Động đất và cảnh báo sóng thần liên tiếp xảy ra ở Biển Đông
Theo chuyên trang theo dõi tình hình động đất Volcano Discovery thống kê đến ngày 7.3, trong vòng 30 ngày qua đã có tổng cộng hơn 400 vụ động đất xảy ra ở Biển Đông và khu vực lân cận.
Cụ thể, trong đó có 6 vụ động đất ở mức từ 5 độ Richter trở lên, 22 vụ từ 4 - 4,9 độ richter, 63 vụ từ 3- 3,9 độ richter, 272 vụ từ 2-2,9 độ richter và 81 vụ ở mức độ dưới 2 độ richter.
Vị trí các trận động đất từ 5 độ Richter xảy ra ở Biển Đông và khu vực lân cận trong 30 ngày qua. VOLCANO DISCOVERY |
Trong đó, vụ động đất mạnh nhất là 5,8 độ richter xảy ra vào ngày 23.2 ở vùng biển Celebes, vị trí tâm chấn cách tỉnh Gorontalo (Indonesia) khoảng 155 km về phía tây bắc. Còn tại Biển Đông, vụ động đất mạnh nhất trong 30 ngày qua mạnh 5,2 độ Richter xảy ra vào ngày 8.2, vị trí tâm chấn cách vùng San Antonio (tỉnh Zambales, Philippines) khoảng 142 km về phía tây.
Theo thang chia về mức độ ảnh hưởng của động đất, dưới 2 độ richter thì chưa gây ra cảm nhận cho con người, từ 3 độ richter trở lên thì có thể gây ra cảm nhận và thiệt hại nhẹ, từ 4 độ richter trở lên thì gây rung chuyển đồ vật, từ 5 độ richter trở lên có thể gây phá hủy một số công trình không kiên cố, và trên 6 độ richter thì có thể gây phá hủy mạnh trong bán kính hàng trăm km.
Theo tờ New Zealand Herald, trong ngày 5-3, Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Quốc gia (NEMA) của New Zealand đã 3 lần liên tiếp phát đi cảnh báo sóng thần. Các cộng đồng dọc khu vực North Island của nước này cũng được cảnh báo phải sơ tán khỏi nhà, trường học và nơi làm việc ngay lập tức. "Không được ở nhà. Những người gần bờ biển... phải di chuyển ngay lập tức đến vùng đất cao gần nhất, ra khỏi tất cả các khu vực có nguy cơ sóng thần, hoặc di chuyển càng xa đất liền càng tốt”, NEMA nêu rõ trong thông báo.
Trước đó, Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) thông báo đã xảy ra 3 trận động đất liên tiếp, trong đó một trận mạnh 8,1 độ richter tại quần đảo Kermadec, phía đông bắc New Zealand. Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương (PTWC) có trụ sở tại Hawaii thì bày tỏ lo ngại rằng sóng thần có thể xảy ra trong vòng 300km tính từ tâm chấn của trận động đất. Cũng theo PTWC, Vanuatu và New Caledonia có khả năng phải hứng chịu những đợt sóng cao tới 3m. "Dựa trên tất cả các dữ liệu có sẵn, sóng thần nguy hiểm được dự báo có thể ập vào một số bờ biển”, PTWC cảnh báo.
Cùng ngày, Peru đã ban bố cảnh báo sóng thần ở khu vực bờ biển nước này. Tuy nhiên, Trung tâm khẩn cấp Peru không đưa ra yêu cầu sơ tán và cho biết việc ban bố cảnh báo sóng thần là để người dân luôn ở tư thế sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn nếu chính quyền yêu cầu. PTWC cũng khẳng định những con sóng nhỏ ban đầu đã được ghi nhận ở Tonga, đồng thời cảnh báo rằng một số con sóng nhỏ cũng có thể xuất hiện ở ngoài khơi của Nhật Bản, Nga, Mexico...
Trong khi đó, Australia đã ban bố cảnh báo sóng thần ở đảo Norfolk và cảnh báo này được duy trì đến chiều 5-3. Theo Cơ quan Khí tượng Australia (BOM), mặc dù người dân tại đảo Norfolk không phải đi sơ tán nhưng được khuyến cáo rời khỏi mặt nước và các khu vực sát bờ biển. BOM cũng khẳng định chưa có mối đe dọa sóng thần đối với khu vực đất liền của nước này.
Theo một nghiên cứu khoa học được công bố vào cuối năm 2018, kể từ sau vụ sóng thần ở Ấn Độ Dương vào năm 2004, các hoạt động địa chất ở rãnh Manila, nằm ở khu vực Biển Đông tiềm ẩn các rủi ro có thể gây nên sóng thần ảnh hưởng trực tiếp đến một số nước như Việt Nam, Trung Quốc và Philippines.
Việt Nam nhất trí đề cao tuân thủ luật pháp Quốc Tế ở Biển Đông Ngày 24-2, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã hội đàm trực tuyến với Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Thani Thongphakdi. |
Máy bay ném bom Trung Quốc tập trận tấn công trên biển Đông Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 23/2 đưa tin, đã có ít nhất 10 máy bay ném bom của Trung Quốc thuộc hai dòng tiến hành cuộc tập trận tấn công trên biển Đông. |
Mỹ công nhận phán quyết của PCA năm 2016 về Biển Đông Chính quyền Tổng thống Joe Biden tái khẳng định quan điểm phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) hồi năm 2016 về Biển Đông là cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý. |