Đắk Lắk: Ấn tượng sắc màu thổ cẩm Tây Nguyên
Chương trình được tổ chức tại thác Dray Nur (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk), nơi được ví như ngọn thác huyền thoại của dòng sông Serepok. Trong khung cảnh hùng vĩ, nên thơ, người xem như được trở về thời kỳ xa xưa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thông qua bộ sưu tập thời trang thổ cẩm của các nhà thiết kế Lê Kyo, Công Huân, Cao Duy, Trung Beret, Nguyễn Thúy, Minh Hạnh…
Nhiều tiết mục nghệ thuật độc đáo tại chương trình. (Ảnh: Báo Tin tức) |
Những tà áo dài và các mẫu trang phục được thiết kế trên nền vải thổ cẩm do hơn 200 diễn viên, ca sĩ, người mẫu, nghệ sĩ múa, nghệ nhân người dân tộc thiểu số… đến từ thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đắk Lắk trình diễn đã thể hiện rõ nét vẻ đẹp của văn hóa thổ cẩm, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.
Nhiều tiết mục nghệ thuật độc đáo tại chương trình. (Ảnh: Báo Nhân dân) |
Nhắc đến bản sắc văn hóa Tây Nguyên, không thể không nhắc đến những lễ hội gắn liền với cồng chiêng và vẻ đẹp của những gam màu thổ cẩm bởi đây là những điểm nhấn văn hóa đặc trưng. Thổ cẩm rất đỗi quen thuộc với cuộc sống thường ngày của người Gia Rai, Ba Na, Xê Đăng… Bằng đôi bàn tay khéo léo, cùng với óc sáng tạo phong phú, tích lũy và trao truyền qua nhiều đời, những người phụ nữ Tây Nguyên đã khắc họa nên những họa tiết, hoa văn thổ cẩm vô cùng phong phú, gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Nhiều tiết mục nghệ thuật độc đáo tại chương trình. (Ảnh: Báo Tin tức) |
Thông qua chương trình “Ban Mê ơi!”, đồng chí H’Kim Hoa Byăh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk mong muốn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa đồng thời xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc đang sinh sống trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ.
“Ban Tổ chức hy vọng về lâu dài sẽ tiếp tục có những ý tưởng đa dạng, phong phú tạo nên chương trình quảng bá, biểu diễn, tôn vinh không chỉ nghề dệt thổ cẩm mà còn tôn vinh những nét văn hóa đặc sắc khác của các dân tộc ở Tây Nguyên” - bà H’Kim Hoa Byăh cho biết.
Gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm của người Tày Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố danh mục 12 Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, trong đó có nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người Tày. |
Người tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm dân tộc Dao Bằng tình yêu với nghề truyền thống dân tộc, chị Tướng Thị Lý (thôn Xuân Đức, xã Hùng Đức, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) ngày ngày cần mẫn sáng tạo nên những sản phẩm thổ cẩm nhiều màu sắc, với mong muốn không chỉ “giữ hồn” giá trị văn hóa của trang phục truyền thống, mà còn góp phần làm nên sức sống cho những sắc màu thổ cẩm, để dòng chảy của những giá trị văn hóa dân tộc Dao mãi được nối dài. |