Đại sứ Phan Chí Thành: Tăng tốc sứ mệnh "Ba kết nối" Việt Nam-Thái Lan
Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan hỗ trợ kết nối tỉnh Chiang Mai với các địa phương Việt Nam Đây là phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành tại buổi làm việc với ông Nirat Phongsittithaworn, Tỉnh trưởng tỉnh Chiang Mai (Thái Lan) vào ngày 22/3. Hai bên đã thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác địa phương hai nước trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại, kinh tế, du lịch, văn hóa, giáo dục và giao lưu nhân dân. |
Phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp lĩnh vực dân sự Việt Nam - Thái Lan Hiệp định có hiệu lực sẽ tạo cơ sở pháp lý bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức ở hai nước; tăng cường quan hệ dân sự, thương mại, kinh tế song phương Việt Nam-Thái Lan. |
Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành. (Ảnh: ND) |
Đại sứ đánh giá thế nào về sự phát triển quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong thời gian qua, ở cấp độ song phương và trong khuôn khổ đa phương như ASEAN?
Trong thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan ngày càng phát triển tốt đẹp về hợp tác song phương cũng như các cơ chế đa phương của khu vực.
Về hợp tác song phương, quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam-Thái Lan phát triển rất tốt đẹp trên hầu hết tất cả các lĩnh vực từ chính trị-đối ngoại, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương…
Chuyến thăm chính thức tới Thái Lan của Chủ tịch nước Việt Nam và dự Hội nghị APEC theo lời mời của Thủ tướng Thái Lan vào tháng 11/2022 là một cột mốc mới trong quan hệ giữa hai nước.
Đây là chuyến thăm chính thức của người đứng đầu nhà nước Việt Nam đến Vương quốc Thái Lan sau 24 năm kể từ chuyến thăm của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương vào năm 1998 và gần 10 năm sau chuyến thăm chính thức Thái Lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2013.
Chuyến thăm là dấu mốc mới trong quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng hữu nghị chung dòng sông Mekong, cùng là thành viên ASEAN. Hai bên đã ra tuyên bố chung về chuyến thăm của Chủ tịch nước và lãnh đạo hai nước đã chứng kiến lễ ký kết 5 văn kiện hợp tác trong đó có Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường giai đoạn 2022-2027. Lãnh đạo hai nước nhất trí tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường giữa Thái Lan và Việt Nam thông qua chiến lược "Ba kết nối".
Đại sứ Phan Chí Thành và Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai, tháng 5/2023. (Nguồn: ĐSQ VN tại Thái Lan) |
Hai bên duy trì các cơ chế hợp tác song phương quan trọng như Kỳ họp lần thứ 4 Ủy ban hỗn hợp thương mại Việt Nam-Thái Lan được tổ chức tại Thái Lan (4/2022); Tham khảo Chính trị Việt Nam-Thái Lan cấp Thứ trưởng lần thứ 9 tổ chức tại Việt Nam (6/2023).
Bên cạnh đó, hai bên tiếp tục duy trì trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp nhằm củng cố, tăng cường mối quan hệ và tin cậy chính trị cao giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước. Đây chính là nền tảng vững chắc, quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ chính trị giữa hai nước ngày càng sâu sắc, tin cậy ở tất cả các cấp, trên tất cả các kênh Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, doanh nghiệp và nhân dân.
Một số chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao có thể kể đến như chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam tới Thái Lan như đã đề cập ở trên và các cuộc tiếp xúc cấp cao bên lề các hội nghị đa phương như Thủ tướng hai nước gặp nhau bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN tại Campuchia (tháng 11/2023); Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu và kết hợp thăm, làm việc tại Thái Lan (tháng 6/2022); Chủ tịch Quốc hội hai nước gặp nhau bên lề AIPA 43 (tháng 11/2022) tại Campuchia và mới nhất là tại AIPA 44 tại Indonesia (7/8/2023).
