Trang chủ Kinh tế
07:00 | 13/03/2023 GMT+7

Doanh nghiệp thận trọng với áp lực lạm phát

aa
Lạm phát được dự báo sẽ tăng trong năm 2023 nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Nhiều doanh nghiệp ghi nhận sự sụt giảm doanh thu, lợi nhuận kể từ quý 4/2022 và đặt mục tiêu thận trọng hơn trong năm 2023 khi sức mua không mấy khả quan.
Chuyên gia dự báo thời điểm lãi suất có thể giảm nhanh, mọi thứ có thể sáng sủa Chuyên gia dự báo thời điểm lãi suất có thể giảm nhanh, mọi thứ có thể sáng sủa
Có thể từ tháng 5,6 trở đi, khi bức tranh lạm phát của thế giới cũng như Việt Nam rõ ràng hơn, tình hình lạm phát ở Mỹ kiểm soát tốt hơn, Fed ngừng tăng lãi suất, mặt bằng lãi suất có hy vọng giảm nhanh, mọi thứ có thể sáng sủa, dễ thở hơn cho các bên.
CPI tháng 2/2023 tăng 0,45% so với tháng trước CPI tháng 2/2023 tăng 0,45% so với tháng trước
Mức tăng của CPI tháng 2 chủ yếu do giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới và giá nhà ở thuê tiếp tục tăng do nhu cầu tăng cao sau dịp Tết Nguyên đán.

Áp lực lạm phát gia tăng, vẫn trong tầm kiểm soát

Đầu năm 2022, khi dịch COVID-19 dần được kiểm soát, kinh tế thế giới đã có sự phục hồi ngoạn mục. Tuy nhiên, sự phục hồi tăng trưởng quá nhanh đã đẩy các nền kinh tế hàng đầu thế giới rơi vào thời kỳ lạm phát cao nhất trong 40 năm qua, giá hàng hóa và dịch vụ liên tục leo thang khiến chi tiêu của người dân ngày càng bị thắt chặt.

Để kiềm chế lạm phát, trong năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã 7 lần tăng lãi suất liên tiếp với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1980, đưa lãi suất liên bang từ mức gần 0% hồi tháng 3/2022 lên mức 4,25 - 4,5%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2008. Điều này khiến kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, thậm chí suy thoái nhẹ.

Đối với Việt Nam, mặc dù là một nền kinh tế có độ mở, tuy nhiên việc Fed tăng lãi suất tác động đến lạm phát của nước ta không lớn. Điều này thể hiện ở việc năm 2022 CPI bình quân của Việt Nam tăng 3,15% (cao hơn so với mức tăng 1,84% của năm 2021) song vẫn thấp hơn mức mục tiêu khoảng 4%. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp với mức tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Bước sang năm 2023, hai tháng đầu năm, lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức phù hợp. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 2/2023 tăng 4,31%, thấp hơn CPI tháng 1 (tăng 4,89%). Bình quân hai tháng đầu năm 2023, CPI tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước (chủ yếu do giá thực phẩm, đồ uống, xăng dầu tăng).

Nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái cục bộ, lạm phát và tỷ giá còn diễn biến khó lường, nhằm ứng phó với các tác nhân trong và ngoài nước lên lạm phát, Chính phủ cũng đã phần nào nới lạm phát định hướng cho 2023 từ mức trần là 4% trong các năm liền trước lên mức 4,5%.

Nhận định của giới phân tích cũng cho rằng áp lực lạm phát tại Việt Nam sẽ gia tăng trong năm 2023 nhưng vẫn trong tầm kiểm soát.

Báo cáo của Công ty chứng khoán VNDirect cho biết, năm 2023, nhiều khả năng Chính phủ có thể xem xét tăng giá các dịch vụ thiết yếu như điện, y tế, giáo dục. Cụ thể, giá bán lẻ điện sẽ chịu áp lực điều chỉnh tăng vào năm 2023 do chi phí sản xuất tăng (giá quy đổi tăng, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng như than, gas…).

Bên cạnh đó, sau thời gian tạm dừng tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ có thể xem xét tăng giá các dịch vụ này vào năm 2023. Đồng thời, lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và logistics, từ đó gia tăng áp lực tăng giá đầu ra.

