Đâu ra mà lắm nữ hoàng thế?
Lùm xùm xung quanh danh hiệu... tự phong "Nữ hoàng văn hóa tâm linh" Hiền Ngân từ chức Phó Ban Phát triển Thương hiệu và Chống hàng giả Tin mới vụ Nữ hoàng văn hoá tâm linh Hiền Ngân |
Mới đây, cộng đồng đồng loạt thắc mắc về danh xưng Nữ hoàng văn hóa tâm linh và danh hiệu Nữ hoàng thực phẩm.
Họ được vinh danh với ý nghĩa và mục đích gì? Tiêu chí ra sao khi đặt ra cuộc thi có phần khá lạ này…
Trên thư mời của chung kết trao giải Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam 2019 diễn ra vào ngày 13/7/2019 tới đây có ghi đích danh một doanh nhân là Nữ hoàng thực phẩm.
Tên danh hiệu khá lạ này khiến công chúng không khỏi thắc mắc, để được gọi là nữ hoàng của ngành thực phẩm hẳn là phải am hiểu về thực phẩm, hoặc đứng đầu ngành thực phẩm của Việt Nam.
Tìm hiểu thêm trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và công cụ tìm kiếm google mới thấy Việt Nam bây giờ sao lắm… nữ hoàng thế.
Ngoài Nữ hoàng văn hóa tâm linh Phạm Nữ Hiền Ngân đang làm mưa làm gió vì danh xưng kỳ lạ, còn xuất hiện đủ các nữ hoàng từ nữ hoàng dày da, nữ hoàng thực phẩm, nữ hoàng mỹ phẩm…
Toàn những nữ hoàng kỳ lạ.
| |
Không thiếu các "nữ hoàng" xuất hiện tại các cuộc thi trời ơi đất hỡi. (Ảnh: Tổng hợp từ mạng xã hội) |
Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên từng phát biểu tại một cuộc hội thảo liên quan đến thi nhan sắc Việt, rằng hiện nay có nhiều công ty đứng ra tổ chức các cuộc thi người đẹp nhằm mục đích thương mại, kiếm tiền là chính, chứ không chú ý vào mục đích tôn vinh cái đẹp.
Điều này đã dẫn đến các cuộc thi nhan sắc vàng thau lẫn lộn, trao giải tùy tiện, loạn danh hiệu. [1]
Thực tế cho thấy, đang có xu hướng bùng nổ các cuộc thi liên quan đến người đẹp, nhan sắc cho mọi lứa tuổi, mọi giới… từ tuổi teen đến doanh nhân, quý bà, quý ông và sau những cuộc thi ấy lại đẻ ra đủ thứ nữ hoàng, á hoàng… Những thứ danh hiệu mà công chúng phải ớ người khi nghe đến danh xưng, mới đây một cô đồng được xưng tụng là Nữ hoàng tâm linh là một ví dụ.
Thực tế cho thấy, một công ty chẳng liên quan gì đến người đẹp nhưng đang có xu hướng sản xuất nữ hoàng khi tổ chức hàng loạt cuộc thi và sinh ra đủ thứ “nữ hoàng” như: “Nữ hoàng tâm linh”, “nữ hoàng thực phẩm”, “nữ hoàng ngành thép”, “nữ hoàng dịch vụ nhà hàng” và thậm chí có cả “nữ hoàng giáo dục”...
Cần phải nhấn mạnh rằng theo Nghị định 79/2012/NĐ-CP của Chính phủ, mỗi năm chỉ có 2 cuộc được tổ chức, nghĩa là chỉ có 2 người đẹp được đăng quang ngôi vị hoa hậu.Rồi thi hoa hậu cũng loạn, từ hoa hậu đại dương đến hoa hậu hòa bình, hoa hậu sắc đẹp hoàn mỹ toàn cầu...
Thế nhưng không hiểu các cơ quan quản lý văn hóa có nắm được trên thực tế ở Việt Nam có đến hàng tá các cô gái bán dâm với giá từ vài ngàn đến cả chục ngàn đô, khi bị bắt các cô giá cao đều liên quan đến một hoa hậu, hoa khôi, nữ hoàng nào đó.
Có lẽ đã đến lúc ngành văn hóa, các cơ quan chức năng cần vào cuộc ráo riết hơn nữa để siết chặt việc cấp phép tổ chức các cuộc thi nhan sắc.
Cũng đã có không ít người đẹp bán dâm cũng đã khoác lên mình những danh hiệu á khôi, á hoàng, nữ hoàng ở những cuộc thi trời ơi đất hỡi.[2]
* Tài liệu tham khảo:
1. //tuoitre.vn/ong-vuong-duy-bien-nguoi-ta-cu-thich-gan-ten-toi-vao-cac-cuoc-thi-sac-dep-20190111105849966.htm
2. //cand.com.vn/Ban-tin-113/Duong-day-mai-dam-A-hau-dien-vien-di-khach-mot-lan-hon-nua-ty-dong-509178/
Xem thêm
"Nữ hoàng Văn hóa tâm linh" Phạm Nữ Hiền Ngân là ai? Mới đây, "Nữ hoàng văn hoá tâm linh" tên Phạm Nữ Hiền Ngân đã được bầu giữ chức Phó trưởng ban, Ban Phát triển thương ... |
Sở VHTT Hà Nội thanh tra cuộc thi "Nữ hoàng thương hiệu" Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết sẽ vào cuộc, thanh tra cuộc thi "Nữ hoàng thương hiệu", nếu phát hiện sai phạm ... |
Danh xưng "Nữ hoàng văn hóa tâm linh" gây tranh cãi, Cục Nghệ thuật biểu diễn lên tiếng Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) khẳng định không có danh xưng nào là danh xưng "Nữ hoàng văn hoá tâm linh Việt Nam". |