Đề xuất không để xe dưới hầm chung cư của Đại biểu Quốc hội gây chú ý
Ra Hà Nội khám bệnh, cụ bà nhảy từ tầng 20 chung cư xuống đất tử vong Vụ việc xảy ra tai khu chung cư Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội), nạn nhân là cụ bà khoảng 60 tuổi vừa từ quê ... |
Kẹt thang máy chung cư Linh Đàm, bảo vệ bắc ghế giải cứu cư dân Thang máy tòa nhà HH3A Linh Đàm bất ngờ gặp sự cố khiến gần 10 cư dân sợ hãi do bị mắc kẹt bên trong. |
Nước máy có mùi lạ, cư dân Linh Đàm đổ xô đi mua nước bình Đã hai ngày nay, người dân chung cư Linh Đàm (Quận Hoàng Mai, Hà Nội) phải dùng nước bình cho sinh hoạt bởi nước máy ... |
Vụ sàm sỡ phụ nữ ở chung cư Mipec: Vì sao vẫn chưa xử lý? Sau hơn 1 tháng xảy ra vụ việc người đàn ông say rượu sàm sỡ, hành hung phụ nữ tại chung cư Mipec (Long Biên, ... |
Nhiều vụ cháy xe dưới hầm chung cư đã xảy ra. Ảnh minh họa |
Ngày 13/11, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quảng Bình nêu ý kiến trong cuộc thảo luận về kết quả giám sát phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018, theo ông, thực tế xảy ra cho thấy, công tác phòng cháy, chữa cháy vẫn chưa thực sự tốt dù có nhiều cố gắng.
"Trong thời gian giám sát 4 năm là hơn 3.000 vụ cháy, 36 người chết, 92 người bị thương. Điều này cho thấy công tác phòng cháy chữa cháy vẫn chưa tốt", đại biểu Phương nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương bày tỏ quan điểm, hiện các chung cư, khách sạn và nhà nghỉ không có đường thoát hiểm, khi gặp cháy, gần như tất cả đều bị động. Vì vậy cần phải sửa đổi luật Xây dựng để các nhà cao tầng đều phải có đường thoát. Đồng thời khi xảy ra cháy thì lực lượng cứu hộ cứu nạn có thể sử dụng để xử lý.
Ông Phương cũng gây chú ý bằng đề xuất các chung cư cao tầng, nhà nghỉ, khách sạn không sử dụng tầng hầm làm nơi để xe mà phải xây dựng bãi đỗ xe riêng chứ không nên để xe dưới hầm và nhà để xe nên làm trên cao.
"Nhiều xe đỗ dưới tầng hầm thì chẳng khác gì kho xăng dầu. Khi cháy thì không thể ứng cứu được. Kể cả có phun nước vào thì xăng nổi lên thì xăng vẫn cháy!", vị Đại biểu cho hay.
Được biết, tháng 7/2019, Đoàn giám sát của Quốc hội đã làm việc với Chính phủ về thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2014 – 2018.
Theo đó, từ 7/2014 - 5/2018, cả nước đã xảy ra 13.149 vụ cháy, làm chết 346 người, bị thương 823 người, thiệt hại về tài sản ước tính trên 6.500 tỷ đồng và 6.400 ha rừng.
Trong số 13.149 vụ cháy nêu trên thì cháy nhà dân chiếm 40% tổng số vụ cháy, nguyên nhân chủ yếu là do không bảo đảm an toàn hệ thống điện (chiếm 57%) và do sơ suất trong quá trình sử dụng lửa, xăng dầu, khí đốt (chiếm trên 29%). Số vụ cháy lớn tuy chỉ chiếm 1% tổng số vụ nhưng chiếm trên 76% tổng thiệt hại.