Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
07:22 | 30/05/2019 GMT+7

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: "Nước ngoài 70 tuổi vẫn lái xe ầm ầm"

aa
Tại phiên làm việc chiều 29/5, nhiều đại biểu Quốc hội tham gia bàn luận, trao đổi xoay quanh những vấn đề trong Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó có vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, tăng giờ làm thêm.
Bộ trưởng KH&ĐT: Chỉ đổi tên dự án cũng phải chờ... 5 tháng Ngày làm việc thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận những vấn đề gì? Quốc hội tranh luận về luật đầu tư công: 10 ngàn tỷ hay 20 ngàn tỷ?

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV, chiều 29/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Nhiều đại biểu cho ý kiến về điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, vấn đề nghỉ Tết âm lịch, bổ sung ngày nghỉ lễ hàng năm, điều chỉnh thời giờ làm việc trong ngày…

Trước đó, liên quan đến việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, Chính phủ đã đưa ra 02 phương án trình Quốc hội xem xét:

Phương án 01 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Phương án 02 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với nam và 06 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

dai bieu quoc hoi noi gi ve de xuat tang tuoi nghi huu
Đại biểu Bùi Sĩ Lợi cho biết nhiều người phản đối về tuổi nghỉ hưu

Đồng thời, dự thảo cũng quy định quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt; quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt.

Theo tờ trình của Chính phủ, cả 2 phương án quy định trong dự thảo đều có lộ trình tăng chậm. Với phương án 01, thì tuổi nghỉ hưu của nam giới đạt 62 tuổi vào năm 2028 và tuổi nghỉ hưu của nữ giới là 60 tuổi vào năm 2035 (sau 8 năm với nam và sau 15 năm với nữ kể từ năm 2021). Phương án 02 có lộ trình nhanh hơn phương án 1 là tuổi nghỉ hưu của nam đạt 62 tuổi vào năm 2026 và tuổi nghỉ hưu của nữ đạt 60 tuổi vào năm 2030 (sau 6 năm với nam và sau 10 năm đối với nữ kể từ năm 2021).

Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án 01 vì đây là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đại biểu Võ Trọng Việt (Hà Tĩnh) đồng tình với đề xuất của Chính phủ đưa ra. Ông Việt cho rằng, điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là phù hợp, bởi như quy định hiện hành thì tuổi nghỉ hưu là sớm, trong khi sức lao động của người lao động vẫn còn, đời sống phát triển khiến tuổi thọ của người dân cũng tăng.

dai bieu quoc hoi noi gi ve de xuat tang tuoi nghi huu
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm

Đồng quan điểm, đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) tán thành đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu lên mức 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam. Theo ông Lâm, năng suất lao động của chúng ta còn thấp; tuổi thọ người Việt Nam ngày một tăng lên, trong khi thời gian nghỉ ngơi hưởng thụ tăng lên là lãng phí nguồn lực lao động, nhất là trong khi đất nước đang tiếp tục cần sáng tạo, lao động để phát triển.

Đặc biệt, đại biểu Trần Văn Lâm cũng cho rằng: Chính sách với chế độ hưu trí còn rất thấp nên phải tăng quỹ hưu trí, tăng tuổi nghỉ hưu để đóng góp cho quỹ hưu trí tăng lên, có cơ hội cải thiện mức sống của người nghỉ hưu, về lâu dài còn đảm bảo an toàn quỹ bảo hiểm xã hội.

Về vấn đề này, đại biểu Đào Tú Hoa (Hà Nội) cho hay quy định tăng tuổi nghỉ hưu là cần thiết. Bà Hoa nhấn mạnh: Hiện nay, cả thể lực và trí tuệ của người Việt Nam ngày càng tốt lên, rất nhiều người đã nghỉ hưu nhưng vẫn lao động và đóng góp tích cực cho xã hội.

Tuy vậy, đại biểu này cũng đề xuất, cần phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động của quy định trên với một số Luật quy định hiện hành. Chẳng hạn, Nghị định 141 hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Đại học quy định tuổi nghỉ hưu kéo dài không quá 5 năm đối với Tiến sĩ, không quá 7 năm với Phó giáo sư và không quá 10 năm với Giáo sư.

Trong khi đó, theo đại biểu Bùi Sĩ Lợi (Thanh Hoá), rất nhiều người đang quan tâm tới đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu trong dự thảo Luật Lao động sửa đổi.

