Làng nghề Tranh dân gian Làng Sình được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là làng nghề truyền thống. Sau bao thăng trầm của cuộc sống, tranh làng Sình xứ Huế vẫn được bảo tồn, vẹn nguyên giá trị.
Từ lâu, phố Hàng Quạt (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nổi tiếng với nghề chạm trổ, điêu khắc thủ công. Với những người thợ nơi đây, công việc "biến" những khúc gỗ vô tri thành các sản phẩm sinh động với nhiều họa tiết đã không còn đơn giản là một nghề kiếm sống, mà trong đó ẩn chứa rất nhiều tình cảm và cả khát vọng giữ gìn nghề truyền thống.
Có dịp lên với Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, ghé chợ phiên Vàng Lếch, xã Nậm Tin, du khách thích thú khi được những phụ nữ Mông mời thử chén rượu men ngô nồng nàn hương vị do chính họ nấu từ loại men lá gia truyền. Rượu ngô- một sản phẩm đặc trưng của đồng bào Mông, bao năm qua đã được người dân và nhiều du khách đến địa phương tin tưởng mua dùng hoặc làm quà...
Sáng ngày 22/7, tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, UBND huyện Phong Điền đã tổ chức ngày hội “Hương xưa làng cổ” năm 2023.
Trân trọng và mong muốn gìn giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, anh K’Jona, dân tộc Cơ Ho (35 tuổi, ngụ tại Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã có những sáng tạo bằng cách phối thổ cẩm với vải hiện đại thành những trang phục độc đáo, phong cách, ấn tượng.
Quần thể 105 cây chè Shan tuyết tại thôn Chồ Chải, xã Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Hàng trăm nghìn người đội nắng, nô nức đổ về lễ hội Đình Chèm – một trong những lễ hội lâu đời nhất ở Hà Nội để xem đội phù giá mặc "váy cuốn" rước nước về từ sông Hồng.
Tiến sĩ Vũ Hồng Lượng là một trong số ít các nhà khoa bảng tự thiết kế xây dựng phần mộ cho mình.
Cùng với việc phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa mới, đồng bào Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã tích cực tham gia bảo tồn, khôi phục và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hiện, đồng bào Rơ Măm ở làng Le còn lưu giữ 3 bộ cồng chiêng tập thể và 34 bộ cồng chiêng của cá nhân. Đây là ngôi làng còn lưu giữ nhiều cồng chiêng nhất hiện nay ở Kon Tum.
Trong tháng 6/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức các lớp truyền dạy và thực hành Hát Xoan Phú Thọ dành cho đối tượng là những nghệ nhân kế cận của 4 Phường Xoan gốc: Phù Đức; Kim Đái; Thét và An Thái; thành viên của 33 CLB hát Xoan và dân ca Phú Thọ; những người có năng khiếu, yêu thích hát Xoan tại xã Kim Đức và Phượng Lâu - Thành phố Việt Trì.
UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 995 năm “Hội thề trung hiếu” đền Đồng Cổ (1028-2023) và Lễ công bố quyết định ghi danh “Hội thề trung hiếu” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Những chiếc chum độc đáo được tạo nên từ đá và sự đoàn kết, sáng tạo của đồng bào La Ha ở “miền cổ tích” Ngọc Chiến, huyện Mường La (Sơn La) đã trở thành điểm nhấn mời gọi du khách tới tham quan, trải nghiệm.
Ngày 28/4, UBND xã Thành Lợi và cộng đồng dân cư (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) tổ chức đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội Thái bình xướng ca.
Kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải lanh đã trở thành một nét đẹp truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào người Mông tại bản Lao Chải thị xã Sapa tỉnh Lào Cai.
Kà tum là loại bánh nếp lâu đời và đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer An Giang. Bánh Kà tum mang ý nghĩa của sự đủ đầy, sung túc. Không chỉ ấn tượng bởi hình thức độc đáo của vỏ bánh bên ngoài, mà từ cách gói, cách ăn bánh Kà tum cũng rất cầu kỳ và thú vị.
Từ những gốc cà phê xù xì, thô mộc, qua đôi bàn tay và sự sáng tạo của nghệ nhân đã trở thành những sản phẩm độc đáo,có tính thẩm mỹ và giá trị cao.