Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
10:52 | 23/05/2019 GMT+7

Dân tộc nào có họ tên là các loài động thực vật?

aa
Cộng đồng dân tộc này có họ tên là các loài động thực vật vì quan niệm các loài vật, cây cối là tổ tiên của mình nên đặc biệt trân trọng.    
Cà phê là đặc sản của tỉnh nào? Sóc Bom Bo ở tỉnh nào? Bưởi Năm Roi là đặc sản của tỉnh nào? Sen được coi là "đặc sản" của tỉnh nào?

Dân tộc có họ tên là các loài động thực vật

Hỏi:

Dân tộc nào có họ tên là các loài động thực vật?

A. Dân tộc Hoa

B. Dân tộc Thái

C. Dân tộc Khơ Mú

D. Dân tộc Ê Đê

Đáp án:

C. Dân tộc Khơ Mú

Khơ Mú (tên gọi khác là Kmụ, Kưm mụ, Xá Cẩu, Tày Hạy...) là tộc người thiểu số trong 54 dân tộc Việt Nam. Theo kết quả điều tra năm 2009 của Tổng cục Thống kê, cộng đồng này có gần 73.000 người, cư trú chủ yếu tại các tỉnh Nghệ An, Điện Biên, Thanh Hóa, Sơn La, Yên Bái. Họ sống thành làng bản, mỗi bản có vài chục gia đình thuộc các dòng họ.

Trong cuốn Dân tộc Khơ Mú ở Việt Nam (nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, năm 1999), PGS Khổng Diễn cho biết, đặc điểm chung của các dòng họ Khơ Mú là mang tên các loài chim, thú, cây cỏ và cả đồ vật vô tri vô giác. Ví dụ, họ Rvai có nghĩa là hổ; họ Tmoong là con chồn; họ Chưn đre là loài chim có mình màu nâu; họ Tvạ là loại dương sỉ...

Người Khơ Mú coi các loài động thực vật là tổ tiên của dòng họ, có cả truyền thuyết về sự ra đời của dòng họ gắn với những động thực vật này. Họ do đó có tục kiêng kỵ săn bắn, ăn thịt và thờ cúng vật tổ.

dan toc nao co ho ten la cac loai dong thuc vat
Dân tộc Khơ Mú (Ảnh: Làng văn hóa).

Nguyên tắc kết hôn của người Khơ Mú

Hỏi:

Người Khơ Mú kết hôn theo nguyên tắc nào?

A. Chỉ người trong cùng một họ được kết hôn với nhau

B. Nghiêm cấm người cùng một họ kết hôn với nhau

C. Chỉ được kết hôn với người cùng dân tộc

D. B và C

Đáp án:

D. B và C

Theo cuốn Dân tộc Khơ Mú ở Việt Nam (nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, năm 1999) và Hôn nhân của Người Khơ Mú (nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc, năm 2010), nguyên tắc hôn nhân cơ bản nhất của người Khơ Mú là "ngoại hôn dòng họ", tức cấm người cùng một dòng họ kết hôn với nhau.

Lúc đầu việc nghiêm cấm có hiệu lực đối với tất cả thành viên trong từng dòng họ. Về sau vì số lượng thành viên của từng dòng họ quá đông, mỗi dòng họ lại chia nhỏ thành các ngành nhỏ nên hiện nay người Khơ Mú cho phép người trong cùng một dòng họ, nhưng thuộc các ngành khác nhau; con cháu đời thứ tư của cùng một ông tổ, được kết hôn nhân với nhau.

"Người vi phạm nguyên tắc ngoại hôn tức là có quan hệ hôn nhân với người cùng tổ tiên sẽ bị coi là phạm tội loạn luân, bị phạt theo luật lệ của bản rất nghiêm ngặt. Người Khơ Mú quan niệm, tội loạn luân sẽ gây ra sự ô uế cho đất, nước, động đến thần linh, làm cho các thần tức giận trừng trị con người, gây ra lũ lụt, hạn hán, bão tố, sấm sét, động rừng... Do đó người Khơ Mú đã bắt những người vi phạm tội loạn luân phải làm lễ hiến sinh một con dê để cúng thần linh. Sau nghi lễ cúng thần, người phạm tội được sống chung với nhau như vợ chồng nhưng phải rời bản đến sống ở một nơi khác", cuốn Dân tộc Khơ Mú ở Việt Nam viết.