Nhân dịp hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, hai nước tiếp tục triển khai các hoạt động trao đổi đoàn các cấp, bộ, ngành, địa phương và một số hoạt động có ý nghĩa trong năm kỷ niệm này. Trong tổng thể hợp tác toàn diện, hợp tác kinh tế có những thành tựu nổi bật, chiếm vị trí trụ cột, và là điểm sáng trong quan hệ song phương. Thái Lan và Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của nhau. Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN trong hai năm trở lại đây, với kim ngạch hai chiều năm 2021 và năm 2022 lần lượt đạt xấp xỉ 19,5 tỷ USD và 21 tỷ USD.
Về hợp tác đa phương, hai bên tiếp tục phối hợp lập trường trong một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhất là việc phát huy vai trò trung tâm của ASEAN về vấn đề Biển Đông và trong việc hỗ trợ Myanmar vượt qua thách thức hiện nay nhằm thúc đẩy triển khai đồng thuận 5 điểm của các nhà lãnh đạo ASEAN. Bên cạnh đó, hai bên tích cực phối hợp tham vấn, ủng hộ lẫn nhau tại các cơ chế đa phương như ASEAN và hợp tác Tiểu vùng sông Mekong.
Đại sứ Phan Chí Thành (thứ ba, từ trái) tham dự Lễ kỷ niệm 56 năm thành lập ASEAN, ngày 7/8 tại Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: ND) |
Chiến lược “Ba kết nối” nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Thái Lan đã và đang được hai bên triển khai. Đại sứ có thể chia sẻ thêm về các hoạt động của Đại sứ quán (ĐSQ) trong thời gian tới?
Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam-Thái Lan đang phát triển rất tích cực, quy mô ngày càng mở rộng, tăng trưởng đều qua các năm bất chấp nhiều thách thức do đại dịch Covid-19.
Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2021 đạt 19,5 tỷ USD, năm 2022 đạt 21,56 tỷ USD tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021. Với đà này, kim ngạch thương mại sẽ sớm đạt mục tiêu 25 tỷ USD trong thời gian tới như thống nhất của lãnh đạo hai nước.
Chiến lược "Ba kết nối" gồm: kết nối chuỗi cung ứng các ngành công nghiệp hỗ trợ lẫn nhau; kết nối nền kinh tế cơ sở, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ với địa phương; kết nối chiến lược phát triển bền vững giữa các chính sách kinh tế sinh học - kinh tế tuần hoàn - kinh tế xanh của Thái Lan và chiến lược phát triển xanh của Việt Nam.
Gần đây, Việt Nam ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo, trong đó tập trung vào khuyến khích phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, nhất là nguồn điện gió, điện mặt trời, sinh khối… Đây cũng là vấn đề mà các nhà đầu tư Thái Lan rất quan tâm và nhận thấy cơ hội đầu tư lớn. Hiện các doanh nghiệp Thái Lan đang chờ chính sách xây dựng khung giá phát điện mặt trời, điện gió cũng như thực hiện các điều khoản trong hợp đồng mua bán điện để tiếp tục đàm phán.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, đặc biệt là hợp tác thương mại giữa hai nước là một trong những trọng tâm và là ưu tiên hàng đầu trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế của ĐSQ Việt Nam tại Thái Lan.
Thời gian qua, ĐSQ tích cực, chủ động tổ chức thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thương mại hai chiều, tập trung kết nối trực tiếp doanh nghiệp-địa phương, doanh nghiệp-doanh nghiệp, không những nhằm mục tiêu đóng góp thúc đẩy kim ngạch thương mại đạt 25 tỷ USD vào 2025 mà còn góp phần thu hẹp chênh lệch cán cân thương mại hiện nay đang nghiêng nhiều về phía Thái Lan.
Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đã triển khai của ĐSQ tại Thái Lan trong 6 tháng đầu năm 2023 được lãnh đạo hai bên đánh giá cao, mang giá trị thiết thực, kịp thời và hiệu quả, phù hợp với định hướng xuất khẩu, tập trung vào các mặt hàng chủ chốt (nông sản, thực phẩm, đồ uống…) và các nhóm mặt hàng theo mô hình Tăng trưởng xanh - Kinh tế xanh - Kinh tế tuần hoàn là trọng tâm xúc tiến thương mại quốc gia.
Các hoạt động thúc đẩy thương mại góp phần giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thành công thị trường Thái Lan, nhiều doanh nghiệp thành viên Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam tại Thái Lan được đối tác ký kết tại nhiều diễn đàn, hội nghị. Các hoạt động tăng cường kết nối kinh tế giữa các đối tác tập đoàn kinh tế lớn của Thái Lan và địa phương luôn đạt được các kết quả thực chất, hiệu quả.