Doanh nghiệp thận trọng với áp lực lạm phát ảnh 1

Về phía cầu, nhu cầu trong nước có thể sẽ giảm trong 6 tháng đầu năm nhưng được bù đắp một phần bởi du lịch quốc tế. Mới đây nhất, Trung Quốc đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước thí điểm cho phép du lịch theo đoàn. Doanh số bán lẻ hàng hoá dịch vụ tiêu dùng được VNDirect dự báo sẽ tăng 8,5-9% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức 19,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Việc tăng lương cơ sở dự kiến có hiệu lực vào 1/7/2023 lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tương ứng với mức tăng 20,8%, điều này khiến lạm phát có xu hướng tăng do tâm lý tăng lương gắn với tăng giá hàng tiêu dùng của một bộ phận người kinh doanh tạp hoá, bán lẻ.

Do đó, VnDirect dự báo lạm phát tiêu đề trung bình của Việt Nam sẽ tăng lên 3,8% trong năm 2023, vẫn nằm trong mục tiêu kiểm soát lạm phát trung bình năm 2023 dưới 4,5% của Chính phủ. Các yếu tố hỗ trợ kiểm soát lạm phát là giá cả hàng hoá thế giới dự báo hạ nhiệt, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ và cung tiền thận trọng nhằm kiểm soát lạm phát.

Thống kê của Công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho thấy, nhiều tổ chức tài chính thế giới dự báo tích cực về lạm phát năm 2023, hầu hết dự báo cho thấy lạm phát dưới mục tiêu của Chính phủ đề ra, duy nhất Standard Chartered đưa ra dự báo lạm phát sát ngưỡng 5,5% kéo theo trung bình dự phóng ở mức 4%, vẫn thấp hơn mục tiêu 4,5% của Chính phủ.

Doanh nghiệp thận trọng với áp lực lạm phát ảnh 2

Bất động sản và trái phiếu chưa được khắc phục, người dân vẫn nghi ngại

Hiện nay, thị trường hàng hóa đang bước sang giai đoạn kém sôi động hơn, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm do nhiều mặt hàng đã được mua sắm nhiều trong giai đoạn trước Tết, đồng thời, do người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu trước lo lắng về lạm phát, thu nhập không ổn định, đặc biệt, làn sóng cắt giảm nhân sự đã và sẽ diễn ra ở một số lĩnh vực như sản xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh bất động sản…

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 2, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 481.832 tỷ đồng, giảm 6% so với tháng trước (tháng Tết Nguyên đán), trong đó doanh thu của hầu hết các nhóm hàng đều giảm: Bán lẻ hàng hóa giảm 6,7%, dịch vụ lưu trú ăn uống giảm 3,2%, du lịch giảm 20,3%, dịch vụ khác giảm 2,6%. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 2 tăng 13% so với cùng kỳ 2022, trong đó tăng cao nhất là nhóm du lịch tăng 94,7%, tiếp đến là nhóm dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 27,3%, dịch vụ khác tăng 18,7%, doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 10,5%.

Đưa ra nhận định về xu hướng này, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng doanh thu từ du lịch sẽ là điểm sáng duy nhất đối với Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong năm nay do được hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại, trong khi doanh thu tiêu dùng sẽ gặp thách thức khi áp lực lạm phát lớn.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương đánh giá dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 2 tháng đầu năm ước đạt 994.153 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022 - có quy mô cao hơn và đang dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch bệnh COVID-19. Tuy vậy, con số này trong cả 2023 cũng khó có thể tăng mạnh mẽ trong bối cảnh có nhiều lo lắng về thị trường bất động sản và trái phiếu chưa được khắc phục.

“Sức mua phụ thuộc vào niềm tin của người dân vào triển vọng của kinh tế sắp tới. Nếu người ta cho rằng ảm đảm thì sẽ giảm chi tiêu. Trong khi đó, thị trường bất động sản và trái phiếu chưa được khắc phục dẫn đến suy giảm tăng trưởng, do đó người dân vẫn có những nghi ngại”, ông Tú Anh nói.

Doanh nghiệp thận trọng với áp lực lạm phát ảnh 3

Cùng đưa ra nhận định, ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia bán lẻ cho rằng, hiện nay sức mua của người dân bắt đầu hồi phục song vẫn còn yếu. Lạm phát tăng, thu nhập giảm khiến xu hướng tiêu dùng thay đổi. Vì vậy, mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng lên song phần lớn trong số đó là yếu tố tăng giá do lạm phát.

