Trang chủ Chính trị - Xã hội
14:04 | 10/11/2021 GMT+7

Đảm bảo quản lý giá trang thiết bị y tế, giá test COVID-19 "thực thanh, thực chi"

aa
Tiếp tục Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 10/11, Quốc hội bắt đầu tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đang từng bước minh bạch việc cung ứng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế; đồng thời khẳng định đảm bảo quản lý gia trang thiết bị y tế, giá test COVID-19 theo phương thức "thực thanh, thực chi".

Đánh giá mức độ dịch và triển khai giải pháp phù hợp

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: TTXVN

Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội về giải pháp triển khai hiệu quả và tổ chức thực hiện đồng bộ trên quy mô toàn quốc Nghị quyết 128/NQ-CP, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, đại dịch COVID-19 là đại dịch chưa có trong tiền lệ. Rất nhiều quốc gia phải điều chỉnh chính sách theo từng giai đoạn, từng thời gian và tùy thuộc vào diễn biến tình hình dịch. Cho đến thời điểm hiện nay, hầu hết tất cả đều chuyển sang trạng thái thích ứng , chung sống an toàn với dịch COVID-19. Thực tế trong thời gian qua, Bộ Y tế đã tham khảo các ý kiến của các tổ chức quốc tế và kinh nghiệm các nước; dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả đối với dịch COVID-19 được ban hành.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Nghị quyết đánh giá tốc độ dựa trên tình hình dịch, tiến độ tiêm chủng và năng lực y tế của từng địa phương. Các địa phương có trách nhiệm đánh giá tình hình dịch trên địa bàn, từ đó đưa ra những giải pháp áp dụng một cách phù hợp với tình hình thực tiễn. Thực tế trong thời gian qua, các địa phương cũng đã đánh giá được cấp độ dịch trên từng địa bàn với quy mô tuyến xã và nhỏ nhất có thể.

Giải pháp hiện nay có thể triển khai tổ chức thực hiện trong Nghị quyết 128/NQ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế cũng nêu. Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, các địa phương đánh giá cấp độ dịch, từ đó triển khai áp dụng các biện pháp. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp triển khai phụ thuộc hoàn toàn vào từng cấp độ dịch. "Nghị quyết 128/NQ-CP đã quy định rất rõ, vì vậy, các địa phương cần phải tuân thủ theo", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý.

Chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả với dịch COVID-19, việc chuẩn bị các cơ sở vật chất, đặc biệt lĩnh vực y tế rất quan trọng. Nghị quyết 128/NQ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT đã nêu rất rõ, các địa phương phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, đặc biệt hệ thống y tế (hạ tầng, y tế cơ sở, thành lập trung tâm hồi sức cấp cứu...). Bên cạnh đó, chúng ta phải chủ động triển khai hiệu quả tất cả các biện pháp về phòng, chống dịch.

Hiện nay có một số địa bàn, một số nơi, có tình trạng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác đối với tình hình dịch. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chuyên môn y tế đã chỉ đạo không được lơ là chủ quan, mất cảnh giác và liên tục phải triển khai các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả. Căn cứ vào diễn biến tình hình dịch tại từng địa phương cũng như quy mô dân số, mức độ mắc, vấn đề giao lưu đi lại, tình hình khu công nghiệp... nhiều địa phương triển khai những biện pháp khác nhau. Sau khi Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ra đời, cơ bản trên toàn quốc đã áp dụng một cách đồng bộ.

Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc cách ly F1 tại nhà, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Nghị quyết 128/NQ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT đã hướng dẫn việc xét nghiệm, cách ly y tế đối với những trường hợp đi từ vùng dịch trở về, đối với cấp độ 3, cấp độ 4 được phân ra làm nhiều quy định. Đối với người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19, chỉ cần theo dõi y tế ở nhà 7 ngày, đối với những người đã khỏi bệnh cũng tương tự. Người đã tiêm 1 mũi vaccine, cách ly y tế tại nhà 7 ngày. Đối với người chưa được tiêm vaccine, cách ly tại nhà 14 ngày.

"Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương và khuyến cáo của Bộ Y tế, tùy mức độ dịch bệnh, nhất là vấn đề về việc đảm bảo an toàn cho phòng, chống dịch đối với những khu vực có mật độ dân cư cao như khu chung cư hay khu vực có nhiều người dân sinh sống nhưng chưa tiêm phòng vaccine. Chúng ta cố gắng đảm bảo cách ly linh hoạt, đảm bảo tính an toàn. Đối với trường hợp này chúng tôi khuyến nghị áp dụng cụ thể, đối với những khu chung cư đông người, tỷ lệ tiêm chủng chưa cao, buộc phải áp dụng hình thức cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà", Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Từng bước minh bạch hóa việc cung ứng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế

Đối với câu hỏi của đại biểu Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận) về giá trang thiết bị sinh phẩm - vấn đề mà dư luận và nhân dân quan tâm, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trước đây, vấn đề về trang thiết bị y tế và sinh phẩm chẩn đoán không thuộc lĩnh vực về quản lý mặt hàng theo Luật Giá. Trong khi đó, giá cả của các mặt hàng này cũng khác nhau, giữa các hãng khác nhau và khác nhau giữa các nước sản xuất. "Ngay với các trang thiết bị y tế và sinh phẩm khác nhau cũng có khác nhau qua các thời điểm. Có những thời kỳ, cung ít mà cầu rất nhiều, vì vậy giá thành cao hơn. Đầu năm 2020, giá khẩu trang, găng tay cũng tương tự. Hoặc trong thời điểm ban đầu, máy thở khan hiếm trên thị trường đã đẩy giá lên cao và tất cả các quốc gia đều có tình trạng tranh mua mặt hàng này. Thời gian qua, do nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường nên cũng đã hạ giá đối với các mặt hàng này", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long giải thích.

Triển khai rất quyết liệt các vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã từng bước minh bạch hóa việc cung ứng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế. Tháng 7/2020, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các công ty kinh doanh, sản xuất trang thiết bị y tế phải công khai, niêm yết giá trên trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Hiện có 69.235 sản phẩm đã niêm yết giá và kết quả đấu thầu là 93.253 kết quả đã được niêm yết giá trên Cổng; từ đó, các đơn vị tham khảo xây dựng kế hoạch đấu thầu cũng như triển khai việc đấu thầu, cung ứng cho địa bàn.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã liên tục yêu cầu và đã có 2 văn bản đề nghị các doanh nghiệp chung tay phòng, chống dịch, tăng nguồn cung để cung ứng cho thị trường Việt Nam và hạ giá thành sản phẩm; đồng thời Bộ đã tăng cường cấp phép để tạo cạnh tranh giữa các đơn vị. "Trước đây, chúng ta có rất ít những mặt hàng được cấp phép. Sau khi các doanh nghiệp ở tất cả các nước trên thế giới đều tăng cường sản xuất, cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta đã thực hiện cấp phép cho 131 sản phẩm sinh phẩm chẩn đoán, trong đó 60 loại test nhanh, 43 test Realtime RT-PCR; 28 xét nghiệm kháng thể. Về tăng cường vận động tài trợ, hỗ trợ từ các nước, đến nay, chúng ta đã vận động tài trợ trên 50 triệu test. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài phần của Trung ương phân bổ, đã được các doanh nghiệp, cộng đồng hỗ trợ 14,4 triệu test. Về cơ bản, chúng ta sử dụng test của các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ. Các địa phương cũng tiến hành đấu thầu nhưng không nhiều", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.

