Đầu năm mới, các nước rối bời ứng phó đại dịch COVID-19
Thế giới đón Giáng sinh trong lo âu bởi đại dịch Covid-19 Giáng sinh 2020 đánh dấu là một năm buồn của thế giới, bởi đại dịch Covid-19 đã chính thức lây lan tại tất cả các lục địa trên Trái đất. Ngay cả ở Nam Cực cũng đã xuất hiện các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. |
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Thách thức lớn của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN là đại dịch COVID-19 Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vừa có bài trả lời phỏng vấn tạp chí ASEAN Focus về những thách thức lớn nhất đặt ra cho Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020. |
Ảnh minh họa |
Chính quyền Tokyo chuẩn bị yêu cầu chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh virus lan rộng, có nguy cơ khiến hệ thống y tế thủ đô "vỡ trận". Trong chiều ngày 2/1, Thống đốc Tokyo Yuriko Koike dự kiến có cuộc gặp với ông Yasutoshi Nishimura, Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính và Phục hồi. Đề nghị ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ được nhà lãnh đạo Tokyo chính thức gửi tới chính quyền trung ương trong cuộc gặp.
Số ca nhiễm virus corona đang tăng mạnh ở Nhật Bản. Hôm 31/12/2020, Tokyo ghi nhận 1.337 người nhiễm virus corona, kỷ lục mới về số ca nhiễm bệnh trong một ngày ở thủ đô. Chính quyền Tokyo trước đó đã yêu cầu các nhà hàng, doanh nghiệp cắt ngắn thời gian hoạt động và đóng cửa trước 22h. Tuy nhiên, biện pháp này không mang lại hiểu quả phòng dịch như kỳ vọng, buộc nhà chức trách thủ đô phải có hành động mạnh tay hơn.
Hôm 31/12/2020, Bộ trưởng Yasutoshi Nishimura - người phụ trách phòng chống virus corona - cho biết việc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia là cần thiết để "bảo vệ mạng sống của người dân" nếu số ca nhiễm tiếp tục gia tăng. Tình trạng khẩn cấp từng được chính phủ Nhật Bản ban bố hồi tháng 4, tuy nhiên được dỡ bỏ trên toàn quốc hôm 25/5 khi số ca nhiễm mới có xu hướng giảm.
Nhiều tuần qua, các chuyên gia y tế cảnh báo hệ thống chăm sóc sức khỏe Nhật Bản sắp quá tải. Bộ trưởng Nishimura cũng thừa nhận hệ thống y tế của Nhật Bản sẽ "vỡ trận" nếu diễn biến dịch bệnh xấu đi.
Thống đốc Tokyo Yuriko Koike. Ảnh: Kyodo. |
Tương tự Nhật Bản, Thái Lan cân nhắc thắt chặt hạn chế đối phó với làn sóng dịch COVID-19 thứ hai. Giới chức y tế Thái Lan ngày 2/1 khuyến nghị cần có các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với doanh nghiệp và việc đi lại của người dân ở 28 tỉnh, trong đó có thủ đô Bangkok.
Các biện pháp này bao gồm dừng một số hoạt động tập trung đông người có nguy cơ làm virus lây lan, yêu cầu các doanh nghiệp đóng cửa, kêu gọi người dân làm việc từ nhà và tránh ra khỏi địa phương khi không cần thiết.
Trước đó, chính quyền thủ đô Bangkok đã ra lệnh đóng cửa trường học trong 2 tuần, tạm thời đóng cửa các viện dưỡng lão, phòng tập thể thao, quán bar và các quán massage. Trong ngày 2/1, Thái Lan ghi nhận thêm 26 ca mắc COVID-19 và 1 ca tử vong. Đến nay nước này ghi nhận tổng cộng 7.379 ca mắc và 64 ca tử vong.
