Dự luật H.R.3518 sẽ hỗ trợ xử lý môi trường các khu vực bị phơi nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam
"Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam" chương trình ý nghĩa giúp lan tỏa yêu thương Tính đến ngày 6/8/2021, Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 đã nhận được 9.482 tin nhắn, tương đương với số tiền 189.640.000 đồng ủng hộ cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam qua chương trình nhắn tin “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” năm 2021. |
Gensuikyo kêu gọi ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam Ngày 4/8, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) cùng Hội đồng Chống bom A & bom H Nhật Bản (Gensuikyo) đã tổ chức hội nghị trực tuyến với chủ đề “Vì sao chúng ta phải phối hợp hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và đấu tranh đòi tiêu hủy vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác?”. Tại đây, Gensuikyo kêu gọi ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và tăng cường đoàn kết giữa VAVA và Gensuikyo. |
Các dự luật này để bênh vực nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đồng thời bênh vực cả các nạn nhân chất độc da cam Mỹ và đặc biệt là các nạn nhân gốc Việt Nam hiện sống ở Mỹ, là những người cho đến nay cũng chưa được đền bù cho thiệt hại do chất độc da cam gây ra cho họ trong thời gian họ ở Việt Nam.
Hạ nghị sĩ Barbara Lee (Đảng Dân chủ, bang California) - Ảnh:AP |
Phát biểu với Truthout nhân việc trình ra Quốc hội Mỹ Dự luật H.R.3518, bà Barbara Lee nói: “Hoa Kỳ có trách nhiệm đạo lý trong việc bồi thường cho các nạn nhân của chiến dịch phun rải chất độc da cam”.
"H.R.3518 “sẽ tăng thêm quyền lợi cho trẻ em các cựu chiến binh (Mỹ) bị phơi nhiễm chất độc da cam; đẩy mạnh nghiên cứu về chất độc da cam và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe của những người bị phơi nhiễm; và hỗ trợ về y tế, nhà ở và xóa đói giảm nghèo cho những người Việt Nam bị ảnh hưởng do phơi nhiễm chất độc da cam cũng như con cái của họ", hạ nghị sĩ nói.
Bà giải thích thêm: “H.R.3518 cũng sẽ hỗ trợ xử lý môi trường tại các khu vực bị phơi nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam và tiến hành đánh giá nhu cầu của cộng đồng người Mỹ gốc Việt”. Cụ thể là, dự luật sẽ “cung cấp các khoản tài trợ việc đánh giá sức khỏe trên diện rộng cho những người Mỹ gốc Việt có thể đã bị phơi nhiễm chất độc da cam cũng như con cái và các thế hệ sau của họ”.
Trước bà Babara Lee, năm 2011 Hạ nghị sĩ Bob Filner (đảng Dân chủ, bang California) cũng đã trình Quốc hội Mỹ một dự luật tương tự.
Các dự luật này yêu cầu Chính phủ Mỹ phải đẩy nhanh hơn tiến trình tẩy độc môi trường tại tất cả những nơi còn tồn dư chất độc dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, thực hiện các chương trình hỗ trợ sửa chữa, xây nhà ở và các dịch vụ y tế cho tất cả những người bị ảnh hưởng của chất độc da cam ở tất cả các vùng bị phun rải loại chất độc này trong chiến tranh.
Hạ nghị sĩ Barbara Lee tiếp đoàn lãnh đạo Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam tại trụ sở Quốc hội Mỹ (17/12/2015). Ảnh:VAVA |
Kể từ khi dự luật đầu tiên được Hạ nghị sĩ Bob Filner đưa ra, chưa một dự luật nào được thông qua; thậm chí chưa một dự luật nào được đưa ra thảo luận ở Hạ viện mà mới chỉ được thảo luận ở một số ủy ban của Hạ viện, nhưng 10 năm qua Chính phủ Mỹ đã phối hợp với Chính phủ Việt Nam hoàn thành tẩy độc dioxin ở điểm nóng Đà Nẵng và bắt đầu tẩy độc dioxin ở điểm nóng Biên Hòa.
Chính phủ Mỹ cũng đang thực hiện các chương trình hỗ trợ cải tạo nhà ở, dịch vụ y tế cho “những người khuyết tật” ở “các tỉnh bị phun rải nặng” chất độc da cam (Giai đọan 2016-2020 với ngân sách được phê duyệt 21 triệu USD ở 6 tỉnh: Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Bình Định, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước; Giai đoạn 2021-2025 ở 6 tỉnh nêu trên và 2 tỉnh Quảng Trị, Kon Tum với ngân sách được phê duyệt 65 triệu USD).
Các chuyên gia nước ngoài đo đạc mức độ nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hoà. Ảnh: VNE |
Mới đây, vào tháng 7/2021, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã viết thư cảm ơn Hạ nghị sĩ Barbara Lee. Trong thư có đoạn: "Thay mặt 3 triệu nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, tôi xin gửi đến bà lời cảm ơn chân thành về những nỗ lực đóng góp để đấu tranh vì công lý cho nạn nhân chất độc da cam và yêu cầu Mỹ tham gia vào việc khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng ở Việt Nam. Đây là vấn đề đặc biệt cấp bách vì thế hệ nạn nhân chất độc da cam thứ hai và thứ ba đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe khi cha mẹ và ông bà của họ qua đời và họ không có người chăm sóc.
Chúng tôi cũng hy vọng bà sẽ tiếp tục bênh vực nạn nhân chất độc da cam, kiên trì vận động Quốc hội Mỹ thông qua Dự luật được bà đệ trình. Với tư cách nghị sĩ Hạ viện Hoa Kỳ, chúng tôi hy vọng bà sẽ thúc đẩy Chính phủ Mỹ phải tham gia tích cực hơn nữa vào việc khắc phục hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam".
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cũng gửi lời cảm ơn các nghị sĩ đã đồng bảo trợ dự luật, các bạn bè Mỹ trong Ban Vận động Cứu trợ và Trách nhiệm đối với chất độc da cam ở Việt Nam của Mỹ (VAORRC), Hội Cựu chiến binh vì hòa bình Mỹ (VFP), Hội Luật gia Mỹ (NLG), những người đã cùng phối hợp với nghị sĩ đưa ra các dự luật bênh vực nạn nhân chất độc da cam.
Triển lãm Thảm họa da cam/dioxin - 60 năm nhìn lại: Khát vọng sống, làm việc và cống hiến của những nạn nhân Ngày 13/7, tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường, Văn phòng 701 phối hợp với Trung tâm Quốc tế đào tạo và nghiên cứu toán học, Quỹ đổi mới sáng tạo VinGroup, tổ chức khai mạc triển lãm "Thảm họa da cam/dioxin - 60 năm nhìn lại". |
Chỉ mong giúp đỡ người cùng cảnh ngộ có niềm tin và vươn lên trong cuộc sống Đây là mong ước của anh Nguyễn Văn Mác (Thái Bình), một nạn nhân chất độc da cam dù gặp nhiều thiệt thòi nhưng đã vượt lên thử thách để giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ khác. |