Đơn giản hóa quy trình giao dịch ngoại tệ
![]() |
Ngân hàng Nhà nước đơn giản hóa quy trình giao dịch ngoại tệ - Ảnh minh họa. |
Theo đó, Thông tư điều chỉnh hoạt động giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước với với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, không tác động đến cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế,… Giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước với với tổ chức tín dụng trên thị trường ngoại tệ trong nước phục vụ cho can thiệp thị trường ngoại tệ theo phương án do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Thông tư 26/2021/TT-NHNN gồm 4 Chương, 22 Điều và thay thế Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 27/02/2012 về hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 27/2013/TT-NHNN ngày 05/12/2013 và Thông tư số 45/2014/TT-NHNN ngày 29/12/2014.
Thông tư nhằm đơn giản hóa hồ sơ thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ, hướng dẫn cụ thể hơn quy trình giao dịch; bổ sung loại hình giao dịch quyền chọn và các thuật ngữ liên quan nhằm đồng bộ các văn bản khác đã được ban hành của Ngân hàng Nhà nước; điều chỉnh nội dung phù hợp với thay đổi sử dụng lãi suất LIBOR (London Interbank Offered Rate – Lãi suất cho vay liên ngân hàng thị trường London) trên thị trường tài chính.
Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, Thông tư này hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Ngân hàng Nhà nước thực hiện giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước với với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối theo phương án can thiệp do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Các với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có nhu cầu thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước gửi hồ sơ đăng ký thiết lập giao dịch ngoại tệ đến Ngân hàng Nhà nước theo quy định. Ngân hàng Nhà nước xác nhận việc thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với với tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở kiểm tra bộ hồ sơ đảm bảo đầy đủ, chính xác. Về hồ sơ thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ, Thông tư đã lược bỏ thành phần bản sao Giấy phép và các văn bản chứng minh với tổ chức tín dụng được phép kinh doanh cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước.
Thông tư cũng quy định các loại hình giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ; trong đó, bổ sung loại hình giao dịch quyền chọn; điều chỉnh quy định về kỳ hạn giao dịch theo hướng linh hoạt theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước trong từng phương án can thiệp.
Bên cạnh đó, Thông tư bổ sung hướng dẫn cụ thể hơn đối với quy trình giao dịch và hình thức tổ chức tín dụng gửi xác nhận giao dịch sau khi giao dịch qua điện thoại và đề nghị giao dịch ngoại tệ đến Ngân hàng Nhà nước. Thông tư cũng quy định cụ thể về phương tiện và ngôn ngữ giao dịch, thời gian, thanh toán giao dịch, tạm ngừng, hủy quan hệ giao dịch; chế độ thông tin báo cáo; trách nhiệm của các tổ chức tín dụng được phép và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Các tổ chức tín dụng đã thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tiếp tục thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước theo các quy định tại Thông tư này, không phải làm thủ tục đăng ký lại với Ngân hàng Nhà nước.
Thông tư số 26/2021/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2.
![]() Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2048/QĐ-TTg về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 cho các bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. |
![]() Kết nối các doanh nghiệp về đầu tư tại địa phương, thu hút viện trợ phi chính phủ nước ngoài; tạo thiện cảm, nền tảng để các nguồn lực nước ngoài đầu tư vào địa bàn ... là xu hướng mới đã và đang được thực hiện tại các tỉnh như Đồng Nai, Phú Thọ, Cần Thơ... Đối ngoại nhân dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã phát huy và đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế. |
![]() Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan tới 29 ngành nghề kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải. |
Tin bài liên quan

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản hồi kiến nghị vay ngoại tệ của EVN

Chuẩn bị tài chính khi xuất cảnh: Đổi ngoại tệ và hạn mức

Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá lên đỉnh lịch sử
Các tin bài khác

ĐHĐCĐ Sacombank: Không mua lại SBS, đã thu hồi hơn 25,6 nghìn tỷ nợ nhóm ông Trầm Bê

Thị trường chứng khoán có 3/5 phiên hồi phục

Chứng khoán hồi phục nhưng thị trường đã có sự phân hóa

Dễ dàng mua nhà ở xã hội - Trả góp chỉ 200.000 đồng/ngày cùng HDBank
Đọc nhiều

Việt - Nga: Nền tảng vững chắc để thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn mới

Hãng thông tấn Prensa Latina kể chuyện người lính Việt vượt 1.200km trở lại chiến trường xưa

Chủ tịch nước Lương Cường dự chương trình Giao lưu hữu nghị Việt-Lào

Phim tài liệu chưa từng công bố về Chiến thắng 30/4: Món quà đặc biệt Thụy Điển dành cho Việt Nam
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: hiện thực hóa những nhận thức chung cấp cao

Hải quân Vùng 5 lan tỏa văn hóa đọc, bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Quân chủng Hải quân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam
Multimedia

Thời tiết hôm nay (25/4): Bắc Bộ có mưa rào và giông

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online