Theo người phát ngôn nhóm công tác của chính phủ đối phó với COVID-19 Taweesin Wisanuyothin, nhà chức trách đang theo dõi chặt chẽ diễn biến đợt bùng phát mới tại Bangkok, vốn bắt đầu lan ra nhiều khu vực và khó kiểm soát hơn do có nhiều ca tử vong không liên quan đến các trường hợp trước đó. Ông cho biết, nếu khuyến nghị trên được Thủ tướng Prayuth Chan-ocha thông qua, các biện pháp mới có thể có hiệu lực từ ngày 4/1 và sẽ được áp dụng đến cuối tháng 1.
Trước tình cảnh dịch bệnh tại Thái Lan đang bùng phát, Campuchia tăng cường phòng dịch Covid-19 tại các tỉnh giáp biên giới với đất nước láng giềng này. Hôm nay (02/01), Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã quyết định cấp 650 triệu riel (tương đương hơn 3,7 tỉ VN đồng) cùng nhiều trang thiết bị y tế cho các tỉnh giáp biên giới với Thái Lan nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19, sau khi phát hiện hàng loạt lao động Campuchia từ Thái Lan trở về bị COVID-19.
Theo bà Youk Sambath, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia, số kinh phí và trang thiết bị trên sẽ được chuyển tới 4 tỉnh là Battambang, Banteay Meanchey, Oddar Meanchey và Pailin. Riêng tỉnh Pailin, nơi đang điều trị nhiều bệnh nhân COVID-19 sẽ được cấp thêm 2 máy thở, máy đo nhịp tim và một số dụng cụ, trang thiết bị y tế khác. Cùng với đó, Bộ Y tế Campuchia cũng cử một đội y bác sỹ tới hỗ trợ tỉnh Pailin khống chế dịch bệnh COVID-19.
Trước đó, Thủ tướng Hun Sen cũng đã chỉ đạo tất cả 7 tỉnh có đường biên giới với Thái Lan phải tăng cường các biện pháp phòng chống COVID-19, mọi công dân từ Thái Lan trở về phải cách ly 14 ngày và thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế. Tính đến hôm nay, Campuchia đã phát hiện 379 trường hợp bị mắc COVID-19, trong đó 362 trường hợp đã bình phục và không có trường hợp nào tử vong.
Chính quyền thành phố Sydney vừa yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang khi ra ngoài đường |
Australia cũng không còn chủ quan. Chính quyền thành phố Sydney vừa yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Dịch COVID-19 tiếp tục lây lan tại thành phố Sydney. Hôm nay (2/1), tuy chỉ ghi nhận 7 ca mắc mới sau 24h nhưng việc dịch COVID-19 đang tiếp tục mở rộng về phía Tây thành phố Sydney đã gây quan ngại đối với chính quyền bang New South Wales.
Trước thực tế này, chính quyền bang New South Wales đã yêu cầu người dân từ đầu tuần tới phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng, nếu không sẽ bị phạt 200 AUD. Bên cạnh đó, quy định mới cũng giới hạn số lượng người tham dự các sự kiện trong nhà bao gồm như đám cưới, lễ nhà thời, phòng tập gym và các sự kiện ngoài trời.
Trong khi đó, sau 3 ngày tính đến hôm nay, bang lân cận Victoria đã ghi nhận 10 ca lây nhiễm cộng đồng và kết quả giải mã gen cho thấy toàn bộ số ca nhiễm này liên quan đến các ổ dịch tại bang New South Wales. Sau đợt bùng phát dịch lần 2 khiến khoảng 17.000 người bị lây nhiễm, Victoria có 2 tháng không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng nên việc xuất hiện các trường hợp lây nhiễm mới đang khiến chính quyền bang này hết sức lo lắng. Hiện bang Victoria đã đóng cửa biên giới với bang New South Wales và tái áp đặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
Đáng chú ý, vùng Lãnh thổ thủ đô Australia hôm nay cũng ban hành quy định cứng rắn đối với người dân đến từ Greater Sydney, Central Coast và Wollongong. Theo quy định mới, người dân của các khu vực này bị cấm đến vùng Lãnh thổ thủ đô từ trưa nay, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt và phải xin phép. Theo số liệu của Bộ Y tế Australia cập nhật đến sáng nay, nước này đã có gần 28.450 ca mắc COVID-19, 909 ca tử vong. Đáng chú ý, trong 7 ngày vừa qua đã xuất hiện hơn 60 ca lây nhiễm cộng đồng.
