Đưa phiên tòa lên biên giới
Điện Biên: Khánh thành công trình Trường học tại xã nghèo biên giới Ngày 19/5, tại xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ (Điên Biên) Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty điện lực miền Bắc và UBND huyện Nậm Pồ đã cắt băng khánh thành và đưa vào sử dụng công trình Trường phổ thông DTBT Tiểu học - THCS Vàng Đán |
Lạng Sơn khánh thành công trình đường lên cột mốc biên giới Ngày 17/5, Đồn Biên phòng Chi Lăng, BĐBP tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ khánh thành công trình đường lên cột mốc biên giới. |
Đưa kiến thức pháp luật đến với người dân
Mới đây nhất, tại địa bàn xã biên giới Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch đã tổ chức xét xử lưu động vụ án hình sự đối với các bị cáo: Đinh Sơn, sinh năm 1991, trú tại bản Nôồng Mới, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch phạm tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” và Đinh Toản, sinh năm 2000, trú tại bản Tuộc, xã Thượng Trạch phạm tội “Trộm cắp tài sản”.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch, vào ngày 23-12-2021, Đinh Sơn điều khiển xe mô tô từ bản A Ky, xã Thượng Trạch đến bản Nôồng Mới thì gặp một người lạ mặt. Sau đó, đối tượng xưng tên là Hoàng và nói ý định muốn thuê Đinh Sơn đến bản Troi, xã Thượng Trạch nhận một gói hàng của người đàn ông không rõ danh tính đưa về cho hắn. Để tạo niềm tin, Hoàng đưa trước cho Đinh Sơn một sợi dây chuyền bằng kim loại màu vàng, cam kết sau khi nhận gói hàng trót lọt sẽ trả thêm 4 triệu đồng.
Sau khi nhận gói hàng chứa 64 viên nén màu hồng từ người đàn ông lạ, Đinh Sơn đưa đến địa bàn bản Nịu, xã Thượng Trạch để giao cho Hoàng thì bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ. Kết quả giám định của cơ quan Công an cho thấy, 64 viên nén hình tròn dạng thuốc tân dược mà Sơn vận chuyển là chất ma túy loại Methamphetamine, còn sợi dây chuyền mà Sơn được trả công là hợp kim hỗn hợp đồng và kẽm.
Theo lời khai của Đinh Toản trước Hội đồng xét xử, vì không có nghề nghiệp ổn định, bị cáo thường xuyên tụ tập uống rượu. Quá trình đó, bị cáo nảy sinh ý định trộm bò của người dân thả rông trong rừng để giết thịt. Sau khi giết bò xong, các bị cáo xẻ một số thịt mang về, số còn lại vứt bỏ tại hiện trường. Hành vi giết trộm bò xẻ thịt của Đinh Toản cùng đồng bọn đã gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng, bất an cho người dân trong xã. Bị cáo Đinh Toản có các tình tiết tăng nặng là tham gia thực hiện cả 4 vụ trộm bò, mỗi lần thực hiện hành vi đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt Đinh Sơn 7 năm tù giam và Đinh Toản 18 tháng tù giam.
Phiên tòa xét xử lưu động bị cáo Đinh Sơn có đông người dân đến theo dõi. Ảnh: Báo Biên phòng |
Ngày diễn ra phiên tòa lưu động xét xử 2 bị cáo Đinh Sơn và Đinh Toản, đã có rất đông người dân là đồng bào dân tộc Ma Coong ở xã Thượng Trạch đến chăm chú theo dõi. Khi được hỏi, họ đều cho rằng, hành vi mà các bị cáo vi phạm là rất nghiêm trọng, phá vỡ sự bình yên của bản làng. Qua tìm hiểu được biết, đời sống của đồng bào Ma Coong sinh sống trên địa bàn biên giới xã Thượng Trạch còn nhiều khó khăn, bà con còn thiếu hiểu biết về pháp luật.
