Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
13:52 | 28/05/2022 GMT+7

Độc đáo không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

aa
Cồng chiêng xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên chan hòa nắng gió, nó như mạch nước ngầm thấm đẫm hơi thở cuộc sống. Cồng chiêng đã trở thành nét văn hoá đặc trưng, đầy sức quyến rũ, nó chính là cuộc sống của người Tây Nguyên.
Khai mạc Lễ hội du lịch Hà Nội 2022: Khai mạc Lễ hội du lịch Hà Nội 2022: "Hà Nội, đến để yêu"
Cô Tô – “viên ngọc quý” miền Đông bắc Việt Nam Cô Tô – “viên ngọc quý” miền Đông bắc Việt Nam

Ngày 25 tháng 11 năm 2005, không gian văn hóa công chiêng Tây Nguyên là di sản thứ hai được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới. Điều đó khẳng định Việt Nam là một đất nước có bề dày truyền thống văn hóa, có nhiều nghệ thuật truyền thống cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy.

Độc đáo không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Cồng chiêng Tây Nguyên đã có nguồn gốc từ lâu đời và gắn liền với lịch sử Việt Nam. Ảnh: sưu tầm

Cồng chiêng Tây Nguyên đã có nguồn gốc từ lâu đời và gắn liền với lịch sử Việt Nam. Tương truyền rằng, cội nguồn của cồng chiêng là từ đàn đá, cồng chiêng được mệnh danh là “hậu duệ”. Trước đây khi văn hóa đồng chưa xuất hiện, con người sử dụng các loại nhạc cụ bằng đá như cồng đá, chiêng đá. Sau đó, con người dùng tới tre nứa rồi mới đến thời đồ đồng. Chiêng đồng bắt đầu xuất hiện từ thời đó. Không gian văn hóa cồng chiêng trải dài tới 5 tỉnh vùng Tây Nguyên và là sự tập hợp của nhiều dân tộc thiểu số anh em khu vực này.

Cồng chiêng xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên chan hòa nắng gió, nó như mạch nước ngầm thấm đẫm hơi thở cuộc sống. Âm thanh nhộn nhịp của cồng chiêng hòa quyện vào nhau tạo nên một giai điệu đặc biệt. Chúng thể hiện mọi niềm vui, nổi buồn của con người trong sinh hoạt và lao động sản xuất. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, mỗi chiếc cồng chiêng tượng trưng cho một vị thần. Vì vậy, âm thanh cất lên cũng là tiếng nói của thần linh, của tâm hồn con người. Do đó nó trở thành một vật giúp con người giao tiếp và liên hệ với thế giới tâm linh.

Độc đáo không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Với người Tây Nguyên, cồng chiêng là đại diện, là nguồn sống, là tín ngưỡng tâm linh. Ảnh: sưu tầm

Cồng, chiêng được làm từ hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20 đến 50-60cm, loại cực đại tới 90-120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi tới 18-20 chiếc.

Trong một bộ chiêng, chiêng mẹ (chiêng cái) là quan trọng nhất. Cồng chiêng có thể được gõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay. Có dân tộc còn áp dụng kỹ thuật chặn tiếng bằng tay trái hoặc tạo giai điệu trên một chiếc chiêng... Dàn cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức như một dàn nhạc có thể diễn tấu những bản nhạc đa âm với các hình thức hòa điệu khác nhau. Điều đặc biệt trong dàn nhạc này mỗi người chỉ đánh một chiếc cồng, hoặc chiêng.

Cồng chiêng cũng là một nhạc cụ rất phổ biến trong nền âm nhạc của các tộc người Việt nam. Nhưng với người Tây Nguyên, cồng chiêng là đại diện, là nguồn sống, là tín ngưỡng tâm linh. Âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng sẽ sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên. Cồng chiêng Tây Nguyên không được hiểu đơn thuần như một loại nhạc cụ mà còn được người dân xem như một loại ngôn ngữ giao tiếp của con người với thế giới siêu thực, bởi thế các loại nhạc cụ này được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng.

