"Đốn tim" khán giả SEA Games 32 bằng nón quai thao, khăn mỏ quạ của Việt Nam
Cụ thể, trong tiết mục thi đấu môn Jujitsu tại SEA Games 32 hôm ngày 4/5, vận động viên Hoàng Thị Lan Hương và Nguyễn Minh Phương đã có sự sáng tạo khi sử dụng chiếc nón quai thao và khăn mỏ quạ truyền thống của Việt Nam.
Điều này đã mang đến điểm đặc biệt cho màn trình diễn của Minh Phương và Lan Hương. Hai cô gái thể hiện tốt và mang về tấm huy chương Đồng cho thể thao Việt Nam.
Hai cô gái Việt Nam mang nón quai thao, khăn mỏ quạ lên sàn đấu SEA Games 32. (Ảnh: KT) |
Hình ảnh chiếc nón quai thao và khăn mỏ quạ xuất hiện trên sàn đấu SEA Games 32 như phần nào thể hiện khát vọng của người Việt Nam muốn giới thiệu bản sắc của dân tộc ra thế giới. Điều này cũng được hai nữ vận động viên khẳng định sau phần thi đấu của mình.
"Về việc đưa chiếc nón quai thao và khăn mỏ quạ vào phần thi là ý tưởng của hai chị em mong muốn đưa bản sắc Việt Nam tới đấu trường quốc tế, để mọi người biết tới văn hóa của người Việt, thay vì biết tới chiếc nón bình thường thì nón quai thao lại là thứ đặc biệt khác", vận động viên Nguyễn Minh Phương chia sẻ với báo chí.
Từ bao đời nay, chiếc nón quai thao và khăn mỏ quạ là hình ảnh thân thuộc đã đi vào ca dao, dân ca, đi vào tiềm thức của người Việt với những câu ca đằm thắm, trữ tình. Chiếc nón quai thao đi kèm với áo tứ thân là hai bộ phận quan trọng nhất trong di sản văn hoá y phục quan họ Kinh Bắc. Cho đến nay, thật khó có thể biết được chiếc nón quai thao đầu tiên ra đời từ khi nào và ai là người sáng tạo ra nó? Tuy nhiên, chiếc nón quan thao ra đời đã đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người Việt và trở thành một trong những vật trang sức vừa có ý nghĩa thực dụng và góp phần tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống. Còn khăn mỏ quạ chính là chiếc mũ hình đầu chim, ban đầu được làm bằng vải vóc, tre nứa, hiện còn thấy trên những hình người và tượng người của văn hóa Đông Sơn cũng như các nền văn hóa gốc Đông Sơn khác. Tên gọi “khăn mỏ quạ” bắt nguồn từ mỏm khăn màu đen tuyền giống mỏ quạ. Đó là dấu tích mộc mạc và bền bỉ của tục thờ vật tổ chim của người Lạc Việt xưa. Quạ - tuy có màu lông đen - nhưng có lúc có nơi đã từng là một biểu tượng của Mặt trời và lòng hiếu thảo. Những nét đẹp gắn với khăn Mỏ quạ đã trở thành vẻ đẹp cổ điển của người con gái Việt, một vẻ đẹp “chân quê”, “hương đồng gió nội” giờ đây chỉ còn được thấy trên sân khấu hay trong các lễ hội. Hai vật phẩm tuy đơn giản, nhưng nó lại giúp mang những giá trị văn hóa sâu sắc, đẹp đẽ nhất của văn hóa cổ truyền Việt Nam. |
Hà Nội: hàng triệu người hâm mộ đổ ra đường ăn mừng U23 Việt Nam vô địch Sea Games 31 Sau chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam tại chung kết môn bóng đá nam tại Sea Games 31, người hâm mộ từ khắp nơi đổ về các tuyến phố trung tâm Thủ đô để ăn mừng. |
Bế mạc SEA Games 31: Xin chào Việt Nam, hẹn gặp lại ở Campuchia 2023 Tối 23/5, tại Hà Nội, Lễ bế mạc SEA Games 31 đã được tổ chức trọng thể, đầm ấm, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. |