Gạo chất lượng cao Việt Nam có mặt trên hệ thống thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc
Mỹ tăng thuế từ 9/5, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đáp trả Quận Phụng Hiền (Trung Quốc) muốn nhập vải của Bắc Giang Dòng sông nào chảy ngược duy nhất ở nước ta? |
Xuất khẩu gạo giảm những tháng đầu năm
Ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, sau đột biến về giá lương thực năm 2008, xuất khẩu gạo của Việt Nam về cơ bản ổn định, riêng chỉ có năm 2016 là năm xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi lượng xuất khẩu chỉ đạt 4,84 triệu tấn và trị giá đạt 2,17 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo năm 2018 đã đạt 6,115 triệu tấn, tăng 5,1% so với năm 2017, trị giá đạt khoảng 3,06 tỷ USD, tăng 16,3%. Giá gạo xuất khẩu duy trì ở mức cao góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa với mức cao, có lợi cho người nông dân sản xuất lúa.
Hội thảo có sự tham dự Cục Xuất nhập khẩu,Vụ thị trường Châu Á - Châu Phi, Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, Hiệp hội Lương thực Trung Quốc, cùng đông đảo doanh nghiệp xuất khẩu gạo đến từ các tỉnh thành khu vực ĐBSCL. |
Xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm 2019, ước đạt 2,03 triệu tấn, trị giá đạt 866 triệu USD, giảm 7,9% về lượng và giảm 21,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Hiện gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại trên hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc mặc dù có ghi nhận sự sụt giảm trong thời gian gần đây, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất. Sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa dạng về chủng loại; giá trị, chất lượng với các thương hiệu gạo Việt Nam ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cả những thị trường khó tính nhất như Mỹ, EU, Nhật Bản…
Năm 2018, Hải quan Trung Quốc thống kê, tổng kim ngạch gạo nhập khẩu của Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, trong đó kim ngạch gạo nhập khẩu từ Việt Nam đạt 740 triệu USD, chiếm tỷ trọng 45% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Trung Quốc.
Xuất khẩu gạo là một trong những thế mạnh của doanh nghiệp ĐBSCL |
Cần thay đổi phương thức sản xuất và chất lượng
Ông Lưu Anh, Ủy viên Hiệp hội Lương thực Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) cho rằng, để hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam qua thị trường Trung Quốc phát triển ổn định và bền vững, các doanh nghiệp của hai nước cần có thêm nhiều cuộc kết nối giao thương, xúc tiến thương mại để cùng nhau xóa bỏ những rào cản, chia sẻ kinh nghiệm. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, cần thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng gạo, đổi mới công nghệ xay xát, đóng gói, bảo quản thì nhu cầu tiêu dùng của người dân Trung Quốc luôn chào đón những hạt gạo thơm ngon của Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc ký ghi nhớ hợp tác xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc |
Ông Nguyễn Tấn Dũng - Giám đốc Kinh doanh lương thực của Tập đoàn Lộc Trời cho hay, Lộc Trời xuất khẩu 100.000 tấn/năm sang Trung quốc, chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu gạo; đơn vị thường xuất khẩu những đơn hàng lớn, gần đây doanh nghiệp hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc bán sản phẩm gạo chất lượng cao sang Trung Quốc để kinh doanh trong siêu thị và bán trên hệ thống thương mại điện tử như Sơn Đông, Alibaba. Trung Quốc là thị trường lớn, chúng tôi muốn hợp tác với các doanh nghiệp đưa các loại sản phẩm gạo chất lượng cao loại túi nhỏ để kinh doanh trực tiếp tại nhiều địa phương ở Trung Quốc và mở rộng thương mại điện tử. Bán gạo chất lượng cao và kinh doanh trực tiếp mang lại lợi nhuận cao hơn.
Tại hội thảo, đại diện Hiệp hội Lương thực Trung Quốc và Sở Công Thương tỉnh An Giang đã ký kết bản cam kết hợp tác, xúc tiến giao thương để doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Tập đoàn Lộc Trời và Công ty Lương thực Tấn Vương tỉnh An Giang đã ký kết 5 biên bản ghi nhớ với các doanh nghiệp Trung Quốc để xúc tiến kế hoạch xuất khẩu mỗi năm 84.000 tấn gạo qua Trung Quốc.