Tiếng cồng chiêng vùng Tây Nguyên (Video: Đạo diễn Nguyễn Anh Dũng)

Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu hay trong một buổi nghe khan... đều phải có tiếng cồng. Tiếng chiêng dài hơn đời người, tiếng chiêng nối liền, kết dính những thế hệ.

Âm thanh của cồng chiêng như xoa dịu nỗi buồn, sự đớn đau, nỗi cô đơn trống vắng hay tủi hờn trong bất hạnh. Người giàu sang, kẻ nghèo hèn, già trẻ, gái trai như bị thôi miên, khao khát tìm về cội nguồn, gắn kết trong vũ điệu cồng chiêng say lòng người.

Âm nhạc ở đây không đơn thuần là nghệ thuật mà có chức năng phục vụ một sự kiện đặc biệt trong xã hội hoặc trong đời sống hàng ngày. Lúc đứa trẻ mới lọt lòng thì già làng sử dụng cái cồng xưa cổ nhất đến bên giường để đánh lên những âm thanh đầu tiên lọt vào tai đứa bé chào đón thành viên mới, khẳng định nó là một phần của cộng đồng.

Khi đứa trẻ lớn lên một giai đoạn của đời sống, từ việc đồng áng cho đến những buổi gặp gỡ nam nữ, khi đón khách, lên nhà mới, hay tang lễ... đều không thể thiếu tiếng cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng hòa nhịp âm vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội... của người nơi đây. Không chỉ có vậy, tiếng cồng chiêng còn đem đến đời sống của người Tây Nguyên sự lãng mạn. Đó chính là nguồn gốc của những áng sử thi, thơ ca đi vào lòng người.

Độc đáo không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Cồng chiêng xuất hiện nhiều trong đời sống, trong các lễ hội, các hoạt động tín ngưỡng của đồng bào Tây Nguyên.

Âm nhạc của cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng và kỹ năng chế tác. Từ việc chỉnh chiêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn, những người dân dẫu không qua trường lớp đào tạo vẫn thể hiện được những cách chơi điêu luyện tuyệt vời. Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài sản vô giá.

Mỗi một dàn cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm hồn của người Tây Nguyên, để diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Các tộc người ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình. Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hoá đặc trưng, đầy sức quyến rũ. Cồng chiêng chính là cuộc sống của người Tây Nguyên.

Những di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam Những di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam
Dấu ấn Việt Nam trên bản đồ di sản văn hóa thế giới Dấu ấn Việt Nam trên bản đồ di sản văn hóa thế giới
Ngọc Minh (T/H)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa: Chiến lược nâng tầm vị thế Việt Nam

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa: Chiến lược nâng tầm vị thế Việt Nam

Ngày 22/5 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo toàn quốc bàn giải pháp đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa. Tại đây, nhiều ý kiến khẳng định: hội nhập quốc tế về văn hóa đang trở thành một hướng đi chiến lược trong phát triển bền vững, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên bản đồ văn hóa toàn cầu.
CARE hỗ trợ người dân canh tác bền vững, tăng thu nhập

CARE hỗ trợ người dân canh tác bền vững, tăng thu nhập

Tổ chức CARE International in Vietnam (CARE) vừa tổ chức sơ kết giai đoạn 1 dự án She Feeds the World (SFtW). Theo đó, tính đến tháng 4/2025, dự án đã hỗ trợ hơn 8.000 người tiếp cận và áp dụng các phương pháp canh tác bền vững, tiếp cận nguồn lực sản xuất và cải thiện khả năng tham gia thị trường.
Văn hoá dùng bữa của người Châu Âu bạn nên biết

Văn hoá dùng bữa của người Châu Âu bạn nên biết

Dưới đây là một số quy tắc cơ bản trong vô vàn những quy tắc bắt buộc phải biết trên bàn ăn của người châu Âu. Bạn cần biết những quy tắc này để không trở nên thiếu chuyên nghiệp, kém sang trọng trong mắt chủ tiệc và những vị khách khác cùng bàn.

