Cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La: Bị cáo bị ép ghi lời khai
Theo cáo trạng, ông Trần Xuân Yến (cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT) là tổ trưởng tổ xử lý bài thi trắc nghiệm, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên và chịu trách nhiệm về kết quả chấm thi trắc nghiệm.
Tuy nhiên, ông này đã làm trái nhiệm vụ được giao, nhận thông tin của 13 thí sinh chuyển cho bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu chuyên viên Phòng khảo thí) để sửa bài thi, nâng điểm cho các thí sinh.
Cũng theo cáo trạng, bị cáo Yến đã đồng thuận cho phép các bị cáo Nga, Cầm Bun Sọn (cựu Phó trưởng Phòng Chính trị, Sở GD&ĐT), Đặng Văn Thủy (cựu Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu) rút bài thi, sửa nâng điểm.
Bị cáo Trần Xuân Yến tại toà |
Dù không trực tiếp tham gia việc sửa bài thi, nhưng bị cáo Yến đã tạo điều kiện để các bị cáo khác dễ dàng thực hiện việc rút, sửa bài nâng điểm và quét lại bài thi trong các ngày 29, 30/6/2018 và ngày 1,3/7/2018.
Khi bị thanh tra, kiểm tra, ông Yến chỉ đạo bà Nga che giấu hành vi phạm tội bằng cách xóa dữ liệu trên máy tính.
Tuy nhiên, trả lời thẩm vấn của luật sư tại toà chiều 17/10, bị cáo Yến bất ngờ cho biết mình bị ép cung. Ông này khai rằng tinh thần đã bị khủng hoảng do được mời đến làm việc, bị giữ lại 3 ngày đêm.
Trong một số biên bản, có một số nội dung ghi không đúng với lời khai của bị cáo. Một số bản tự khai, bị cáo bị ép ghi theo tài liệu do cơ quan công an cung cấp. Đó không phải là ý chí của bị cáo - cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La khai trước toà.
Cơ quan ANĐT đọc lệnh khởi tố đối với ông Trần Xuân Yến. Ảnh: Bộ Công an. |
Đáng chú ý, theo lời khai của bị cáo Yến, điều tra viên đã can thiệp vào bản tự khai của bị cáo. Cụ thể, trong bản tự khai bị cáo ghi rõ "nội dung dưới đây bị ép do bên CQĐT cung cấp". Sau đó, điều tra viên yêu cầu xóa đi, buộc bị cáo thay từ "ép" thành từ "chép".
Bị cáo Yến cũng phủ nhận lời khai trước đó của bị cáo Nga rằng trước kỳ thi ông Yến có trao đổi với bà nga về việc làm thế nào khi được nhờ nâng sửa điểm. Theo ông Yến, ông chỉ hỏi: Thủ trưởng có nhờ xem điểm cho một số thí sinh thì làm thế nào?
Theo lời khai của ông Yến, ông này có đưa cho bà Nga danh sách thí sinh mà thủ trưởng nhờ xem điểm, không chỉ đạo bà Nga nâng điểm, sửa điểm và cũng không bàn bạc, nói chuyện với ai khác về việc nâng điểm.
Khẳng định mình chỉ làm đúng văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, bị cáo Yến cho rằng không có quy định nào buộc phải niêm phong ngay sau khi quét bài thi.
Xem thêm:
Hoãn phiên tòa xử vụ gian lận điểm thi ở Sơn La do nhân chứng là lãnh đạo vắng mặt Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 ở Sơn La sẽ hoãn do nhiều người vắng ... |
Ngày 16/9 xét xử vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 tại Sơn La Ngày 16/9 tới, TAND tỉnh Sơn La sẽ mở phiên xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ gian lận điểm thi THPT 2018 về ... |
Phó chủ tịch tỉnh Sơn La bị kỷ luật về gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 Ông Phạm Văn Thủy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia 2018 nhận quyết định kỷ ... |
Sau bê bối gian lận điểm thi, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT Quốc gia tại Hà Giang, Sơn La giảm gần 20% Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Giang và Sở GD&ĐT Sơn La, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2019 đều giảm ... |
Giá sửa điểm thi THPT 2018 tại Sơn La lên tới 500 triệu đồng Phó phòng khảo thí tỉnh Sơn La nhận một tỷ đồng để nâng điểm các môn thi THPT quốc gia 2018 cho hai thí sinh. |
Gian lận điểm thi ở Sơn La: Truy tố 8 bị can Viện KSND tỉnh Sơn La vừa ban hành cáo trạng truy tố 8 bị can trong vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 ... |