Ngoài ra, người Khơ Mú xưa còn có nguyên tắc chỉ kết hôn với người cùng dân tộc; con trai của dòng họ A đã lấy con gái của dòng họ B thì con trai của họ B không được lấy ngược trở lại con gái của dòng họ A.

dan toc nao co ho ten la cac loai dong thuc vat
Người Khơ Mú gieo mạ (Ảnh: Biên phòng).

Tục lệ truyền thống trong cưới xin của người Khơ Mú

Hỏi:

Đâu là tục lệ truyền thống trong cưới xin của người Khơ Mú?

A. Ở rể suốt đời bên nhà vợ

B. Ở rể một vài năm

C. Không bao giờ ở rể

D. Không có tục lệ nào

Đáp án:

B. Ở rể một vài năm

Tác giả Trần Thị Thảo trong cuốn Hôn nhân của người Khơ Mú (nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc, năm 2010) cho biết, ở rể là tập tục lâu đời, vẫn duy trì đến ngày nay của cộng đồng người Khơ Mú. Ý nghĩa của tục lệ này là để bố mẹ và gia đình nhà vợ dạy bảo việc làm ăn, các kỹ năng tăng gia sản xuất, tạo điều kiện để chàng rể tập làm chủ gia đình, xây dựng một gia đình mới.

Trong thời gian ở rể, chàng rể tự coi mình là thành viên chính trong gia đình vợ, hòa nhập vào cuộc sống sinh hoạt, sản xuất cùng gia đình vợ. Họ được đối xử bình đẳng và nhận được sự quan tâm của gia đình vợ. Điều này khác hẳn với quan niệm của người Thái là con chàng rể trong thời gian ở rể như người ở và đối xử bất bình đẳng.

Ở một số vùng như Nghệ An, Thanh Hóa, chàng rể Khơ Mú sẽ đổi sang họ vợ trong suốt thời gian ở rể. 1-2 tháng sau khi ở rể, lễ kết hôn pưn đệ của đôi trai gái Khơ Mú mới được diễn ra (trước đó chỉ có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, lễ hỏi ở rể và lễ tiễn ở rể). Đôi vợ chồng trẻ từ lúc này mới được ăn nằm cùng nhau, được quyền sinh con đẻ cái.

Sau thời gian ở rể (trước đây là 3-12 năm) và nhà trai đã đủ điều kiện kinh tế, nhà trai sẽ xin phép nhà gái và tổ chức lễ cưới con dâu. Đây là lễ cưới chính thức, nghi lễ quan trọng nhất trong hôn lễ của người Khơ Mú. Sau lễ này, đôi vợ chồng về ở nhà chồng. Một thời gian sau, họ có thể chuyển ra ở riêng nếu đủ điều kiện kinh tế và được nhà chồng cho phép.

Ngày nay, người Khơ Mú giản tiện hơn trong tục lệ ở rể truyền thống. Đa số chàng rể sau vài ba tháng (có trường hợp là một tuần) ở nhà vợ sẽ xin phép tổ chức cưới cô dâu về nhà chồng.

dan toc nao co ho ten la cac loai dong thuc vat
Lễ hội cầu mưa của người Khơ Mú (Ảnh: Báo Du lịch).

Tục tang ma của người Khơ Mú

Hỏi:

Trong tục lệ tang ma, người Khơ Mú đặt một sợi dây dài bên thi hài người chết với ý nghĩa gì?

A. Dẫn đường cho người chết lên mặt trăng

B. Dẫn đường cho người chết về nhà với con cháu

C. Dẫn đường cho người chết trong họ hàng đi cùng nhau

D. Không có tục lệ nào

Đáp án:

A. Dẫn đường cho người chết lên mặt trăng

Theo cuốn Văn hóa dân gian của người Khơ Mú tỉnh Điện Biên (nhà xuất bản Mỹ thuật, năm 2016), người Khơ Mú có truyền thống bắn 4 phát súng, đốt một đống lửa to trước nhà để báo hiệu cho dân bản biết có người thân trong gia đình mới chết. Họ thường để thi hài ở nhà 2-3 ngày để dân bản tới viếng, bắt nỏ xua đuổi các loài ma đến quấy rối trong suốt thời gian này.