"Đối với người lao động hiện nay về hưu, tiền lương hưu bình quân rất thấp, đặc biệt giáo viên mầm non lương chỉ không đầy 1.390.000 đồng (không bằng tiền lương cơ sở). Quốc hội đã quyết định một chính sách tất cả những người làm việc hợp đồng tham gia BHXH bắt buộc mà về hưu, lương hưu thấp hơn lương cơ sở thì cho bằng lương cơ sở. Nếu như, kéo dài thêm thời gian làm việc thì cũng chính là kéo dài thêm thời gian tích luỹ quỹ hưu trí. Để khi người lao động về hưu có mức tiền lương hưu cao hơn.

dai bieu quoc hoi noi gi ve de xuat tang tuoi nghi huu
Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng cần có quy định linh hoạt về tuổi nghỉ hưu

Đến năm 2039, Chính phủ nêu nguồn nhân lực của chúng ta bắt đầu đến giai đoạn già hoá. Năm 2049 chúng tôi nghiên cứu sẽ giống với Nhật Bản bây giờ đó là lực lượng lao động một người gánh 3 người. Nên chúng ta chuẩn bị đi trước đón đầu, tiếp cận với quá trình già hoá dân số" - ông Bùi Sĩ Lợi nhấn mạnh.

Chính vì thế, theo ông Bùi Sĩ Lợi, thực chất dự thảo không đề ra 2 phương án mà là 2 phương án của lộ trình, còn tuổi nghỉ hưu chỉ có một phương án đó là 62 với nam và 60 đối với nữ, còn bước đi nhanh hơn và chậm hơn.

Đại biểu Bùi Sĩ Lợi cho biết nhiều người phản đối về tuổi nghỉ hưu: "Cơ bản độ tuổi nghỉ hưu vẫn là 55-60, bởi người lao động làm việc trong những ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt nặng nhọc độc hại, những ngành nghề bị suy giảm khả năng lao động. Nhóm thứ 3, những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có đủ bản lĩnh thì có thể kéo dài thời gian công tác, thêm một điều kiện ngoài tuổi 62 đối với nam thì không tham gia quản lý, lãnh đạo mà chỉ tham gia phát huy chuyên môn trình độ thì phù hợp hơn".

Cũng góp ý về đề xuất thay đổi tuổi nghỉ hưu, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho rằng cần có quy định linh hoạt về tuổi nghỉ hưu, có lộ trình để tăng tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ. Ngoài ra, cần phân biệt bình đẳng giữa nam và nữ không có nghĩa là tuổi nghỉ hưu phải ngang bằng nhau.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) thì bày tỏ ủng hộ quan điểm cần xem xét lại việc tăng tuổi, vì nhiều đối tượng lao động trực tiếp, kể cả lực lượng lao động ngành y tế giáo dục phản đối tăng tuổi nghỉ hưu. "Thực tế, người dân mình thì tuổi thọ có tăng nhưng sức khoẻ yếu, nên không so sánh được. Nước ngoài trên 70 tuổi vẫn lái xe ầm ầm nhưng mình thì bệnh tật nhiều. Tuổi thọ cao không đồng nghĩa với sức khoẻ cao, nên phải cân nhắc lại" - ông Cương cho hay.

Cần phân biệt rõ tuổi nghề với tuổi hưu

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cần phân biệt rõ tuổi nghề với tuổi hưu. Hưu là đủ điều kiện được hưởng chính sách của Nhà nước, đủ chính sách để được hưởng bảo hiểm xã hội; còn tuổi nghề có thể là nghề làm trong thời gian ngắn, có nghề làm trong thời gian dài. Bộ trưởng nêu ví dụ, đối với nghề xiếc, bóng chuyền, bóng đá, họ chỉ làm thời gian rất ngắn, sau đó họ phải chuyển nghề, phải được đào tạo để chuyển công việc khác. Có những người khi nghỉ làm quản lý, họ vẫn tiếp tục làm nghề. Vì vậy, cần phải hiểu một cách đầy đủ sự cần thiết của tăng tuổi nghỉ hưu và đến lúc này, không thể không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.

