Đảm bảo an ninh lương thực ở châu Á-Thái Bình Dương
Cần hành động khẩn trương để giải quyết an ninh lương thực An ninh lương thực đang bị thách thức trầm trọng do hậu quả của dịch bệnh, thiên tai và xung đột. Cần xây dựng hệ thống thực phẩm bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. |
Việt Nam nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và mất an ninh lương thực Ngày 14/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Hội đồng Bảo an (HĐBA) tiếp tục phiên thảo luận mở cấp cao về “Tác động của biến đổi khí hậu và tình trạng mất an ninh lương thực đối với việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế” dưới sự chủ trì của Tổng thống Cộng hoà Guyana, nước Chủ tịch HĐBA tháng 2/2024, với sự tham dự và phát biểu của đại diện gần 90 nước, Tổng Thư ký LHQ và lãnh đạo một số tổ chức quốc tế liên quan. |
Hội nghị có sự tham gia của các bộ trưởng nông nghiệp và các quan chức cấp cao đến từ 46 quốc gia thành viên trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cuộc họp nhằm giải quyết các thách thức về an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và phát triển nông thôn, đồng thời tập trung vào các hộ sản xuất nhỏ và nông dân gia đình.
Tăng cường sản xuất lương thực |
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một bức tranh năng động của các nền kinh tế, một số đang chuyển đổi từ tình trạng kém phát triển sang thu nhập trung bình. Tuy nhiên, tiến bộ không đồng đều và hơn 371 triệu người vẫn phải vật lộn với nạn đói nghèo. Sự bất bình đẳng vẫn tồn tại trong và giữa các quốc gia, giữa các giới tính, ở khu vực thành thị và nông thôn. Bối cảnh phức tạp này tạo thành nền tảng của APRC, nơi khoa học, đổi mới và công nghệ mới đang được tận dụng để cải thiện hệ thống nông nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên, hỗ trợ chuyển đổi nông thôn và hỗ trợ các Quốc gia Đảo nhỏ đang phát triển (SIDS).
Mục tiêu của hội nghị APRC là vạch ra lộ trình hướng tới sự phục hồi hoàn toàn sau đại dịch, củng cố các cách thức để xây dựng lại và chuyển đổi hệ thống nông sản thực phẩm của khu vực. Những hoạt động này thông qua việc sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Khám phá cách khoa học, đổi mới và công nghệ có thể biến đổi hệ thống nông nghiệp và đóng góp cho tương lai bền vững cho khu vực.
Khi Văn phòng FAO tại châu Á-Thái Bình Dương nỗ lực hướng tới tăng cường sản xuất, dinh dưỡng, bền vững môi trường và chất lượng cuộc sống, vai trò của khoa học, đổi mới và công nghệ là không thể phủ nhận. Những công cụ này rất cần thiết trong việc cải thiện hệ thống nông nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên và hỗ trợ chuyển đổi nông thôn.
Ông Jong-Jin Kim - Trợ lý Tổng Giám đốc và Đại diện FAO khu vực châu Á-Thái Bình Dương |
Ông Jong-Jin Kim - Trợ lý Tổng Giám đốc và Đại diện FAO khu vực châu Á-Thái Bình Dương - cho biết: “Khoa học và đổi mới mang lại những cơ hội chưa từng có để chuyển đổi hệ thống thực phẩm nông nghiệp của chúng ta và xây dựng một tương lai bền vững, kiên cường và toàn diện hơn. APRC là một không gian quan trọng để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và các phương pháp thực hành tốt nhất cũng như thúc đẩy quan hệ đối tác để giải quyết những thách thức phức tạp mà chúng ta gặp phải".
Mặt khác, nông nghiệp gia đình là nền tảng của nông nghiệp ở châu Á-Thái Bình Dương và APRC sẽ tổ chức một cuộc thảo luận chuyên sâu về tương lai của nền nông nghiệp này. Mục tiêu là khám phá cách các hộ sản xuất nhỏ và nông dân gia đình có thể được hỗ trợ tốt hơn để góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững trong khu vực.
Ông Jong-Jin Kim giải thích: “Các gia đình nông dân là những người quản lý đất, nước và đa dạng sinh học. Kiến thức, kỹ năng và sự cống hiến của họ là cần thiết để đạt được tầm nhìn chung của chúng ta về một thế giới không có nạn đói và suy dinh dưỡng. APRC là cơ hội để ghi nhận và tôn vinh vai trò quan trọng của họ cũng như cam kết đầu tư vào thành công của họ".
Nhật Bản: Khả năng tự cung cấp lương thực gần mức thấp kỷ lục Tỷ lệ tự cung cấp lương thực của Nhật Bản tính theo lượng calo ở mức 38% trong năm tài chính 2022 không thay đổi so với năm trước đó nhưng vẫn gần mức thấp kỷ lục, gây áp lực đối với an ninh lương thực của đất nước, Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản vừa cho biết. Tỷ lệ 38% của năm tài khóa 2022 gần với mức thấp kỷ lục 37% năm tài khóa 2020. |
Việt Nam hỗ trợ châu Phi giải bài toán an ninh lương thực Dù chỉ chiếm khoảng 2-5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu, nhưng châu Phi phải gánh chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có khủng hoảng lương thực. Bên cạnh các hoạt động hợp tác song phương về xuất khẩu lúa gạo, Việt Nam còn chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao kiến thức sản xuất nông nghiệp cho nhiều nước châu Phi, góp phần hỗ trợ giải quyết “cơn đau đầu” về lương thực của khu vực này. |