Bà Đinh Lan, ở bản Cà Roòng 2, xã Thượng Trạch cho biết: “Đồng bào ở xã Thượng Trạch nhận thức còn hạn chế nên dễ bị kẻ xấu dụ dỗ dẫn đến vi phạm pháp luật mà không lường hết hậu quả. Qua những phiên tòa này, bản thân tôi và người dân ở xã Thượng Trạch lấy đó làm bài học để đời, từ đó, nâng cao tinh thần cảnh giác trước các đối tượng xấu, tránh xa tệ nạn ma túy và những việc làm vi phạm pháp luật”.
Theo ông Trạch Đinh Cu, Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch: “Các phiên tòa lưu động tại địa bàn là biện pháp hiệu quả, trực quan nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào. Qua các vụ án này, tôi mong muốn đồng bào có thể nhận thức rõ đúng, sai, chăm lo làm ăn lương thiện, chú trọng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, cảnh giác trước các đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo để tránh xa các hành vi vi phạm pháp luật".
Thời gian qua, Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức xét xử lưu động một số vụ án hình sự tại địa bàn các xã biên giới. Thông qua đó, ngành tòa án tại địa phương muốn góp phần vào công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân ở khu vực biên giới, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.
Góp phần tuyên truyền pháp luật cho người dân
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh luôn được các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đề cao. Gần đây, Huyện đoàn, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Kỳ Sơn đã phối hợp với các nhà trường tổ chức tuyên truyền pháp luật bằng hình thức “phiên tòa giả định” với sự hưởng ứng nhiệt tình của các em học sinh trên địa bàn.
Phiên tòa giả định được tổ chức tại Trường THPT Kỳ Sơn. Ảnh: Báo Biên phòng |
“Phiên tòa giả định” được triển khai trên cơ sở một số vụ án có thực đã được đưa ra xét xử, với sự nhập vai của học sinh các trường. “Sau khi có “kịch bản” từ Viện Kiểm sát nhân dân huyện, chúng tôi đã phối hợp với nhà trường lựa chọn các em học sinh có khả năng diễn xuất. Tất cả nhân vật, tình tiết liên quan trong vụ án đều được thể hiện rất nghiêm túc, đúng trình tự trong một phiên tòa thực tế. Quá trình diễn ra “phiên tòa giả định”, học sinh có thể đặt câu hỏi liên quan đến vụ án để đại diện cơ quan chức năng giải đáp rõ ràng” - anh Vi Thái Thuận, Bí thư Huyện đoàn Kỳ Sơn cho biết.
Ngày 5/5/2022, một “phiên tòa giả định” đã được tổ chức tại Trường THPT Kỳ Sơn, nội dung phiên tòa gắn với thực tế một số vụ án có liên quan đến thanh thiếu niên, học sinh phạm tội. “Bị cáo” là những học sinh, sinh viên phạm tội mua bán, tàng trữ chất ma túy và một số tình huống pháp lý thường gặp trong cuộc sống. Quá trình diễn ra “phiên tòa giả định”, các học sinh đều chăm chú theo dõi và đặt nhiều câu hỏi để được cán bộ các đơn vị giải thích về những tình tiết, hành vi của “bị cáo”.
Em Lô Thị Loan, học sinh Trường THPT Kỳ Sơn chia sẻ: “Qua theo dõi “phiên tòa giả định”, em thấy mình như được dự một phiên tòa thực sự. Hơn nữa, tại đây, chúng em có thể đặt những câu hỏi mình còn thắc mắc để được giải đáp, vì vậy, rất dễ nhớ những kiến thức liên quan đến pháp luật vốn khô cứng”.
Lan tỏa tình yêu biên cương Tổ quốc Một trong những nội dung quan trọng của Chương trình “Tháng Ba biên giới”, đó là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, thanh niên về lịch sử, truyền thống, tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm của tuổi trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, biển, đảo của Tổ quốc. |
Tháng 3 biên giới - biên cương tổ quốc tôi CLB hiến máu Ngọc Lặc phối hợp với Huyện đoàn Mường Lát, các CLB thiện nguyện và đoàn thanh niên một số đơn vị vừa tổ chức chương trình “Tháng 3 biên giới - biên cương tổ quốc tôi” tại huyện Mường Lát. |