Theo ông Phú, bên cạnh thách thức như lạm phát thì thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn có cơ hội với thị trường nội địa gần 100 triệu dân rất tiềm năng, trong đó tiêu dùng của chúng ta chiếm 70% GDP. Các doanh nghiệp nước ngoài không ngừng mở rộng đầu tư. Các chính sách về thương mại sẽ cởi mở về vốn, cơ sở hạ tầng. Thêm nữa thương mại điện tử sẽ phát triển, cho nên hiệu quả của việc tiêu thụ hàng hóa cao hơn từ đó thị trường bán lẻ có triển vọng.

Doanh nghiệp dè dặt với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận

Theo thống kê của chúng tôi, doanh nghiệp ở một số lĩnh vực như bán lẻ điện thoại, điện máy, máy tính đại diện là CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG), CTCP Thế giới số (Digiworld, mã DGW) ghi nhận doanh thu sụt giảm trong quý 4/2022. Lợi nhuận sau thuế của hầu hết các doanh nghiệp như Thế Giới Di Động, Digiworld, FPT Retail (mã FRT), Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, mã PET) cũng đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021.

Theo lý giải của FRT, trong kỳ doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều bất lợi do tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong đợt mở bán sản phẩm mới của Apple, sức mua mặt hàng ICT giảm mạnh do ảnh hưởng bởi yếu tố vĩ mô, chi phí tài chính liên tục tăng cao do lãi suất tăng và căng thẳng thị trường vốn...

Doanh nghiệp thận trọng với áp lực lạm phát ảnh 4

Ở mảng ô tô, báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy doanh số bán hàng sụt giảm trong nhiều tháng kể từ tháng 10/2022, thậm chí thời điểm Tết Nguyên đán, toàn thị trường tiêu thụ hơn 21.000 xe, giảm 57%.

Doanh nghiệp thận trọng với áp lực lạm phát ảnh 5

Mới đây, công ty phân phối ô tô lớn của Việt Nam - CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) lên kế hoạch lãi sau thuế khoảng 438 tỷ đồng năm 2023, giảm 148 tỷ đồng so với năm ngoái.

Theo Savico, lãi suất cho vay tăng cao và thiếu nguồn tín dụng từ quý cuối năm ngoái khiến doanh nghiệp và người tiêu dùng dừng hoặc chậm mua sắm. Ngoài ra, thị trường tài chính chứng khoán và bất động sản khó khăn dẫn đến động lực cho việc mua sắm ôtô không còn thuận lợi như trước.

Tổng thống Mỹ coi chống lạm phát toàn cầu là ưu tiên hàng đầu Tổng thống Mỹ coi chống lạm phát toàn cầu là ưu tiên hàng đầu
Tổng thống Biden coi việc chống lạm phát toàn cầu là ưu tiên hàng đầu.
Lạm phát cao Lạm phát cao "phủ bóng" lên mùa mua sắm cuối năm tại Mỹ
Liên đoàn Bán lẻ quốc gia Mỹ dự kiến doanh số bán hàng trong kỳ nghỉ lễ tháng 11 và tháng 12 năm nay sẽ tăng từ 6-8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lại giảm mạnh so với mức tăng 13,5% vào năm 2021.
Nguyễn Nga - Nguyễn Ngọc
Nguồn:

Tin bài liên quan

HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số

HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số

Thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số - hai động lực tăng trưởng chiến lược của giai đoạn 2025-2030, HDBank triển khai gói tín dụng ưu đãi 20.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp đang và sẽ đầu tư vào các lĩnh vực then chốt này.
CPI 4 tháng đầu năm 2025 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước

CPI 4 tháng đầu năm 2025 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 1,37% so với tháng 12/2024 và tăng 3,12% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp Singapore, Indonesia tìm hiểu cơ hội đầu tư năng lượng sạch tại Cần Thơ

Doanh nghiệp Singapore, Indonesia tìm hiểu cơ hội đầu tư năng lượng sạch tại Cần Thơ

Chiều 16/4, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cùng lãnh đạo một số sở, ngành có buổi tiếp và làm việc với Đoàn doanh nghiệp Singapore và Indonesia đến giới thiệu năng lực và tìm hiểu cơ hội đầu tư tại thành phố Cần Thơ.

