Giá vàng trong nước tăng, 'đi ngược' với thế giới
Giá vàng trong nước
Sáng nay (16/12), Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng mua vào 60,85 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 61,55 triệu đồng/lượng, cùng tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra so với thời điểm cuối ngày 15/12. Chênh lệch giá bán vàng đang cao hơn giá mua 700.000 đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra đầu phiên 16/12 ở mức 60,60 – 61,30 triệu đồng/lượng, ngang bằng với mức giá chốt phiên giao dịch ngày 15/12. Chênh lệch giá mua – bán vàng tại DOJI đang là 700.000 đồng/lượng.
Giá vàng trong nước tăng - Ảnh minh họa. |
Cuối phiên giao dịch 15/12, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng mua vào 60,70 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 61,40 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng so với mức giá đầu giờ sáng. Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC đang là 700.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 60,60 – 61,30 triệu đồng/lượng. So với đầu giờ sáng, giá vàng tại DOJI giảm 300.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá mua – bán vàng tại DOJI cùng đang ở mức 700.000 đồng/lượng.
Giá vàng thế giới
Đến 9h ngày 16/12 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới hôm nay giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.782,6 USD/ounce, tăng 13,6 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 1/2022 trên sàn Comex New York ở mức 1.789,1 USD/ounce, tăng 19,1 USD/ounce so với đêm qua.
Đêm 15/12 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.769 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.770 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 15/12 thấp hơn khoảng 6,6% (126 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 50,1 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 11,3 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 15/12.
Giá vàng trên thị trường quốc tế giảm mạnh trong bối cảnh đồng USD tăng nhanh trước những kỳ vọng mới về Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED).
Giới đầu tư tin rằng lạm phát tăng nóng ở Mỹ sẽ buộc FED phải đi đến quyết định đẩy nhanh cắt giảm chương trình mua tài sản và tiến tới nâng lãi suất sớm hơn trong năm 2022.
Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đông tiền chủ chốt khác tăng lên mức 96,56 điểm, cao hơn so với mức 96,4 điểm trong phiên liền trước.
Tuy nhiên, mức giảm giá của vàng cũng hạn chế lại sau khi Mỹ công bố chỉ số bán lẻ tăng thấp hơn so với kỳ vọng. Doanh số bán lẻ tháng 11 chỉ tăng 0,3%, thấp hơn so với mức dự báo 0,8%.
Con số này không bất ngờ bởi nước Mỹ bị ảnh hưởng bởi chủng Covid mới. Giá cả hàng hóa leo thang cũng ảnh hưởng tới sức cầu.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 của Mỹ vọt lên mức 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu cho thấy áp lực lạm phát là rất lớn.
Vàng được dự báo sẽ bất ổn trong thời gian tới khi mà các nền kinh tế thế giới khá bất định. Lạm phát của Mỹ được dự báo sẽ còn nóng hơn và hiện tăng mạnh nhất trong gần bốn thập kỷ qua, đồng thời rất khó giảm trong ngắn hạn.
Với tình hình như hiện tại, FED nhiều khả năng sẽ buộc phải tăng lãi suất. Khả năng FED tăng lãi suất từ 2-4 lần. Đây là yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đồng USD và giá vàng.
Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt giảm Sáng 15/12, giá vàng trong nước đồng loạt giảm. Cùng thời điểm, giá vàng thế giới cũng tụt giảm trong bối cảnh giới đầu tư đánh cược vào FED không chỉ giảm mua trái phiếu mà sẽ đẩy nhanh việc tăng lãi suất. |
Giá vàng trong nước tăng, giá thế giới vẫn chịu áp lực Sáng 14/12, giá vàng trong nước đồng loạt được điều chỉnh tăng. Cùng lúc đó, giá vàng thế giới chịu áp lực bán mạnh trong bối cảnh Mỹ có thể đẩy nhanh việc thắt chặt chính sách tiền tệ. |
Giá vàng trong nước tăng trong phiên đầu tuần Sáng 13/12, giá vàng trong nước đồng loạt được các thương hiệu lớn điều chỉnh ‘đi lên’. Cùng lúc đó, giá vàng thế giới cũng tăng nhẹ do tâm lý thận trọng do những lo ngại về lạm phát và biến thể Omicron, cũng như lãi suất ở mức thấp lịch sử. |