Giá trị sử dụng và thời hạn sử dụng của thị thực
1. Thị thực là gì?
Theo khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, thị thực (thường gọi là visa) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
![]() |
Đây cũng là loại giấy tờ để công dân Việt Nam có thể nhập cảnh vào các nước khác.
2. Hình thức, giá trị sử dụng của thị thực.
- Thị thực được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử. Thị thực cấp qua giao dịch điện tử là thị thực điện tử.
- Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ các trường hợp sau đây:
+ Cấp thị thực theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với trẻ em dưới 14 tuổi chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
+ Cấp thị thực theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài tham quan, du lịch bằng đường biển hoặc quá cảnh đường biển có nhu cầu vào nội địa tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức; thành viên tàu quân sự nước ngoài đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến thăm ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu.
- Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần; thị thực điện tử và thị thực cấp cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019) có giá trị một lần.
- Thị thực không được chuyển đổi mục đích, trừ các trường hợp sau đây:
+ Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh.
+ Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
+ Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp chuyển đổi mục đích thị thực thì được cấp thị thực mới có ký hiệu, thời hạn phù hợp với mục đích được chuyển đổi.
3. Thời hạn sử dụng của thị thực.
Thời hạn thị thực được quy định tại Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019) như sau:
- Thị thực ký hiệu SQ, EV có thời hạn không quá 30 ngày.
- Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.
- Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.
- Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.
- Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.
- Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm.
- Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 05 năm.
- Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.
- Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thời hạn thị thực cấp theo điều ước quốc tế.
3. Điều kiện cấp thị thực.
Điều kiện cấp thị thực được quy định tại Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019) bao gồm:
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
- Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
- Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
+ Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
+ Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
+ Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
+ Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
- Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019).
![]() Thái Lan đang thúc đẩy sáng kiến thiết lập một khu vực thị thực chung ở Đông Nam Á, tương tự cơ chế thị thực Schengen của châu Âu, nhằm thu hút khách du lịch quốc tế. |
![]() Công dân Việt Nam đi du lịch Thái Lan sẽ được miễn thị thực 60 ngày khi nhập cảnh Thái Lan. |
Tin bài liên quan

Chính thức kéo dài gấp 3 lần thời hạn visa điện tử lên 90 ngày

Thái Lan "tung chiêu" thu hút nhân lực tay nghề cao ở châu Á

Vietjet Air mở thêm hai đường bay thẳng từ Hà Nội-Nhật Bản
Các tin bài khác

Khi nào thí sinh được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT 2025 tạm thời?

12 điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Indonesia

Du lịch Indonesia: Kinh nghiệm mua SIM du lịch

Cách đổi tiền tệ khi đi du lịch Indonesia
Đọc nhiều

Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Thanh niên Việt - Trung tiếp nối lý tưởng, vun đắp tình hữu nghị

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Cơ hội bứt phá

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Nhiều công trình thiết thực hỗ trợ bà con biên giới Thành phố Huế

Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước
