khi tàu chuẩn bị rời cảng ra khơi. Chiếc tàu phải chở mấy nghìn lít dầu, gần 400 cây đá lạnh, lương thực, thực phẩm đủ 6 người ăn trong vòng 20 - 25 ngày trên biển, nên nó chạy có vẻ nặng nề.

“Đánh bạc giữa biển”

Tàu ra khỏi cửa biển, ông Năm soạn đồ cúng ra phía mũi tàu làm lễ khấn vái theo phong tục của ngư dân đi biển. Tàu chạy suốt 2 ngày 2 đêm mới đến chỗ khai thác. Thuyền trưởng Năm chỉ vào máy định vị xác định tàu đang cách đảo Đá Lát (quần đảo Trường Sa) khoảng 30 hải lý. Tắt máy chính, nổ máy phát điện để câu mực, những con mực đại dương có màu nâu sẫm to bằng nửa cổ tay, được thả vào thùng nước biển nuôi sống làm mồi câu cá ngừ suốt đêm.

Mỗi lao động phụ trách một cây tre dài làm cần câu, ở trước mũi 2 cần và sau lái 2 cần. Trên boong tàu “bày binh bố trận” đủ kiểu dụng cụ, thiết bị đánh bắt và bảo quản cá ngừ. Chờ mãi vẫn không có cá cắn câu, các lao động vẫn cần mẫn kéo dây kiểm tra mồi và thay mồi mực sống vào lưỡi câu. Khoảng 2 giờ sáng, có một tiếng la lên: “Dính đòn rồi, mang máy gây tê ra bụp nó”. Anh Quang kéo sợi dây câu về phía giữa tàu để thuận tiện tác nghiệp. Thuyền trưởng Năm đến kéo sợi dây kiểm tra và nói: “Con này cũng trọng đó”.

Thuyền trưởng Năm yêu cầu nối dây thêm dài ra. Tôi thắc mắc sao không kéo đầu nó vào tàu nhanh lên, nếu không nó chạy thoát mất. Ông Năm vừa theo dõi con cá, vừa giải thích: “Khi cá lớn mắc câu, nó chạy phá dữ lắm. Mình phải móc nối dây cho con cá chạy ra ngoài xa, sau đó tập trung kéo từ từ vào tàu. Nó “làm căng” cố tăng tốc chạy thoát, mình phải lập tức “giảm nhu” thả dây lỏng ra. Đến lượt nó “giảm nhu”, mình kéo dây căng kéo nó vào. Cứ giằng co như vậy, đưa nó sát gần mạn tàu, mới thả máy gây tê xuống, bấm bụp, bụp mấy phát, nó đơ ra, mình mới đưa móc lên tàu. Gặp những con quá to, phải buộc dây ở đuôi, dùng tời kéo lên”. Chưa đầy 20 phút, con cá ngừ khoảng 70kg đã được đưa lên boong tàu, nhanh chóng mổ bụng, trục toàn bộ bộ lòng ra ngoài, bơm nước biển rửa sạch máu, đưa xuống hầm lạnh bảo quản.

Tôi nói chuyện với ông Năm, từ nay đến sáng, trời thương cho tàu mình trúng thêm 6 con nữa là thắng lợi. Vị thuyền trưởng cười, nói như giải thích: “Nghề câu cá ngừ bây giờ giống như đi “đánh bạc giữa biển”. Bỏ ra 100 triệu đồng để tàu ra khơi là “nặng” lắm. Anh em làm sao kiếm đủ tổn là mừng bước đầu, sau đó mới tính đến lời lãi. Từ hôm Tết đến giờ, tháng nào tui cũng đi biển, cập cảng bán cá, chuyến đủ - lỗ - đủ - lỗ... Gộp lại bị lỗ ròng. Đợt trăng trước nghỉ biển, đẩy tàu lên bờ làm nước (sửa chữa), phải đi vay mượn 50 triệu đồng trả tiền vật tư và công thợ. Năm nay cũng mất luôn một quý tiền hỗ trợ dầu của Chính phủ”.

Đêm đầu tiên, tàu ông Năm chỉ câu được 1 con duy nhất. Ban ngày, tàu cố định bằng neo dù, tất cả các lao động hoàn tất công việc dọn vệ sinh tàu, ăn cơm đi ngủ. Trời nắng như đổ lửa, cái ca bin tàu nhỏ khoảng 10m2, thấp phải bò khom, vừa để lương thực, thực phẩm, làm bếp nấu, chỗ ăn uống và chỗ ngủ. 6 con người cũng ráng chui vào đó ngủ.