Theo phong tục truyền thống, người Khơ Mú sẽ bày các đồ vật dâng cúng cùng tài sản chia cho người chết như: vải, một chai rượu, một con dao, bát, đĩa, hòm, tiền... Họ đặt một hào bạc trắng dưới cằm, một chiếc cúc bạc trắng nhỏ đặt trên trán người chết để người này trở thành ma tốt, không đi theo ma xấu về hại dân bản. Dọc theo thi hài, người Khơ Mú đặt một sợi dây dài khoảng một sải với quan niệm đây là dây dẫn người chết lên mặt trăng.

Người Khơ Mú quan niệm, con người khi chết thể xác không còn nữa nhưng hồn vía sẽ thoát khỏi thể xác và hóa thành ma (ma nhà, ma lửa để bảo vệ con cháu...), hóa thành cây hoặc nhập vào con cháu trong gia đình.

dan toc nao co ho ten la cac loai dong thuc vat
Tục lệ tang ma của người Khơ Mú (Ảnh: Làng văn hóa).

Tết cổ truyền của người Khơ Mú

Hỏi:

Tết cổ truyền của người Khơ Mú diễn ra khi nào?

A. Cùng ngày với tết của người Kinh

B. Khác ngày với tết của người Kinh

C. Cùng ngày với đứa trẻ đầu tiên của năm mới sinh ra đời

D. Không có tết cổ truyền

Đáp án:

A. Cùng ngày với tết của người Kinh

Theo tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, đồng bà Khơ Mú ăn Tết cổ truyền theo Tết Nguyên đán của người Kinh. Họ coi đây là dịp để nghỉ ngơi, vui chơi, thăm hỏi, chúc phúc lẫn nhau, cùng tham gia các hoạt động văn nghệ, trò chơi truyền thống.

Đêm 30 Tết sau khi giao thừa, mỗi gia đình Khơ Mú sẽ mổ một con gà trống thiến để người cao tuổi nhất trong nhà xem chân gà và dự đoán những điều may rủi ở năm mới. Cùng với đó, họ có phong tục nghe xem con vật gì sẽ kêu trước tính từ lúc giao thừa đến sáng. Người Khơ Mú cho rằng, nếu con gà kêu trước thì năm đó sẽ mất mùa vì gà lúc nào cũng ăn. Nếu lợn hay chó kêu trước thì năm đó sẽ được mùa màng no ấm.

Giống người Kinh, cộng đồng Khơ Mú đặc biệt coi trọng vai trò của người xông nhà trong ngày đầu năm mới. Ngày này nếu vía tốt sẽ mang đến điều may mắn cho gia đình họ xông nhà và ngược lại. Chính vì vậy, người xông nhà thường được các gia đình lựa chọn trước và nhất thiết phải là nam giới.

Đặc biệt, trong năm mới, người Khơ Mú quan niệm phải dùng nước mới để lấy may. Mỗi người uống một ngụm nước nhỏ để lấy may mắn, sau đó mọi người đều rửa mặt, chân, tay bằng nước mới. Nếu gia đình nào không đi lấy nước mới trong ngày đầu năm thì cả năm đó sẽ không gặp điều may, làm ăn không tốt đẹp.

dan toc nao co ho ten la cac loai dong thuc vat
Tết cổ truyền của người Khơ Mú (Ảnh: Báo Yên Bái).

Xem thêm

dan toc nao co ho ten la cac loai dong thuc vat Ruộng bậc thang Mù Cang Chải nằm ở tỉnh nào?

Đây là một tỉnh miền núi phía Bắc, có những con đèo cao hiểm trở, dòng sông lớn nhất nhì cả nước chảy qua. Nơi đây ...

dan toc nao co ho ten la cac loai dong thuc vat Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải thuộc tỉnh nào?

Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải (1956-1964) phía bờ Bắc của tỉnh này với những khẩu hiệu thể hiện khát vọng thống nhất Tổ quốc. ...

dan toc nao co ho ten la cac loai dong thuc vat Tỉnh nào nằm trọn trên cao nguyên M'Nông?

Tỉnh này có diện tích tự nhiên nằm trọn trên cao nguyên M’Nông và mới được tái lập hơn 10 năm, có địa hình như hai ...

dan toc nao co ho ten la cac loai dong thuc vat Phố Hiến nằm ở tỉnh nào?