Về giảm giá thành xét nghiệm, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ đã liên tục có những hướng dẫn về xét nghiệm mẫu gộp. Ngay từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Bắc Giang, Bộ Y tế đã tiến hành triển khai gộp mẫu, kể cả test nhanh (gộp 3, gộp 5); test Realtime RT-PCR đã gộp 10, thậm chí thành phố Đà Nẵng đã gộp 20. "Điều này được cho phép về mặt chuyên môn để giảm giá thành trong xét nghiệm. Đồng thời, Bộ liên tục có những điều chỉnh trong chiến lược về xét nghiệm, tùy từng thời điểm, tùy từng mức độ có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, trên quan điểm, phòng, chống dịch hiệu quả nhưng phải tiết kiệm".

Trước ngày 1/7/2021, lượng test nhanh được sử dụng không nhiều nhưng sau đó, Bộ Y tế đã "tiên lượng thị trường sẽ sôi động hơn", tức là việc sử dụng test nhanh sẽ nhiều hơn. Lập tức, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đối với tất cả các đơn vị thuộc bộ, tất cả các địa phương phải thực hiện theo phương thức "thực thanh, thực chi". Trong trường hợp người dân tự nguyện xét nghiệm thu phí, chỉ được phép thu theo đúng giá đầu vào. Tuy nhiên có hiện tượng chênh lệch giá giữa các đơn vị, các cơ sở tư nhân... "Do quá bận trong công tác phòng, chống dịch, cho nên đến tận tháng 9/2021, Bộ Y tế yêu cầu phải thực hiện theo đúng chỉ đạo "tự thanh tự chi", giá test chỉ được thu theo đúng giá đầu vào, tức giá đấu thầu. Bộ Y tế yêu cầu đối với các địa phương phải nghiêm khắc nhắc nhở và chấn chỉnh việc này", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, trong tháng 5, khi dịch xảy ra ở Bắc Giang - tại các cơ sở y tế, Bộ Y tế đã có 2 công điện, nhắc tất cả các cơ sở y tế không được phép thu tiền của người bệnh trong xét nghiệm COVID-19. Đối với các trường hợp có bảo hiểm y tế, được thanh toán bảo hiểm y tế và có những trường hợp không có bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước chi trả. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục có những văn bản nhắc nhở đối với các địa phương trong việc thực hiện theo đúng các quy định về mặt pháp luật, đảm bảo không có lợi ích nhóm, không được tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt và đã đưa vấn đề về đấu thầu mua sắm trang thiết bị và sinh phẩm y tế vào chương trình thanh tra năm 2022.

Để đảm bảo nguồn cung và giảm giá thành sản phẩm, Bộ Y tế đã thúc đẩy sản xuất trong nước. Hiện nay, cả nước có 8 đơn vị sản xuất trong nước cung cấp test nhanh và test Realtime RT-PRC, tets kháng thể. Năng lực sản xuất cũng như khả năng cung ứng cơ bản đáp ứng đầy đủ. Bộ Y tế thúc đẩy vấn đề nghiên cứu sản xuất những phương pháp chẩn đoán mới, ví dụ như chẩn đoán qua hơi thở, nước bọt để làm giảm giá thành và tăng tính tiện ích đối với người dân.

Ngày 8/11, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế, đã thay đổi cơ bản vấn đề về quản lý trang thiết bị y tế. Nghị định làm minh bạch toàn bộ trong quá trình quản lý, công khai, minh bạch; chuyển từ phương thức tiền kiểm sang hậu kiểm; phương thức quản lý phù hợp với quốc tế. Đặc biệt, vấn đề về quản lý giá và trang thiết bị cũng như sinh phẩm chẩn đoán chính thức được đưa vào mặt hàng được quản lý giá. Bộ Y tế đang làm việc chặt chẽ đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bình ổn giá trong trường hợp cần thiết đối với mặt hàng này. Cùng ngày, Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư 16/2021/TT-BYT về giá xét nghiệm. Nếu đơn vị y tế đấu thầu với giá sinh phẩm thấp hơn, chỉ được thu giá thấp hơn. "Bộ Y tế đang tiến hành đảm bảo vấn đề về quản lý giá đối với trang thiết bị y tế", Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Làm rõ thêm vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam là một trong 4 quốc gia đã phân lập thành công và có giải trình tự gen virus SARS-C0V-2; từ đó đã quan tâm đầu tư, chỉ đạo rất quyết liệt trong vấn đề đầu tư sản xuất đối với sinh phẩm; sau đó hỗ trợ các đơn vị trong nước sản xuất test nhanh, test Realtime RT-PCR, kháng thể... "Chúng ta cố gắng chủ động được nguồn cung ứng test nhanh", Bộ trưởng Bộ Y tế nêu.