Thuyền trưởng Năm thi thoảng phải thức dậy nhìn quanh từ xa xem có chiếc tàu hàng nào đi qua đâm mũi về phía tàu của mình để biết chạy tránh. 9 giờ sáng, gió bắt đầu thổi lớn, sóng biển đưa chiếc tàu giống sảy gạo và đưa võng. 4 giờ chiều, bắt đầu ăn cơm và chuẩn bị đồ câu, tiếp tục chiến đấu. Đêm thứ 2, trời thương, câu được 3 con cá ngừ. Đêm thứ 3, không có con nào... 20 ngày đêm, 6 con người chỉ quanh quẩn trên chiếc tàu gỗ có chiều dài 18m.

Biển “bạc” lòng người

Ngồi chờ cá cắn câu, tôi hỏi chuyện ông Năm: Nếu so sánh trước đây, câu giàn (vàng) phải cho tàu chạy thả câu hàng chục hải lý, với cách dùng đèn dẫn dụ cá về quanh tàu thì như thế nào? “Trước đây, tính từ khi cá mắc câu đến lúc đưa được cá lên boong tàu, bị cá phá đứt dây và trật ra ngoài lên đến 60%. Nghĩa là 10 con cắn câu, chỉ bắt được 4 con. Từ khi áp dụng máy gây tê vào khai thác cá ngừ, đã bắt cá chính xác lên đến 95%. Chỉ một vài con nó quậy phá quá mạnh, bị quấn dây, đầu lao xuống phía dưới, đuôi chỏng lên mặt nước, nên máy gây tê không có tác dụng. Dòng điện chỉ nện vào đúng đầu của nó mới có tác dụng gây tê, làm cho con cá giảm tốc độ quậy phá” - ông Năm lý giải.

- Tôi đi dự hội nghị, nghe mấy nhà khoa học nói, tàu ra càng xa thì câu càng được nhiều cá. Cá ngừ nó di cư quốc tế, sao mấy hôm nay, tàu của mình gặp khó khăn quá? - tôi hỏi.

- Biển Đông rộng bao la, cho tàu đi theo mấy ông khoa học chỉ đường, tiền dầu đâu mà chịu cho nổi. Sau hàng chục năm đánh bắt, ngư dân đã tìm được quy luật và đường đi của con cá ngừ. Đầu vụ (tháng 11, 12 âm lịch) chạy tàu lên phía Đà Nẵng “chặn đường” đi xuống phía Nam, sau đó tụt dần dần xuống vùng biển Trường Sa và phía ngoài nhà giàn DK1.

- Làm theo kiểu “chặn đường” cá đi lẽ ra câu được nhiều cá, sao dân mình cứ hay kêu đói?

- Anh đi theo tàu, đói – no như thế nào anh đã nhìn thấy hết. Hôm nay đã là ngày thứ 12 rồi, mà tàu tôi vẫn chưa đủ tổn. Bao nhiêu miệng ăn ở đất liền cứ ngóng theo mũi con tàu.

- Có phải biển đã hết cá?

- Tui theo dõi thực tế, mấy năm trước, biển có nhiều loại mực, cá. Con cá ngừ nó chạy theo nước ăn mồi, chỗ nào có nhiều mực, cá nhỏ, nó di chuyển tới. Bây giờ, biển đang bị cạn kiệt, cá ngừ phải di cư đi tìm vùng biển khác sinh sống.

- Sao anh biết điều này?

- Tui sinh ra và lớn lên trên biển, biển no – biển đói như thế nào tui điều hiểu cả vì nó gắn liền với nồi cơm của gia đình tui. Anh nhìn kỹ mà coi, từ bờ biển trở ra vùng lộng có muôn kiểu nghề khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản: Sát trong bờ, giã nhũi, giã cào một; ngoài một chút, giã cào đôi, cào bay, lưới vây, nghề rút bằng lưới muồng... Con cá mới nhú lên đã lũm sạch.

Tàu ông Năm ở lại giữa Biển Đông 21 ngày, câu được 23 con cá ngừ, với trọng lượng gần 600kg, giá bán xô 112.000 đồng/kg, doanh thu trên 60 triệu đồng. Tính mọi khoản, tàu ông Năm bị lỗ 40 triệu đồng, đó là chưa tính tiền công của 6 lao động. Đúng là biển “bạc” lòng người.