"Thứ nhất Kinh Kỳ/ Thứ nhì Phố Hiến" - Câu ví sánh có tuổi hơn 300 năm này, xác định vị thế và giá trị lịch ...

dan toc nao co ho ten la cac loai dong thuc vat Địa danh Gò Công nằm ở tỉnh nào?

Địa danh Gò Công nằm ở một tỉnh thuộc Nam Bộ.

Nguyễn Trang
Nguồn:

Tin bài liên quan

Hà Nội: 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới

Hà Nội: 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới

Tại Hà Nội, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sống cùng người Kinh ở 30/30 quận, huyện, thị xã với trên 107.847 người, chiếm 1,3% dân số thành phố. Nhờ sự quan tâm của chính quyền Thành phố, cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS không ngừng được nâng cao.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 2/9

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 2/9

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9, từ ngày 31/8 - 3/9, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn.
Trao học bổng cho học sinh dân tộc và vùng biển đảo ở Bình Thuận

Trao học bổng cho học sinh dân tộc và vùng biển đảo ở Bình Thuận

Mới đây, Quỹ Học bổng “Vừ A Dính” và Câu Lạc Bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” đã phối hợp tổ chức trao 75 suất học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng biên giới biển, đảo khó có hoàn cảnh khó khăn, đạt thành tích cao trong học tập trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Các tin bài khác

Kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với ngư dân Việt Nam

Kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với ngư dân Việt Nam

Ngày 2/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng thông tin về vụ việc lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản của ngư dân Việt Nam thuộc tàu cá QNg 95739 TS (tỉnh Quảng Ngãi) trong khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 29/9.
Sự ủng hộ của quốc tế góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám

Sự ủng hộ của quốc tế góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần chủ động hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của phe Đồng minh và các lực lượng chống chủ nghĩa phát xít đã trở thành một mẫu mực về phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường kết hợp với tranh thủ sức mạnh quốc tế.
Cách mạng Tháng Tám trong mắt bạn bè quốc tế

Cách mạng Tháng Tám trong mắt bạn bè quốc tế

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam là mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, phản ánh cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm, đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ mới. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, các chuyên gia, nhà nghiên cứu ngày càng hiểu và khâm phục thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong tiến trình giải phóng dân tộc.
Phần lớn chính giới Mỹ thừa nhận chiến tranh Việt Nam là sai lầm

Phần lớn chính giới Mỹ thừa nhận chiến tranh Việt Nam là sai lầm

Theo Tiến sỹ Andrew Well-Đặng, chuyên gia cao cấp về Việt Nam tại Trung tâm châu Á thuộc Viện Hòa bình Mỹ, giờ đây, phần lớn chính giới Mỹ đều đồng ý rằng chiến tranh Việt Nam là một sai lầm.

Đọc nhiều

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV hiện đang xem xét những dự luật quan trọng về kinh tế, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, dư luận hiện đang rất hy vọng vào sự thay đổi này, để từ đó có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn về thể chế như Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn về nội dung trên.
Khai mạc Hội thảo giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn

Khai mạc Hội thảo giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn

Thực hiện Đề án của Bộ Công an đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Cục Đối ngoại và Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, tổ chức hội thảo quốc tế “Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người”.
Operation Smile, VUFO tiếp tục hợp tác hỗ trợ trẻ em dị tật hàm mặt

Operation Smile, VUFO tiếp tục hợp tác hỗ trợ trẻ em dị tật hàm mặt

Ngày 21/11 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tiếp đoàn tổ chức Operation Smile (Phẫu thuật nụ cười) do bà Kathline Magee, Chủ tịch, đồng sáng lập tổ chức làm trưởng đoàn.
Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Những tài liệu, hình ảnh trưng bày đã mang đến hiểu biết sâu sắc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đồng thời góp phần khơi gợi, nhân lên lòng tự hào và tình yêu biển đảo quê hương. Đó là chia sẻ của nhiều cán bộ, chiến sĩ hải quân Vùng 5 và đông đảo nhân dân, các em học sinh thành phố Phú Quốc khi tham quan triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (24/11): Bắc và Trung Bộ trời chuyển lạnh

Thời tiết hôm nay (24/11): Bắc và Trung Bộ trời chuyển lạnh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5.
Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 23/11 khu vực Bắc Bộ tiếp tục hạ nhiệt, vùng núi có nơi xuống dưới 15 độ. Trời rét về đêm và sáng sớm, ban ngày nắng hanh.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động