Phải tiêm phủ tất cả mũi 1 mới tiến hành tiêm mũi 3

Chú thích ảnh
Thành viên Chính phủ và đại biểu Quốc hội dự phiên chất vấn. Ảnh: TTXVN

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về việc phân bổ vaccine cho các địa phương trên cả nước, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế phân bổ vaccine dựa trên Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ, trong đó, có địa bàn ưu tiên trọng điểm và đối tượng ưu tiên. Bộ Y tế tập trung phân bổ cho các tỉnh, thành phố có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; những địa phương có nguy cơ rất cao, đông khu công nghiệp, là đầu tàu kinh tế, đầu mối giao thông, mật độ dân cư đông. Nghị quyết 21/NQ-CP quy định cụ thể về các đối tượng ưu tiên sử dụng vaccine. Trên cơ sở đó, trong thời gian qua, Bộ Y tế cũng đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương phân bổ vaccine.

Về chiến lược tiêm chủng, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh việc triển khai bài bản, từng cấp độ, tập trung cho những đối tượng ưu tiên; tiếp đó là đối tượng người cao tuổi. Nghị quyết 128/NQ-CP quy định rất rõ, trong tháng 10, các địa phương phải tiêm phủ cho đối tượng trên 65 tuổi, đến tháng 11 phải tiêm phủ đối tượng trên 50 tuổi. Đây là đối tượng có nhiều rủi ro nhất.

Bên cạnh đó, một số địa phương đã bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. Trong 2 tuần đầu của tháng 11, Bộ Y tế triển khai một số địa bàn trọng điểm và trong tháng 11, triển khai tiêm cho trẻ em trên địa bàn toàn quốc trên nguyên tắc "tuổi cao tiêm trước, tuổi thấp tiêm sau".

Liên quan đến câu hỏi tiêm vaccine mũi 3, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu, hiện nay Bộ Y tế mới lập kế hoạch tiêm mũi 3 và chưa triển khai. Dự kiến triển khai tiêm vào cuối tháng cuối tháng 12/2021. Quan điểm lớn nhất, chúng ta phải tiêm phủ rất nhanh mũi 1 cho tất cả các địa phương và trong 2 tuần đầu tháng 11, Bộ Y tế sẽ tiêm phủ tất cả mũi 1 cho tất cả các địa phương, sau đó tiêm trả mũi 2, khi đó mới tiêm mũi 3. Mũi 3 sẽ tiêm cho các đối tượng ưu tiên khác như người cao tuổi, người có bệnh nền.

Về vấn đề về tách bạch giữa quản lý kinh tế với chuyên môn đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong các quy định cũng như vấn đề bổ nhiệm đối với cán bộ trong quản lý đối với các bệnh viện, trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi. Đối với các bệnh viện, Bộ Y tế đề nghị có một người quản lý kinh tế, phải có chuyên ngành về kinh tế, tài chính, có thể là kế toán. Trong thời gian qua, một số các đơn vị cũng đã triển khai vấn đề này.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp), Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, trong thời gian tới, vấn đề về quản lý ngành được minh bạch hơn, rõ ràng hơn và nhất là đối với vấn đề quản lý tài chính với các cơ sở y tế công lập.