Bài 2: “Chia tay” vì thiếu niềm tin

giai cuu nghe danh bat ca ngu dai duong Đội tàu ngầm Kilo của Việt Nam: "Hố đen trong lòng đại dương" với khả năng tàng hình hoàn hảo

Biên đội 6 tàu ngầm Kilo của Việt Nam được mệnh danh là "những hố đen trong lòng đại dương" nhờ khả năng tàng hình ...

giai cuu nghe danh bat ca ngu dai duong Chìm tàu cá ở Hòn Cau, 5 ngư dân mất tích

Đang đánh bắt hải sản trên vùng biển Hòn Cau, tàu cá gồm 10 thuyền viên ở Ninh Thuận bị sóng lớn đánh chìm. Chỉ ...

giai cuu nghe danh bat ca ngu dai duong Đáng ngại: Săn bắt vô tội vạ, "sâm đại dương" ngày càng khan hiếm

Bởi giá trị hải sâm mang lại kinh tế cao, dẫn đến sự khai thác quá mức. Đặc biệt thời gian gần đây, ghe tàu ...

giai cuu nghe danh bat ca ngu dai duong Săn lộc biển với ngư cụ tự chế, ngư dân bỏ túi tiền triệu mỗi ngày

Chỉ với những dụng cụ đơn giản tự chế, bà con ngư dân ở Nghệ An có thể đánh bắt hàng tấn ruốc biển, thu ...

giai cuu nghe danh bat ca ngu dai duong Ngư dân Lý Sơn trúng đậm mẻ cá hơn nửa tỷ đồng ở Hoàng Sa

Sau 15 ngày ra khơi, thuyền trưởng Nguyễn Lộc cùng nhóm ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) trở về với mẻ lưới cá bè và ...

Hải Luận/Báo Biên phòng
Nguồn: www.bienphong.com.vn

Tin bài liên quan

Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trong công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển, Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị.
Cá ngừ của Việt Nam có lợi thế tại thị trường Anh Quốc

Cá ngừ của Việt Nam có lợi thế tại thị trường Anh Quốc

Cá ngừ của Việt Nam đang có lợi thế tại thị trường Anh Quốc nhờ những ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA).
Ngư dân miền Trung hối hả sửa soạn vươn khơi sau bão

Ngư dân miền Trung hối hả sửa soạn vươn khơi sau bão

Bão Noru tan, ngư dân các tỉnh miền Trung lại chuẩn bị tàu cá tiếp tục ra khơi sau nhiều ngày tránh trú.

Các tin bài khác

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Bệnh xá Đảo Sinh Tồn Đông kịp thời cấp cứu ngư dân bị tai nạn

Bệnh xá Đảo Sinh Tồn Đông kịp thời cấp cứu ngư dân bị tai nạn

Ngày 24/6/2025, Bệnh xá đảo Sinh Tồn Đông đã tiếp nhận và cấp cứu thành công ngư dân Bình Thuận bị cá kìm đâm vào cổ.
Bộ Y tế khảo sát, hỗ trợ nâng cao năng lực Bệnh xá Lữ đoàn 175

Bộ Y tế khảo sát, hỗ trợ nâng cao năng lực Bệnh xá Lữ đoàn 175

Ngày 21/6, tại huyện Năm Căn (tỉnh Cà Mau), Bộ Y tế phối hợp với Quân chủng Hải quân tổ chức chương trình khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu hỗ trợ Bệnh xá Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân.
Quân y Đảo Trường Sa cứu chữa kịp thời ngư dân gặp nạn trên biển

Quân y Đảo Trường Sa cứu chữa kịp thời ngư dân gặp nạn trên biển

Sáng 21/6, tại Đảo Trường Sa, lực lượng quân y đã hoàn tất việc bàn giao ngư dân Tiêu Viết Bút (sinh năm 1970, quê xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho tàu cá QNg 95657TS, sau khi ông được điều trị ổn định chấn thương do tai nạn lao động trên biển.

Đọc nhiều

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari. Đây là phần thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè 2025, 31 em học sinh Mỹ tham gia chương trình tình nguyện quốc tế đã góp sức xây dựng 6 căn nhà nhân ái dành tặng người dân Quảng Ngãi. Việc làm của các em không chỉ để lại dấu ấn đẹp tại địa phương mà còn góp phần thiết thực vun đắp tình hữu nghị Việt - Mỹ.
Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Ngày 06/7, Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan tổ chức Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan khóa IV, nhiệm kỳ 2025-2028. Đại hội đề ra phương hướng phát triển nhiệm kỳ mới, tập trung vào việc phát huy vai trò và sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan, tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động giao lưu, học thuật và hỗ trợ sinh viên, nghiên cứu sinh trong việc học tập và hội nhập quốc tế.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Ngày 07/7, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm và đoàn công tác đã đến tỉnh Hủa Phăn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Lào; thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và khảo sát khu đất dự kiến xây dựng trụ sở mới cho đơn vị.
Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Từ ngày 01 đến 06/7, tại đặc khu Phú Quốc (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trưng bày ảnh với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Hải quân”. Hơn 300 bức ảnh được giới thiệu tại trưng bày đã khắc họa sinh động hình ảnh người lính biển - kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời là điểm tựa vững chắc của nhân dân trên địa bàn đóng quân.
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Phiên bản di động