Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng
Giá vàng trong nước
Mở phiên giao dịch sáng 15/9, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,35 triệu đồng/lượng (bán ra), cùng tăng 100.000 đồng/lượng so với mức giá cuối phiên giao dịch liền trước. Chênh lệch giữa mua và bán là 700.000 đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 56,60 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,70 triệu đồng/lượng (bán ra), giữ nguyên ở ca hai chiều so với mức giá cuối phiên ngày 14/9. Chênh lệch giữa mua và bán là 1,1 triệu đồng/lượng.
Ảnh minh họa |
Đóng cửa phiên giao dịch sáng 14/9, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,25 triệu đồng/lượng (bán ra), giữ nguyên ở cả hai chiều so với thời điểm mở phiên giao dịch cùng ngày. Chênh lệch giữa mua và bán là 700.000 đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 56,60 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,70 triệu đồng/lượng (bán ra), giữ nguyên giá ở chiều mua vào và giảm 50.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với mở cửa phiên giao dịch ngày 14/9. Chênh lệch giữa mua và bán là 1,1 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới
Đến 9h ngày 15/9 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.803 USD/ounce.
Đêm 14/9 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.793 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.795 USD/ounce. Giá vàng thế giới đêm 14/9 thấp hơn khoảng 5,4% (102 USD/ounce) so với đầu năm 2021.
Giá vàng thế giới quy đổi theo giá USDngân hàng có giá 50,8 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 6,5 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 14/9.
Các chỉ số cho thấy, giá vàng thế giới đã tăng sau khi Mỹ công bố áp lực lạm phát tăng thấp hơn so với kỳ vọng. Tuy nhiên, mặt hàng kim loại quý chưa vượt qua được ngưỡng cản quan trọng 1.800 USD/ounce.
Theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 8 tăng 0,3% sau khi tăng 0,5% trong tháng 7. Tốc độ tăng trong tháng vừa qua thấp hơn so với mức dự báo 0,4% của các nhà kinh tế.
Các nhà phân tích nhận định, chỉ số giá tiêu dùng đang tạo áp lực lên đồng USD và qua đó hỗ trợ vàng. Lạm phát tăng thấp có thể khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) trì hoãn việc siết dòng tiền bơm ra thị trường.
Mặc dù áp lực lạm phát đã giảm bớt vào tháng 8, nhưng chia sẻ trên Kitco, ông Paul Ashworth, nhà kinh tế trưởng Mỹ tại Capital Economics cho rằng nguy cơ giá cả hàng hóa leo thang vẫn chưa biến mất.
Ông Paul Ashworth kỳ vọng lạm phát sẽ giảm trong những tháng tới khi mà áp lực lạm phát do việc mở cửa trở lại nền kinh tế suy giảm. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách kỹ lưỡng, có thể thấy áp lực lạm phát theo chu kỳ đang tiếp tục gia tăng. Đây là điều mà FED nên thực sự lo lắng, bởi vì lạm phát cơ bản sẽ vẫn ở trên mục tiêu trong tương lai gần.
Về dài hạn, với khả năng lạm phát tăng cao ở nhiều nước là khó tránh khỏi thì vàng có thể còn đi lên. Tuy nhiên, sự sôi động của thị trường tiền số cũng có thể sẽ kìm hãm đà tăng của kim loại quý.
Giá vàng trong nước tiếp tục "đứng", thế giới giảm sâu Hôm nay (13/9), giá vàng tại các thương hiệu lớn không có mấy biến động. Trong khi đó, giá vàng thế giới đã giảm 7,9 USD, xuống ở mức 1.792,1 USD/ounce sau khi số liệu chỉ số giá của nhà sản xuất tại Mỹ tăng 0,7% trong tháng 8. |
Giá vàng trong nước tuần tới vẫn khó có khởi sắc? Nhiều chuyên gia đã đưa ra quan điểm tiêu cực về giá vàng trong nước tuần tới, khi kim loại quý không tìm kiếm được các yếu tố tác động tích cực nhằm thay đổi cục diện thị trường. Trong khi đó, giá vàng thế giới đã tăng 0,5%, lên 1.797,41 USD/ounce trong bối cảnh FED có thể sớm thu hẹp các gói kích thích kinh tế, ECB cũng đang giảm tốc chương trình mua trái phiếu. |
Vàng trong nước 'đứng hình', vàng thế giới lấy lại đà tăng Hôm nay 11/9, giá vàng trong nước không có mấy biến động. Trong khi đó, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ đã tăng 5,6 USD lên 1.794,2 USD/ounce trong bối cảnh đồng USD giảm, tình hình kinh tế chưa mấy khả quan. |