Kiều bào ở Anh, Pháp hỗ trợ tiền mặt, trang thiết bị y tế cho công tác chống dịch COVID-19 trong nước Kiều bào ở Anh, Pháp hỗ trợ tiền mặt, trang thiết bị y tế cho công tác chống dịch COVID-19 trong nước
Ngày 6/11, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài đã diễn ra Lễ bàn giao thiết bị, vật tư y tế và kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 được kiều bào Anh, Pháp ủng hộ trong chuyến công tác châu Âu của đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam.
CZ Slovakia a.s tặng thiết bị y tế trị giá 200.000 USD hỗ trợ TP.HCM phòng, chống dịch COVID-19 CZ Slovakia a.s tặng thiết bị y tế trị giá 200.000 USD hỗ trợ TP.HCM phòng, chống dịch COVID-19
Ngày 2/11, tại TP.HCM đã diễn ra lễ trao tặng thiết bị y tế do tập đoàn CZ Slovakia a.s tài trợ cho Sở Y tế TP.HCM nhằm giúp thành phố phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Thúc đẩy tiến độ cấp phép hồ sơ liên quan đến vaccine, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế Thúc đẩy tiến độ cấp phép hồ sơ liên quan đến vaccine, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp rà soát, thúc đẩy tiến độ thực hiện việc xem xét, cấp phép theo quy định đối với hồ sơ liên quan đến vaccine, thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế; bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy trình, thủ tục và tiến độ đáp ứng yêu cầu thực tế phòng chống dịch.
Theo Báo Tin Tức/TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Võ Văn Thưởng.
Luật Xuất nhập cảnh: Nâng thời hạn thị thực điện tử lên 3 tháng

Luật Xuất nhập cảnh: Nâng thời hạn thị thực điện tử lên 3 tháng

Dự thảo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi) sẽ nâng thời hạn của thị thực điện tử từ 30 ngày lên 3 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần.
Ban hành nghị quyết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

Ban hành nghị quyết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

Nghị quyết số: 76/2022/QH15 kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký quyết định ban hành.

Các tin bài khác

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone từ trần

Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone từ trần

Được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
Tổng thống Brazil kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam

Tổng thống Brazil kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam

Chiều 29/3, Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27-29/3/2025.
Động lực mới cho hợp tác thực chất Việt Nam - Bỉ

Động lực mới cho hợp tác thực chất Việt Nam - Bỉ

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Nhà Vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 - 4/4/2025. Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Hoàng gia Bỉ tới Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973.

Đọc nhiều

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào viếng Đại tướng Khamtay Siphandone

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào viếng Đại tướng Khamtay Siphandone

Ngày 4/4 tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tới Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam viếng và ghi sổ tang tưởng niệm Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Tìm "kênh' xuất khẩu hàng hóa tới Đông Nam Á qua Kiều bào

Tìm "kênh' xuất khẩu hàng hóa tới Đông Nam Á qua Kiều bào

Sáng 3/4, tại tỉnh Savannakhet (Lào), Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM tổ chức Hội nghị “Hoạt động phát triển các kênh phân phối hàng hóa TP.HCM với các nước trong khu vực Đông Nam Á thông qua Hội doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài".
Hội đồng Anh muốn tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học tại Cần Thơ

Hội đồng Anh muốn tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học tại Cần Thơ

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thị Ngọc Điệp cùng lãnh đạo các sở, ngành hữu quan vừa có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội đồng Anh tại Việt Nam, do ông James Shipton - Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam - làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại thành phố Cần Thơ.
Việt kiều về  Giỗ Tổ và tìm cơ hội đầu tư tại Phú Thọ, Tuyên Quang

Việt kiều về Giỗ Tổ và tìm cơ hội đầu tư tại Phú Thọ, Tuyên Quang

Đoàn 50 kiều bào từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ vừa tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Ngày 1 và 2/4, đoàn kiểm tra Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đến kiểm tra tháng đầu huấn luyện tại các đơn vị trực thuộc Vùng đóng quân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Ngày 22/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Tiểu đoàn 563, Vùng 5 Hải quân tổ chức tham quan, học tập tại Di tích Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc (gọi tắt là Trại giam Phú Quốc). Hoạt động có sự tham gia của hàng trăm chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại đơn vị.
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Phiên bản di động