"Tôi rất muốn chúng ta hiểu một cách đầy đủ về tăng tuổi nghỉ hưu và đến lúc này chúng ta không thể không tăng tuổi nghỉ hưu. Nếu đến 2035 không điều chỉnh thì Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng già hóa dân số như Nhật Bản hay một số nước hiện nay", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cấp dưới bị tố nhận 12 tỷ "chạy" dự án, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói "đang kiểm tra" Bốn Bộ trưởng trả lời chất vấn tại Quốc hội vấn đề gì? Sáng nay 28/5, Quốc hội thảo luận về dự án luật Đầu tư công (sửa đổi) Trực tiếp phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội ngày 30 và sáng 31/5 6 điểm mới trong Dự thảo Luật Công chức, viên chức sửa đổi
Trọng Sang
Nguồn:

Tin bài liên quan

Ngày 24/10, Quốc hội thảo luận nhiều dự án luật quan trọng

Ngày 24/10, Quốc hội thảo luận nhiều dự án luật quan trọng

Theo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV, ngày 24/10, Quốc hội thảo luận nhiều dự án luật quan trọng.
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2022

Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2022

Từ đầu năm 2022, nhiều chính sách mới đáng chú ý sẽ được áp dụng, như: tăng tuổi nghỉ hưu; tăng lương hưu, trợ cấp BHXH; điều chỉnh giá xăng 10 ngày/lần; trả tiền thu gom vận chuyển rác theo cân; quy định mới về hộ nghèo…
Chủ tịch Quốc hội chủ trì họp về chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù phòng, chống dịch COVID-19

Chủ tịch Quốc hội chủ trì họp về chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù phòng, chống dịch COVID-19

Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19.

Các tin bài khác

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, công tác đối ngoại đã góp phần tạo dựng cục diện đối ngoại thành công ấn tượng, góp phần quan trọng vào việc đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.
49 năm thống nhất đất nước: Chuyên gia Mỹ Latinh nhận định Việt Nam là "hải đăng" của hy vọng

49 năm thống nhất đất nước: Chuyên gia Mỹ Latinh nhận định Việt Nam là "hải đăng" của hy vọng

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giành lại độc lập dân tộc. Đây là nhận định của Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, một trong những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh.
Truyền thông về ASEAN: cần biến thông tin thành tri thức cho người dân

Truyền thông về ASEAN: cần biến thông tin thành tri thức cho người dân

Đây là nội dung được ông Triệu Minh Long – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhấn mạnh tại Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, ASEAN và UNESCO do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 25/4 tại Hà Nội.
Việt Nam - Indonesia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân

Việt Nam - Indonesia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân

Ngày 24/4/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam – Indonesia.

Đọc nhiều

Quan hệ nhân dân Việt Nam – Nga và các nước SNG: rộng mở cơ hội hợp tác

Quan hệ nhân dân Việt Nam – Nga và các nước SNG: rộng mở cơ hội hợp tác

Đó là tinh thần các phát biểu chia sẻ của các Đại sứ Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan và Azerbaijan tại Việt Nam tại họp báo diễn ra ngày 2/5 tại Hà Nội. Sự kiện ...
Chi tiết mức giá các dự án chung cư đang rao bán ở Hà Nội và TP.HCM

Chi tiết mức giá các dự án chung cư đang rao bán ở Hà Nội và TP.HCM

Khảo sát của Viện Kinh tế Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho thấy, trong quý đầu tiên của năm nay, giá bán trung bình một số dự án tại TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh ...
Nhật Bản vinh danh ông Hoàng Bình Quân vì những đóng góp cho tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Nhật Bản vinh danh ông Hoàng Bình Quân vì những đóng góp cho tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Ông Hoàng Bình Quân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương vừa được Chính phủ Nhật Bản trao tặng Huân chương Mặt trời mọc vì những đóng góp cho ...
Thắng lợi Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Thắng lợi Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một ...
Tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân huyện đảo Lý Sơn

Tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân huyện đảo Lý Sơn

Ngày 2/5, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Sở NN-PTNT, Bộ đội Biên phòng và Công an tỉnh Quảng Ngãi gặp gỡ, tuyên truyền, vận động ngư dân huyện đảo Lý Sơn phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo c
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn

Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn

Hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài tại tỉnh Cà Mau đã khiến cuộc sống nhiều gia đình bị đảo lộn vì thiếu nước sinh hoạt. Để kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục tình trạng này, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã điều động các tàu chở nước ngọt từ đảo Phú Quốc (Kiên Giang) vào đất liền cấp miễn phí cho bà con.
Thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ, nhân dân Trường Sa và Nhà giàn DK1

Thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ, nhân dân Trường Sa và Nhà giàn DK1

Từ ngày 26/4 - 2/5, Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh do Chuẩn Đô đốc Phạm Như Xuân, Phó Tư lệnh Hải quân làm Trưởng đoàn và ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Thành phố làm Phó đoàn đã đi thăm, động viên và tặng quà cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân một số điểm đảo ở Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và Nhà giàn DK1.
inforgraphic quan ly phuong tien co gioi nuoc ngoai tham gia giao thong tai viet nam
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
Xin chờ trong giây lát...
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Phiên bản di động