Các tin bài khác

Du lịch dịp lễ 30/4: nhiều địa phương đạt công suất lưu trú 100%

Du lịch dịp lễ 30/4: nhiều địa phương đạt công suất lưu trú 100%

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày đã trở thành cú huých mạnh mẽ cho ngành du lịch Việt Nam phục hồi và bứt tốc. Theo ghi nhận từ các địa phương, lượng khách du lịch tăng vọt, nhiều nơi công suất lưu trú đạt 95 - 100%, doanh thu du lịch tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Hơn 200 tài liệu quý được trưng bày tại triển lãm “Non sông liền một dải”

Hơn 200 tài liệu quý được trưng bày tại triển lãm “Non sông liền một dải”

Ngày 25/4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II khai mạc triển lãm chuyên đề “Non sông liền một dải” tại số 2 Ter Lê Duẩn (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Triển lãm trưng bày hơn 200 tài liệu với gần 450 trang văn bản, hình ảnh, bản đồ quý hiếm, được lưu trữ và sưu tầm trong suốt gần nửa thế kỷ qua từ nhiều nguồn trong và ngoài nước.
Golden Boutique Hotel – Chạm vào vẻ đẹp thuần khiết của đại ngàn Măng Đen

Golden Boutique Hotel – Chạm vào vẻ đẹp thuần khiết của đại ngàn Măng Đen

Ẩn mình giữa những rừng thông bạt ngàn và không khí trong lành của Tây Nguyên, Golden Boutique Hotel là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn hòa mình vào thiên nhiên mà vẫn tận hưởng sự sang trọng đẳng cấp. Đây không chỉ là nơi lưu trú, khách sạn còn mang đến một hành trình khám phá đầy cảm hứng – từ những món ăn địa phương được chế biến tinh tế đến những trải nghiệm văn hóa độc đáo tại chợ đêm và mùa lễ hội của người đồng bào. Hãy để mỗi khoảnh khắc tại Măng Đen trở thành một kỷ niệm đáng nhớ!
“Gặp gỡ mùa Xuân”: Kết nối nghệ thuật dân gian Việt - Nhật

“Gặp gỡ mùa Xuân”: Kết nối nghệ thuật dân gian Việt - Nhật

Ngày 18/4 tại Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội (trực thuộc Bảo tàng Hà Nội) phối hợp cùng các đối tác Việt Nam-Nhật Bản tổ chức workshop “Gặp gỡ mùa Xuân” với nhiều hoạt động trải nghiệm hoạt động sáng tạo nghệ thuật truyền thống.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 23/5: Nga bác bỏ tin đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican, Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard

Tin quốc tế ngày 23/5: Nga bác bỏ tin đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican, Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard

Nga phủ nhận khả năng đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican; chính quyền Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard; nhiều nước lên án vụ Israel nổ súng gần đoàn ngoại giao quốc tế... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 23/5.
Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga

Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga

Ngày 23/5 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Việt - Nga tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga (23/5/1950 - 23/5/2025). Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo.
40 năm Hội hữu nghị Việt Nam - Đức: Cầu nối vững chắc cho quan hệ nhân dân hai nước

40 năm Hội hữu nghị Việt Nam - Đức: Cầu nối vững chắc cho quan hệ nhân dân hai nước

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Đức (23/5/1985 - 23/5/2025) diễn ra ngày 23/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội khẳng định: Hội đã và đang là cầu nối vững chắc trong việc tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
Đắk Nông chung tay, quyết liệt xóa nhà tạm

Đắk Nông chung tay, quyết liệt xóa nhà tạm

Tỉnh Đắk Nông đang khẩn trương, đồng bộ, quyết liệt triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động. Dự kiến đến trước 30/6 sẽ hoàn thành 540 căn nhà (đạt 100% khối lượng) trên toàn tỉnh để bàn giao cho người dân sử dụng.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động