Biến chủng virus mới lây lan mạnh ở Anh bất chấp nhiều biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đã được triển khai. Ảnh: AFP. |
Biến chủng mới của virus corona đang làm số ca nhiễm mới ở Anh tăng mạnh, bất chấp các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt được áp đặt khắp cả nước. Do đó, Anh tái kích hoạt bệnh viện dã chiến ứng phó với COVID-19.
Ngày 1/1, Anh đã tái kích hoạt các bệnh viện dã chiến được xây dựng từ đầu mùa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời quyết định đóng cửa toàn bộ trường tiểu học ở thủ đô London nhằm ngăn chặn biến thể mới của virus SARS-CoV-2 lây lan.
Trong bối cảnh có hơn 50.000 ca nhiễm mới mỗi ngày trong 4 ngày qua, cơ quan y tế Anh cho biết đã lên kế hoạch chuẩn bị nhiều giường bệnh hơn để sẵn sàng cho việc phải tiếp nhận nhiều bệnh nhân hơn.
Người phát ngôn Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS) cho biết: "Sức ép gia tăng do biến thể mới của virus lây lan mạnh, nên NHS vùng London được yêu cầu đảm bảo mở cửa bệnh viện dã chiến và sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân nếu cần".
Quyết định trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bệnh viện Royal London thông báo với các nhân viên qua thư điện tử về việc bệnh viện rơi vào "tình trạng thảm họa về y tế" và không thể cung cấp các dịch vụ điều trị tích cực ở mức tiêu chuẩn cao.
Anh hiện đang phải đối phó với làn sóng lây nhiễm mới, sau khi virus đã cướp đi sinh mạng của hơn 74.000 người và làm nền kinh tế điêu đứng. Là một trong những nước bị ảnh hưởng nhất thế giới, Anh ghi nhận hơn 53.000 ca nhiễm và 613 ca tử vong mới trong 24 giờ qua.
Theo số liệu mới nhất, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Anh đã lây lan sang châu Á, khiến gần 30 bệnh nhân nhiễm ở Ấn Độ. Biến thể này đã được phát hiện hồi cuối tháng 12-2020 tại Anh và có tỷ lệ lây lan cao hơn 70% so với chủng gốc. Tại châu Á, ngoài Ấn Độ đứng đầu, vượt xa về số ca nhiễm và tử vong, Thổ Nhĩ Kỳ đã có hơn 2,2 triệu ca mắc trong khi Iran ghi nhận hơn 1,2 triệu ca. Nếu không tính Ấn Độ, Iran là nước ghi nhận nhiều ca tử vong nhất với 55.337 ca. Các nước Indonesia, Iraq, Bangladesh đã ghi nhận trên 500.000 ca nhiễm trong khi Pakistan, Philippines và Israel hơn 420.000 ca.
Thế giới đón Giáng sinh trong lo âu bởi đại dịch Covid-19 Giáng sinh 2020 đánh dấu là một năm buồn của thế giới, bởi đại dịch Covid-19 đã chính thức lây lan tại tất cả các lục địa trên Trái đất. Ngay cả ở Nam Cực cũng đã xuất hiện các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. |
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Thách thức lớn của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN là đại dịch COVID-19 Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vừa có bài trả lời phỏng vấn tạp chí ASEAN Focus về những thách thức lớn nhất đặt ra cho Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020. |
Đại sứ quán Nga tại Việt Nam ủng hộ 40 triệu đồng hỗ trợ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên Sáng 23/12, tại Hà Nội, ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tiếp ngài Konstantin Vnukov - Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam đến chào thăm nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam và trao số tiền 40 triệu đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. |