Các tin bài khác

VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025”

VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025”

VinVentures, Quỹ đầu tư công nghệ thuộc Tập đoàn Vingroup sẽ phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tổ chức Diễn đàn đầu tư công nghệ cấp cao Venture Forum 2025 với chủ đề “Tái định nghĩa nguồn vốn” (Rethinking Capital).
Vinschool và Vinmec ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, nâng chuẩn chăm sóc sức khỏe mầm non cho hơn 15.000 học sinh

Vinschool và Vinmec ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, nâng chuẩn chăm sóc sức khỏe mầm non cho hơn 15.000 học sinh

Vừa qua, Hệ thống Giáo dục Vinschool và Hệ thống Y tế Quốc tế Vinmec đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, áp dụng từ năm học 2025 – 2026. Thỏa thuận này tạo nên một mạng lưới giáo dục – y tế khép kín, giúp hơn 15.000 trẻ mầm non Vinschool, bắt đầu từ 12 tháng tuổi, được theo dõi và chăm sóc toàn diện ngay tại trường.
Ngân hàng Thế giới: Cải cách thể chế sẽ giúp Việt Nam thành quốc gia thu nhập cao

Ngân hàng Thế giới: Cải cách thể chế sẽ giúp Việt Nam thành quốc gia thu nhập cao

Ngày 22/5, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức Lễ Công bố hai báo cáo: “Việt Nam 2045 - Đột phá: Thể chế cho một tương lai thu nhập cao” và “Việt Nam 2045 - Tăng trưởng xanh hơn: Con đường hướng tới tương lai bền vững”. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường chiều sâu cải cách thể chế, đồng thời thúc đẩy mô hình phát triển xanh hơn.
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn: Cần sớm tập hợp mạng lưới các trường đào tạo giáo viên

PGS.TS Nguyễn Đức Sơn: Cần sớm tập hợp mạng lưới các trường đào tạo giáo viên

Thiếu giáo viên và chất lượng giáo viên chưa đồng đều vẫn luôn là thách thức lớn với ngành giáo dục hiện nay. Vậy cần phải làm gì để từng bước xử lý thực trạng này, Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, người vừa tròn 1 năm đảm nhiệm trọng trách trên.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 23/5: Nga bác bỏ tin đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican, Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard

Tin quốc tế ngày 23/5: Nga bác bỏ tin đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican, Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard

Nga phủ nhận khả năng đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican; chính quyền Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard; nhiều nước lên án vụ Israel nổ súng gần đoàn ngoại giao quốc tế... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 23/5.
Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga

Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga

Ngày 23/5 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Việt - Nga tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga (23/5/1950 - 23/5/2025). Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo.
40 năm Hội hữu nghị Việt Nam - Đức: Cầu nối vững chắc cho quan hệ nhân dân hai nước

40 năm Hội hữu nghị Việt Nam - Đức: Cầu nối vững chắc cho quan hệ nhân dân hai nước

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Đức (23/5/1985 - 23/5/2025) diễn ra ngày 23/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội khẳng định: Hội đã và đang là cầu nối vững chắc trong việc tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp” theo Quy định chống phá rừng của EU

Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp” theo Quy định chống phá rừng của EU

Theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 22/5, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố hệ thống phân loại quốc gia theo mức độ rủi ro trong khuôn khổ Quy định chống phá rừng (EUDR) của Liên minh châu Âu (EU). Trong đó Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp”.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (24/5): Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Thời tiết hôm nay (24/5): Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (24/5), khối không khí lạnh đã tiến gần đến vùng biên giới phía Bắc nước ta. Ngày 24/5, không khí lạnh ảnh hưởng đến Đông Bắc Bộ; từ ngày 25/5 mở rộng đến Bắc Trung Bộ và phía Tây Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (18/5), ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to, riêng khu vực vùng núi phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

Scotland, quê hương của những truyền thuyết cổ xưa và cảnh quan thiên nhiên đầy ấn tượng, là điểm đến mơ ước của nhiều người. Với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng các công trình kiến trúc độc đáo, các địa điểm du lịch Scotland hứa hẹn sẽ mang đến những ấn tượng khó phai cho du khách khi đặt chân đến vùng đất này.
Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Đêm qua (14/5), ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 15/5, khu vực này tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa (đợt 1).
Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng đến 33 độ; từ chiều tối có mưa rào và giông rải rác, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Phiên bản di động