Bên cạnh đó, ĐSQ chủ động làm việc với các tập đoàn lớn Thái Lan để trao đổi về các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam sang Thái Lan, đưa một số sản phẩm sang tiêu thụ tại hệ thống siêu thị lớn ở Thái Lan.
Trong thời gian tới, hai bên cần đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức về nội hàm “Ba kết nối” cho các cơ quan, bộ, ngành, doanh nghiệp và người dân hai nước. ĐSQ sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động trụ cột gồm nỗ lực giải quyết các vấn đề điểm nghẽn trong hợp tác thương mại, đặc biệt là xuất khẩu nông sản Việt Nam.
ĐSQ tiến hành nhiều cuộc làm việc với các lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan, thúc đẩy phía Thái Lan triển khai các nội dung nông nghiệp đạt được tại Biên bản Kỳ họp lần thứ 4 Ủy ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam-Thái Lan (ký tháng 4/2022), kiên trì vận động các cơ quan phía Thái Lan mở cửa đối với hàng hóa Việt Nam, trước mắt là hàng nông sản.
Quán triệt phương châm công tác ngoại giao kinh tế lấy doanh nghiệp, địa phương làm trung tâm phục vụ, thời gian tới, ĐSQ tiếp tục triển khai một cách chủ động, sáng tạo và hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, truyền thông, góp phần phát triển hơn quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Thái Lan nói chung và chiến lược “Ba kết nối” nói riêng.
Tại Trung tâm thương mại CentralwOrld (Bangkok, Thái Lan), tập đoàn Central Retail, một thành viên của Central Group Thái Lan giới thiệu trái vải thiều Lục Ngạn chính vụ của Việt Nam tới người tiêu dùng Thái Lan tháng 7/2023. (Ảnh: ND) |
Thời gian qua, hợp tác địa phương được hai bên triển khai tích cực bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực. Đại sứ có thể cho biết vai trò của kết nối địa phương trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư song phương?
Thời gian qua, ĐSQ triển khai công việc trên tinh thần quán triệt phương châm lấy doanh nghiệp, địa phương làm trung tâm phục vụ của công tác ngoại giao kinh tế. Như đã chia sẻ ở trên, mối quan hệ và tin cậy chính trị cao giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước làm nền tảng để thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác, trong đó có vai trò của hợp tác địa phương nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Thực tế cho thấy, hợp tác địa phương đã diễn ra rất sôi động với vai trò cầu nối, hỗ trợ, kết nối tích cực của ĐSQ Việt Nam tại Thái Lan, góp phần khẳng định nền tảng quan hệ vững chắc, sự đan xen hài hòa về lợi ích giữa hai nước nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ giữa hai nước.
Ngay sau đại dịch Covid-19 kết thúc, hai nước mở cửa trở lại, trao đổi đoàn, hợp tác giữa các địa phương đã tăng mạnh. Theo đó, các tỉnh, thành phố, địa phương hai nước đã triển khai việc trao đổi đoàn lãnh đạo và doanh nghiệp thăm, làm việc cũng như tìm hiểu các cơ hội hợp tác đối với các địa phương chưa ký kết biên bản ghi nhớ (MOU), trong đó có thúc đẩy hợp tác, kết nối kinh tế giữa vùng Đông Bắc Thái Lan và các tỉnh thuộc miền Trung của Việt Nam; triển khai các hoạt động hợp tác đối với các cặp địa phương kết nghĩa như tổ chức xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch (đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Hòa Bình, Đồng Nai, Đồng Tháp, Đắk Lắk, Bạc Liêu).
Ở chiều ngược lại có các đoàn của Thái Lan, trong đó có đoàn tỉnh Phuket thăm, làm việc tại các thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu cơ hội hợp tác, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch. ĐSQ đã tổ chức nhiều chuyến công tác tới các địa phương Thái Lan nhằm trao đổi các biện pháp thúc đẩy, kết nối hợp tác giữa địa phương hai nước. Tới thời điểm hiện tại, Việt Nam và Thái Lan có 19 cặp địa phương ký quan hệ kết nghĩa. Hiện hai bên vẫn tiếp tục thúc đẩy kết nghĩa trong thời gian tới (Udon Thani-Thái Nguyên, Quảng Trị-Ubon Ratchathani).
Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan tiếp và làm việc với đoàn doanh nghiệp Đắk Lắk sang thăm Thái Lan tháng 5/2023. (Ảnh: ND) |
Đại sứ có thể chia sẻ những điểm mới trong lĩnh vực hợp tác văn hóa, giáo dục để gắn kết hơn nữa người dân hai nước - những thành viên trong “mái nhà chung” ASEAN?
Việc hợp tác văn hóa, giáo dục giữa Việt Nam và Thái Lan đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây. Hai nước cùng nhau tổ chức nhiều chương trình trao đổi sinh viên, giáo viên và nhà nghiên cứu, giúp tăng cường sự hợp tác và hiểu biết giữa các cộng đồng giáo dục trong khu vực.
Ngoài ra, các tổ chức, trường học và các doanh nghiêp ở Việt Nam và Thái Lan đã hợp tác để phát triển các chương trình giáo dục chung, cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hơn. Các chương trình đào tạo này không chỉ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong khu vực mà còn giúp các sinh viên, học viên phát triển kỹ năng và kiến thức phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường lao động.
Việc hợp tác giáo dục trong khuôn khổ các cơ chế đa phương như ASEAN, Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO), APEC và ASEM cũng được chú trọng và đẩy mạnh, để tạo ra những cơ hội phát triển giáo dục chung và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hơn trong khu vực. Đặc biệt, các hoạt động nghiên cứu học thuật được đẩy mạnh, trên cơ sở tận dụng lợi thế gần gũi về địa lý và tương đồng về văn hóa giữa hai quốc gia.
Trong lĩnh vực văn hóa, hoạt động hợp tác, giao lưu, trao đổi đoàn diễn ra thường xuyên tốt đẹp, giúp người dân mỗi nước có điều kiện tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, đất nước, con người của nhau, góp phần tăng cường sự hiểu biết, tin cậy, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Hai bên phối hợp triển khai nhiều hoạt động, điển hình như Những ngày văn hóa Thái Lan tại Việt Nam; Những ngày văn hóa Việt Nam tại Thái Lan; phát hành tem chung, tổ chức Tuần lễ chiếu phim, trao đổi các đoàn biểu diễn nghệ thuật nhân dịp các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm quan hệ hai nước; trao đổi các đoàn học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn di sản... Tại kỳ họp lần thứ 4 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương Thái Lan-Việt Nam (tháng 11/2021), hai bên ký kết Bản ghi nhớ trao đổi văn hóa giữa Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa Thái Lan giai đoạn 2021-2026.
ĐSQ Việt Nam tại Thái Lan thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước và cơ quan chức năng của Việt Nam trong việc quản lý và phối hợp phát huy giá trị Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại 3 tỉnh Udon Thani, Nakhon Phanom và Phì Chịt, góp phần thực hiện đề án “Tôn vinh chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài”.
Sinh khí mới cho quan hệ Việt Nam - Thái Lan và sự tham gia của Việt Nam vào diễn đàn APEC Trước thềm chuyến thăm chính thức Thái Lan và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 16-19/11, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành đã chia sẻ với báo chí những nội dung xoay quanh chuyến đi "2 trong 1" này. |
Doanh nghiệp ba nước Thái Lan - Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác đầu tư Ngày 28/11, Diễn đàn Doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam - Lào năm 2022 do Hiệp hội Doanh nhân Thái - Việt Nam tổ chức đã khai mạc tại Thái Lan. Diễn đàn là nơi diễn ra các hoạt động triển lãm sản phẩm, xúc tiến thương mại, trao đổi công nghệ nhằm tăng cường giao thương, trao đổi, kết nối và hình thành mạng lưới giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Thái Lan và Lào. Đây cũng là cơ hội để các địa phương, doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam quảng bá tiềm năng đầu tư, kinh doanh với các doanh nghiệp kiều bào; thúc đẩy công tác đưa hàng Việt Nam ra nước ngoài. |